Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 3, Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu - Ngô Thị Tường Vy

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. KT: Giúp HS hiểu:

 - Nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng của phong trào văn hóa Phục hưng.

 - Nguyên nhân dẫn đến phong trào cải cách tôn giáo và những tác động của nó đến XH châu Âu bấy giờ.

 2. TT:- HS nhận thức được sự phát triển hợp quy luật của XH loài người: XHPK lạc hậu, lỗi thời sụp đổ thay vào đó là XH tư bản.

 - Phong trào văn hóa Phục hưng để lại nhiều giá trị to lớn cho nền văn hóa nhân loại.

 3. RLKN: Phân tích được mâu thuẫn XH để thấy nguyên nhân sâu xa của cuộc đấu tranh của giai cấp TS chống PK.

II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC

 - GV: Bản đồ châu Âu.

 - HS: Tranh ảnh về văn hóa Phục hưng. Truyện kể về Lu-thơ, Can-vanh.

III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Ổn định: Chuẩn bị sách vở, kiểm tra bài tập.

 2. Bài cũ: ( 7 phút)

 - Điền vào chỗ trống để hoàn thành về: thời gian, tên các nhà phát kiến địa lí, vùng đất mới.

 - Các cuộc phát kiến địa lí đã tác động như thế nào đến xã hội châu Âu.

 - Quan hệ sản xuất TBCN ở châu Âu được hình thành như thế nào?

 3. Bài mới:( 2 phút)

 a, Giới thiệu: Quan hệ sx TBCN ra đời trong lòng XHPK, giàu có nhưng không có địa vị XH và bị PK kìm → đấu tranh.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 3, Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu - Ngô Thị Tường Vy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 03
Tiết: 03
Bài 3: CUỘC ĐẤU TRANH CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN CHỐNG PHONG KIẾN THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI Ở CHÂU ÂU
S:20/08/2013 
G:28/08/2013
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1. KT: Giúp HS hiểu:
	- Nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng của phong trào văn hóa Phục hưng.
	- Nguyên nhân dẫn đến phong trào cải cách tôn giáo và những tác động của nó đến XH châu Âu bấy giờ.
	2. TT:- HS nhận thức được sự phát triển hợp quy luật của XH loài người: XHPK lạc hậu, lỗi thời sụp đổ thay vào đó là XH tư bản.
	- Phong trào văn hóa Phục hưng để lại nhiều giá trị to lớn cho nền văn hóa nhân loại.
	3. RLKN: Phân tích được mâu thuẫn XH để thấy nguyên nhân sâu xa của cuộc đấu tranh của giai cấp TS chống PK.
II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
	- GV: Bản đồ châu Âu.
	- HS: Tranh ảnh về văn hóa Phục hưng. Truyện kể về Lu-thơ, Can-vanh.
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. Ổn định: Chuẩn bị sách vở, kiểm tra bài tập.
	2. Bài cũ: ( 7 phút)
	- Điền vào chỗ trống để hoàn thành về: thời gian, tên các nhà phát kiến địa lí, vùng đất mới.
	- Các cuộc phát kiến địa lí đã tác động như thế nào đến xã hội châu Âu.
	- Quan hệ sản xuất TBCN ở châu Âu được hình thành như thế nào?
	3. Bài mới:( 2 phút)
	a, Giới thiệu: Quan hệ sx TBCN ra đời trong lòng XHPK, giàu có nhưng không có địa vị XH và bị PK kìm → đấu tranh.
b, Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
HĐ1: ( 10 phút)
KT: Hiểu được nguyên nhân, trình bày được khái niệm, nội dung và ý nghĩa của phong trào văn hóa Phục hưng
KN: Phân tích nguyên nhân, quan sát., nhận xé, hình thành khái niệm.
GV: Vào thời kì cuối XV, chế độ PK châu Âu đã bộc lộ những hạn chế nào?
HS: Cản trở sự phát triển của g/c TS.
GV: Giảng: PK châu Âu dựa vào Giáo hội và lấy kinh thánh đạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng thống trị nhân dân 
GV: g/c TS tỏ thái độ như thế nào đ/v chế độ PK? 
HS: TS đấu tranh giành địa vị XH. 
GV: TS mở đầu bằng cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa. Giảng khái niệm “Văn hóa Phục hưng”.
H: Tại sao g/c TS chọn văn hóa Phục hưng mở đường cho cuộc đấu tranh chống PK? 
HS: Văn hóa tinh hoa của nhân loại,tập hợp được đông đảo nhân dân.
GV: Chỉ những nơi diễn ra phong trào Văn hóa Phục hưng trên bản đồ châu Âu.
H: Kể tên những nhà văn hóa, khoa học thiên tài thời Phục hưng& thành tựu đạt được?
H: Qua các tác phẩm của mình, các tác giả thời Phục hưng muốn nói lên điều gì?
HS: Thảo luận nhóm / Báo cáo.
GV: Giải thích thêm về Cô-Pec-nich → Bru-nô → Ga-li-lê, Lê-ô-na đơ Vanh-xi.
Cho HS quan sát hình 6 SGK – giúp HS hiểu được tài năng của các bậc vĩ nhân,
GV: Phong trào Văn hóa Phục hưng đã có tác động ntn trong sự phát triển văn hóa châu Âu và văn hóa nhân loại?
HĐ2: ( 10 phút)
Mục tiêu:Trình bày được phong trào cải cách tôn giáo 
 Phong trào cải cách tôn giáo.
 HS: Đọc M2 SGK. 
GV: Vì sao ở châu Âu lại diễn ra phong trào cải cách tôn giáo?
HS: Giáo hội bóc lột và cản trở sự phát triển của TS.
GV: Nêu nội dung những cải cách của Lu-thơ,Can-vanh? - Giảng thêm về chủ trương của 2 ông, nhấn mạnh g/c TS không thể xóa bỏ tôn giáo mà chỉ thay đổi cho phù hợp với kích thước của nó.
GV: Phong trào cải cách tôn giáo đã tác động ntn đến XH châu Âu thời bấy giờ? 
HS: Đạo Ki-tô phân hóa thành 2 giáo phái .Thúc đẩy các cuộc khởi nghĩa của nông dân
.HĐ3: ( 10 phút)
KT: Nêu được nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của cuộc chiến tranh nông dân Đức.
KN:Tường thuật lại diễn biến cuộc chiến tranh trên lược đồ
GV giới thiệu sơ lược về tình hình XH Đức vào thế kỉ XVI
H: Tác động của phong trào VHPH và phong trào Cải cách tôn giáo?
HS: dựa vào kiến thức mục 1, 2 trả lời
GV kết luận rút ra nguyên nhân...
GV trình bày diễn biến cuộc chiến tranh trên lược đồ.
HS: thực hành
H: vì sao cuộc khởi nghĩa thất bại ?
HS trả lời
H: Tuy thất bại nhưng phong trào nông dân Đức để lại những ý nghĩa LS gì?
HS: trả lời
GV: khái quát : Phong trào VHPH và CCTG đã tấn công trực tiếp vào Giáo hội Thiên Chúa và chế độ PK→ làm bùng nổ các cuộc đấu tranh của quần chúng vốn đầy bất mãn với chế độ PK 
1. Phong trào văn hóa Phục hưng (TK XIV - XVII)
 a, Nguyên nhân: Do sự kìm hãm vùi dập của chế độ phong kiến đối với các giá trị văn hoá. Sự lớn mạnh của giai cấp Tư sản có thế lực về kinh tế nhưng không có địa vị về chính trị xã hội → g/c TS đấu tranh chống PK, mở đầu bằng cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa.
 b, Khái niệm “ phong trào văn hoá phục hưng”:
 - Là khôi phục những tinh hoa văn hoá cổ Hi Lạp, Rô-Ma đồng thời phát triển nó ở tầm cao mới.
 c, Nội dung:
 - Lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki- tô đả phá trật tự XHPK .
- Đề cao giá trị con người và KHTN, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ.
d, Ý nghĩa:
- Phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến.
- Mở đường cho sự phát triển của văn hoá Châu Âu và nhân loại.
2. Phong trào cải cách tôn giáo:
 a, Nguyên nhân:
 Do sự thống trị về tư tưởng, giáo lí của chế độ phong kiến là lực lượng đối cản đối với giai cấp tư sản. TS đòi cải cách .
 b, Diễn biến:
-Cải cách Lu-thơ.( Đức): lên án những hành vi tham lam và đồi bại của Giáo hoàng, đòi bãi bỏ những thủ tục, nghi lễ phiền toái. 
- Cải cách Can-vanh.(Thuỵ Sĩ): chịu ảnh hưởng những cải cách Lu- thơ, hình thành một giáo phái gọi là đạo Tin lành.
c, Hệ quả:
- Làm cho đạo Ki-tô phân thành 2 giáo phái:
 + Cựu giáo (Ki-tô giáo cũ).
 + Tân giáo (đạo Tin Lành).
-Thúc đẩy các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ dưới sự lãnh đạo của g/c TS.
3. Chiến tranh nông dân Đức:
a. Nguyên nhân:
- Đến thế kỉ XVI, ở Đức có thế lực về kinh tế nhưng bị chế độ PK cát cứ kìm hãm.
- Ảnh hưởng của cải cách tôn giáo của Lu-thơ
b.Diễn biến: 
- Lãnh đạo là Tô-mát Muyn-xe, trong giai đoạn đầu đã chiếm được 1/3 nước Đức 
- Do nội bộ nghĩa quân không thống nhất, bọn PK tập trung lực lượng đàn áp, phong trào thất bại.
c. Ý nghĩa 
+ Đây là cuộc chiến tranh nông dân vĩ đại nhất ở châu Âu
 + Phản ánh lòng căm thù của nông dân áp bức
 + Góp phần vào trận chiến chống chế độ PK 
4. Củng cố: ( 4 phút)
	 - Điền vào chỗ trống hoàn thành bảng thành tựu văn hóa Phục hưng (1/5 VBTLS).
	- Chọn ý đúng nhất (chọn 2 nhân vật tiêu biểu trong phong trào cải cách tôn giáo).
	- Câu 1,2/10 SGK.
5. Dặn dò: ( 2 phút)
	- Học kĩ bài câu 1,2/10 SGK và làm bài tập ở VBTLS.
	- Chuẩn bị bài 4: Trung Quốc thời PK.
	+ Sưu tầm tranh ảnh và 1 số công trình kiến trúc thời PK Trung Quốc.
	+ Tìm đọc các tác phẩm văn học, sử học như SGK.
6. RKN:.

File đính kèm:

  • doctiet 3, bai 3.doc