Giáo án môn Âm nhạc Lớp 3 - Chương trình cả năm - Năm học 2018-2019

 ÂM NHẠC

 Tiết 1- sáng: ( Lớp 3C)

 Học bài hát: Quốc ca Việt Nam

 Nhạc và lời: Văn Cao

I. Mục tiêu:

- Học sinh hát thuộc lời và giai điệu bài hát, biết đây là bài hát do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác.

- Hát đúng nhịp hành tiến của bài hát, giọng hát to rõ lời, khỏa khỏe khoắn nghiêm trang.

- Giáo dục HS có ý thức nghiêm trang ngay ngắn khi chào cờ và hát quốc ca.

II.Đồ dùng dạy học:

1.Giáo viên: Đàn đệm, nhạc cụ gõ, lời và nhạc đư¬ợc in phô tô khổ Ao

2. Học sinh: Tập bài hát, vở ghi.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

1.Khởi động tiết học: Trò chơi hít thở

2. Kiểm tra bài cũ: Vào buổi sáng thứ hai đầu tuần các em đứng chào cờ và hát bài gì?

3. Bài mới:

* Giới thiệu: Bài hát Tiến quân ca do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác năm 1944- với khí thế hào hùng của toàn dân tộc. Bài hát đã chính thức trở thành Quốc ca Việt Nam năm 1945. Từ đó đến nay là bài hát dưới cờ vào các buổi lễ. Khi đứng chào cờ và hát Quốc ca mọi người phải đứng nghiêm trang ngay ngắn.

 

doc69 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Âm nhạc Lớp 3 - Chương trình cả năm - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên)
Tiết 4- sáng: ( Lớp 3D) ( Giáo án giảng dạy như trên)
Ngày. tháng. Năm 2018
TỔ PHÓ TỔ CHUYÊN MÔN
..
. 
 Vũ Thị Khanh
BAN GIÁM HIỆU
.
 Lê Thị Bẩy
Tuần 16: Thứ sáu ngày 21 tháng 12 năm 2018
	 ÂM NHẠC
 Tiết 1- sáng: Lớp 3C
	 - Kể chuyện âm nhạc: Cá heo với âm nhạc
	 - Giới thiệu tên nốt nhạc qua trò chơi
I. Mục tiêu:
- HS nghe câu chuyện Cá heo với Âm nhạc,biết thêm về nhạc sĩ thiên tài người Nga: Trai coopxki, tập kể sơ lược nội dung câu chuyện.
- HS biết đọc tên một số nốt nhạc qua trò chơi, rèn kỹ năng nghe, đọc nhạc.
- Giáo dục HS biết bảo vệ các loài vật và càng yêu âm nhạc đặc biệt là nhạc cổ diển.
II. Đồ dùng dạy học: 
1. Giáo viên: Đàn đệm, nhạc cụ gõ, lời và nhạc được in phô tô phóng to.
2. Học sinh: Tập bài hát nhạc cụ gõ.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 5 phút: HS hát bài " Gà gáy"
2. Bài mới: 	
Hoạt động của thầy
*Nội dung 1: Cá heo với âm nhạc
- Giáo viên chỉ định HS khá đọc chuyện 
- GV nhận xét - Kể lại chuyện 
- GV đặt câu hỏi tìm hiểu ND
1. Chuyện gì đã xảy ra với đàn cá heo?
2. Người ta đã làm gì để cứu đàn cá?
3. Kết quả ra sao?
4. Phương án nào đã giải cứu cho đàn cá heo.
 GV nhấn mạnh ý nghĩa giáo dục: 
- Con người biết yêu thương và bảo vệ các loài vật, âm nhạc không chỉ đem đến niềm vui hanh phúc cho con người mà loài vật cũng cảm nhận được cái hay cái đẹp của âm nhạc...
 ND 2: Giới thiệu tên nốt nhạc qua trò chơi.
- Để giới thiệu 7 nốt nhạc: Đô- Rê- Mi- Pha- Son- La- Si.
- GV sử dụng 2 trò chơi:
Trò chơi 1: Khuông nhạc bàn tay
- GV đưa mô hình khuông nhạc bàn tay lên bảng: giới thiệu lần lượt 7 nốt
- GV cho HS thực hành giơ bàn tay trái lên trước mặt đọc bài thơ: 
- Nhìn lên năm ngón bàn tay tựa như khuông nhạc nó thay năm dòng.
- Bàn tay mà học thật thông em đọc nốt nhạc thật không khó gì.
- Trên ngón trỏ phụ nốt Đồ, nằm dưới ngón út nốt Rê ngay kề.
- Này đây ngón út tên Mi, ngón Son đeo nhẫn ngón Si trên này.
- Bây giờ đọc đến kẽ Pha là kẽ thứ nhất kẽ La thứ nhì.
- Bạn ơi lại đây ta cùng đọc nhạc cho vui
Trò chơi 2: Tên tôi tên bạn.
- GV cho lần lượt 7 em HS lên bảng, mỗi em đôi một chiếc mũ có gắn tên nốt nhạc.
- Cách chơi: GV hỏi em là nốt gì? 
nốt Đồ trả lời: em là nốt Đồ- sau đó nốt Đồ hỏi nốt bên cạnh : Bạn là nốt gì?
3. Củng cố:
-HS nhắc lại nhạc sĩ Traicôpxki được sinh ra ở đâu? 
4. Dặn dò:
Hoạt động của trũ
- HS thực hành
- HS lắng nghe
- HS trả lòi
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS lắng nghe quan sát.
- HS thực hành trò chơi 1
- HS đọc
- HS đọc
- HS đọc
- HS đọc
- HS đọc
HS thực hành trò chơi 2
HS ghi nhớ hỏi và trả lời
đúng tiết tấu
Tiết 2- sáng: ( Lớp 3B) ( Giáo án giảng dạy như trên)
Tiết 3- sáng: ( Lớp 3A) ( Giáo án giảng dạy như trên)
Tiết 4- sáng: ( Lớp 3D) ( Giáo án giảng dạy như trên)
Ngày. tháng. Năm 2018
TỔ PHÓ TỔ CHUYÊN MÔN
..
. 
 Vũ Thị Khanh
BAN GIÁM HIỆU
.
 Lê Thị Bẩy
Tuần 17: Thứ sáu ngày 28 tháng 12 năm 2018
	 ÂM NHẠC
 Tiết 1- sáng: Lớp 3C
Học bài hát tự chọn: Mèo đi câu cá
	Nhạc và lời: Phạm Tuyên
I. Mục tiêu:
- Học sinh hát thuộc lời và giai điệu bài hát, biết đây là bài hát hay mà nhạc sĩ Phạm Tuyên viết cho thiếu nhi.
- Hát với sắc thái vui tươi, dí dỏm của bài hát, kết hợp gõ đệm theo tiết tấu.
- Giáo dục HS đức tính cần cù, chăm chỉ, tự lập, không ỷ lại trông chờ vào người khác. 
II. Đồ dùng dạy học: 
1. Giáo viên: Đàn đệm, nhạc cụ gõ, lời và nhạc được in phô tô phóng to.
2. Học sinh: Tập bài hát nhạc cụ gõ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Khởi động tiết học: (Hội đồng tự quản HS )
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
* Giới thiệu( GV kể thành 1 câu chuyện) Một ngày đẹp trời, có 2 anh em chú mèo rủ nhau đi câu cá. Họ vác cần câu đi lòng vòng hết bờ sông rồi đến bờ ao, nhưng chẳng con nào chịu bỏ cần câu xuống cả. Và thế là chuyện gì xảy ra... chúng ta cùng đến với ca khúc: Mèo đi câu cá cảu nhạc sĩ: Phạm Tuyên.
Hoạt động của thầy
*Hoạt động 1: Học hát
- Giáo viên hát mẫu kết hợp với đàn
- Hớng dẫn học sinh đọc lời ca
- Luyện thanh: theo tiếng mèo kêu
- Đồ - Rê - Mi- Pha - Son
- Mèo- meo- meo- meo- meo
- Giáo viên đàn giai điệu cả bài 1 lần
* Dạy hát từng câu theo nối móc xích:
- Câu 1: Meo meo..chú mèo.
- Câu 2: Rủ nhau... nắm cá.
- Ghép câu 1, 2 
- Câu 3: Mèo anh.. bước vòng.
- Câu 4: Mèo em... biết bao.
- Ghép câu 3, 4
- Câu 5: Meo meo... có cá.
- Câu 6: Mèo anh.. có gì.
- ghép câu 5, 6
- Câu 7: Meo meo... chú mèo.
- Câu 8: Ỷ lại ... có gì
- Ghép cả bài
- GV nhận xét, sửa sai.
- Chỉ định HS hát theo nhóm, cá nhân.
* Hoạt động 2:
- Đối tượng HS có năng khiếu
+ Hát thuộc lời và giai điệu kết hợp gõ đệm- lần 1 theo nhịp lần 2 theo tiết tấu
- Đối với HS TB:
+ Hát thuộc lời và giai điệu vỗ đệm theo nhịp
- Đối với HS còn hạn chế:
+ Hát tạm thuộc lời ca và giai điệu bài hát...
4. Củng cố: Học sinh nhắc lại tên bài hát, tác giả.
5. Dặn dò: Về nhà ôn tập, chuẩn bị 1 số động tác vận động.
Hoạt động của trò
- HS lắng nghe
- HS đọc lời ca
- HS luyện thanh
- HS lắng nghe
- HS học hát theo hướng dẫn
- Học hát câu 1
- Học hát câu 2
- ghép câu 1, 2
- Học hát câu 3
- Học hát câu 4
- ghép câu 3,4
- Học hát câu 5
- Học hát câu 6
- ghép câu 5, 6
- Học hát câu 7
- Học hát câu8
- ghép câu 7, 8
- HS ghép cả bài
- HS hát ôn theo nhóm
- HS thực hành
- HS thực hành
- HS thực hành
- HS nêu
Tiết 2- sáng: (Lớp 3B) 
 ( Giáo án giảng dạy như trên)
* Phần bổ sung:
- Tập chung nhiều phần gõ đệm theo nhịp
- Luyện cho các em HS cần cố gắng hát to, rõ lời.
Tiết 3- sáng: (Lớp 3A) 
 ( Giáo án giảng dạy như trên)
* Phần bổ sung:
- Tập chung nhiều phần gõ đệm theo phách
- Luyện cho các em HS cần cố gắng tự tin hát to, rõ lời.
Tiết 4- sáng: (Lớp 3D) 
 ( Giáo án giảng dạy như trên)
* Phần bổ sung:
- Tập chung nhiều phần gõ đệm theo nhịp
- Luyện cho các em HS cần cố gắng tự tin hát to, rõ lời.
Ngày. tháng. Năm 2018
TỔ PHÓ TỔ CHUYÊN MÔN
..
. 
 Vũ Thị Khanh
BAN GIÁM HIỆU
.
 Lê Thị Bẩy
Tuần 18: Thứ sáu ngày 04 tháng 1 năm 2019
	 ÂM NHẠC
 Tiết 1: Lớp 3C
Tập biểu diễn các bài hát
I. Mục tiêu 
- Học sinh ghi nhớ một số bài hát đã học.
- Hát, biểu diễn vận động, gõ đệm
- HS mạnh dạn tự tin khi đứng trước lớp biểu diễn.
II. Đồ dùng dạy học
1.Giáo viên: nhạc cụ, băng đĩa nhạc bảng phụ
2. Học sinh: Tập bài hát, nhạc cụ gõ
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Ổn định tổ chức 
2. KTBC: HS nhắc lại các bài hát đã học 
 	 1, 2 em lên hát, vận động biểu diễn bài hát mà em thích 
3. Bài mới : 
Hoạt động của thầy
1. ND1: Ôn tập các bài hát
HĐ1: Cả lớp hát tất cả các bài hát đã học
- GV đàn giai điệu 
- Chỉ định cả lớp hát
GV nhận xét xửa sai (nếu có )
- GV chỉ định HS khá hát 1 bài mà em thích
- GV nhận xét
- Chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm nhóm có xen kẽ nam, nữ ( HS có năng khiếu, HSTB, HS cần cố gắng)
- GV kiểm tra khích lệ HS cần cố gắng tự tin hơn
HĐ2: Trình diễn trước lớp
- Thành lập BGK tìm ra 3 đội: Nhất, nhì , ba.
- GV cho các nhóm bắt thăm thứ tự trình diễn trước lớp
* Tổng kết, rút kinh nghiệm 
- nhóm biểu diễn hay nhất- trình diễn lại
4. Củng cố : cả lớp hát kết hợp vận động 1 bài hát 
5. Dặn dò: HS về ôn tập
Hoạt động của trò
- HS ôn tập theo hướng dẫn
- Cả lớp hát kết hợp gõ đệm
- HS khá tự tập hát kết hợp biểu diễn 
- Mỗi nhóm nhóm tự chọn 1 bài để tập luyện để biểu diễn trước lớp
- HS thực hành trình diễn trước lớp
Tiết 2- sáng: (Lớp 3B) 
 ( Giáo án giảng dạy như trên)
* Phần bổ sung:
- Quan tâm nhiều phần gõ đệm theo phách.
- Phần luyện tập xen kẽ các đối tượng HS
Tiết 3- sáng: (Lớp 3A) 
 ( Giáo án giảng dạy như trên)
* Phần bổ sung:
- Bồi dưỡng cho các em có năng khiếu hát gõ đệm thành thạo theo nhịp, phách.
- Chi nhóm nam nữ vận động biểu diễn trước lớp.
Tiết 4- sáng: (Lớp 3D) 
 ( Giáo án giảng dạy như trên)
* Phần bổ sung:
- Quan tâm nhiều phần gõ đệm theo phách.
- Phần luyện tập xen kẽ các đối tượng HS
Ngày. tháng. Năm 2018
TỔ PHÓ TỔ CHUYÊN MÔN
..
. 
 Vũ Thị Khanh
BAN GIÁM HIỆU
.
 Lê Thị Bẩy
Tuần 19: Thứ sáu ngày 18 tháng 1 năm 2019 
	ÂM NHẠC
 Tiết 1- sáng: Lớp 3C
 	 Học bài hát: Em yêu trường em( Lời 1)
	Nhạc và lời: Hoàng Vân
I. Mục tiêu:
- Học sinh hát thuộc lời và giai điệu bài hát, biết tên nhạc sĩ sáng tác bài hát.
- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu.
- Giáo dục HS có tình yêu trường lớp thầy cô bạn bè. HS biết cần bảo vệ và giữ gìn ngôi trường luôn xanh, sạch, đẹp.
II. Đồ dùng dạy học: 
1. Giáo viên:Đàn đệm, nhạc cụ gõ, lời và nhạc được in phô tô phóng to.
2. Học sinh: Tập bài hát nhạc cụ gõ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Khởi động tiết học: (Hội đồng tự quản lớp )
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
* Giới thiệu: Mỗi ngày đến trường là một ngày vui, mái trường thân thương giống như một gia đình, nơi có bạn bè thầy cô giáo, nơi chúng ta học tập rèn luyện để trở thành những người tốt, mai sau xây dựng cuộc sống. Hình ảnh về mái trường với bạn bè , thầy cô, lớp học, sách vở bút mực phấn trắng, bảng đen sẽ mãi không phai mờ trong trí nhớ của chúng ta. Đó là nội dung bài hát: Em yêu trường em mà chúng ta sẽ học trong tiết này.
Hoạt động của thầy
*Hoạt động 1: Học hát
- Giáo viên hát mẫu kết hợp với đàn
- Hướng dẫn học sinh đọc lời ca
- Luyện thanh: theo tiếng mèo kêu
- Đồ - Rê - Mi- Pha - Son
- Đồ- Mi – Son - Đố – Son – Mi- Đồ
- Giáo viên đàn giai điệu cả bài 1 lần
* Dạy hát từng câu theo nối móc xích:
- Câu 1: Em yêu.. bạn thân.
- Câu 2: Và cô... quê hương.
- Ghép câu1, 2 
- Câu 3: Cắp sách.. yêu thương.
- Câu 4: Nào bàn... nào vở.
- Ghép câu 3, 4
- Câu 5: Nào mực... nào bảng.
- Câu 6: cả tiếng... cây cao.
- ghép câu 5, 6
- Câu 7: Cả lá... thu vàng.
- Câu 8: Yêu sao... ... chúng em
- Ghép cả bài
- GV nhận xét, sửa sai.
- Chỉ định HS hát theo nhóm, cá nhân.
* Hoạt động 2:
- Đối tượng HS có năng khiếu
+ Hát thuộc lời và giai điệu kết hợp gõ đệm- lần 1 theo nhịp lần 2 theo tiết tấu
- Đối với HS TB:
+ Hát thuộc lời và giai điệu vỗ đệm theo nhịp
- Đối với HS cần cố gắng:
+ Hát tạm thuộc lời ca và giai điệu bài hát...
4. Củng cố: Học sinh nhắc lại tên bài hát, 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_am_nhac_lop_3_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2018_2.doc
Giáo án liên quan