Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 8, Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á (Tiếp) - Năm học 2010-2011

I.Mục tiêu bài học

1.Kiến thức. Học sinh hiểu được tên gọi các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, những đặc điểm tương đồng về vị trí địa lí của các quốc gia đó.

Các giai đoạn phát triển quan trọng của lịch sử khu vực Đông Nam Á, Lào, CPC.

2.Kĩ năng.

Có kĩ năng xác định vị trí các quốc gia cổ Đông Nam Á và quốc gia phong kiến Đông Nam Á. Lập niên biểu các giai đoạn phá triển chủ yếu của lịch sử khu vực Đông Nam Á.

3.Thái độ. Nhận thức được quá trình lịch sử, sự gắn bó lâu đời của các dân tộc ở khu vực Đông Nam Á, Lào, CPC.

Trong lịch sử Đông Nam Á cũng có nhiều thành tựu đóng góp cho văn hoá nhân loại, sự gắn bó của 3 nước Đông Dương.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 966 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 8, Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á (Tiếp) - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7/ 9/10
Ngày giảng: 7c: 9/9/10
Tiết 8-Bài 6.
Các quốc gia phong kiến Đông Nam á.
(Tiếp)
I.Mục tiêu bài học
1.Kiến thức. Học sinh hiểu được tên gọi các quốc gia trong khu vực Đông Nam á, những đặc điểm tương đồng về vị trí địa lí của các quốc gia đó.
Các giai đoạn phát triển quan trọng của lịch sử khu vực Đông Nam á, Lào, CPC.
2.Kĩ năng.
Có kĩ năng xác định vị trí các quốc gia cổ Đông Nam á và quốc gia phong kiến Đông Nam á. Lập niên biểu các giai đoạn phá triển chủ yếu của lịch sử khu vực Đông Nam á.
3.Thái độ. Nhận thức được quá trình lịch sử, sự gắn bó lâu đời của các dân tộc ở khu vực Đông Nam á, Lào, CPC.
Trong lịch sử Đông Nam á cũng có nhiều thành tựu đóng góp cho văn hoá nhân loại, sự gắn bó của 3 nước Đông Dương.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: sgk, sgv, chuẩn kiến thức kĩ năng
 - Bản đồ Đông Nam á, tư liệu về Lào, CPC.
	 - Tranh ảnh, tư liệu về các công trình kiến trúc Đông Nam á.
2.Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà
III. Phương pháp: Đàm thoại, phân tích, nêu vấn đề.
IV.Tổ chức dạy học.
1.ổn định: 7c: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ. (3’)
? Kể tên các nước trong khu vực ĐNA hiện nay và XĐ vị trí của các nước trên bản đồ.
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động.
Giới thiệu bài. (1’)
Mục tiêu: Qua tìm hiểu về các quốc gia Đông Nam á thời phong kiến học sinh có hứng thú cho việc học bài mới.
Cam-pu-chia và Lào là 2 nước anh em cùng ở trên bán đảo ĐD với VN. Hiểu được LS của 2 nước bạn cũng góp phần hiểu thêm LS nước mình.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1. Tìm hiểu về vương quốc Cam Pu Chia.
Mục tiêu: Hiểu được sự hình thành của vương quốc Cam Pu Chia.
Thời gian: 17’
H: Đọc sgk.
G: Giới thiệu lược đồ.
G: Từ khi thành lập CPC đã chia ra thành 4 giai đoạn và mỗi giai đoạn đều có lịch sử riêng đặc trưng.
? Em hãy cho biết các giai đoạn lịch sử và đặc điểm của mỗi giai đoạn ấy.
Hs trình bày
Gv nhận xét kết luận
GV: GT từ Ăng-co là kinh đô có nhiều đền tháp được xây dựng trong thời kì này.
- Ăng-co Vát xây dựng thế kỉ XII.
-Ăng-co Thom được xây dựng trong suốt 7 thế kỉ của thế kì phát triển IX-> XV.
H: Xem H14 khu đền tháp...SGK mô tả.
GV: Kinh đô Ăng-co thuộc vùng Xiêm Riệp ngày nay ở đây người Khơ Me đã xây dựng nhiều công trình nổi tiếng là Ăng-co Vát, Ăng-co Thom.
Ăng Co Vát là khu đền có 5 ngôi tháp cao, đỉnh cao nhất là 63 m. Xung quanh có hồ nước rộng 200 m, chu vi 5,5 km hai bên bờ lát cầu đá với 18 bậc cao. Những lối đi rộng có lát đá, hai bên có hình điêu khắc, chạm trổ tinh vi dẫn tới khu cung điện, tạo vẻ đẹp trang nghiêm và hùng vĩ.
 Khu đền tháp Ăng-co là một cống hiến độc đáo của người Khơ Me vào kho tàng văn hoá Đông Nam á và thế giới.
? Em có nhận xét gì về khu đền Ăng-co Vát?
H: Quy mô đồ sộ, kiến trúc độc đáo thể hiện óc thẩm mĩ và trình độ kiến trúc rất cao của người Khơ Me.
G: Tiểu kết chuyển ý.
Hoạt động 1. Tìm hiểu về vương quốc Lào.
Mục tiêu: Hiểu được sự hình thành của vương quốc Lào.
Thời gian: 15’
H: Đọc sgk.
G: Dùng lược đồ giới thiệu.
- Chủ nhân đầu tiên của người Lào là Lào Thơng- họ là chủ nhân của những chum đá khổng lồ “cánh đồng chum”-Xiêng Khoảng.
- Thế kỉ XIII người Thái di cư -> Lào Lùm
- 1353 Tộc trưởng Pha Ngừm đã thống nhất các bộ lạc lại lập ra nhà nước riêng “Lạn Xạng” triệu voi.
- XV-XVII là thời kì thịnh vượng.
- XVIII Lạn Xạng suy yếu bị người Xiêm chiếm-> Pháp biến Lào thành thuộc địa cuối XIX.
? Lịch sử Lào có những mốc quan trọng nào?
Hs trình bày
Gv nhận xét kết luận.
? Em hãy nêu các chính sách đối nội và đối ngoại của vua Lạn Xạng.
H:
- Chia nước cai trị, xây dựng quân đội.
- Quan hệ hoà hiếu, kiên quyết chống xâm lược.
? Nguyên nhân nào dẫn đến sự suy yếu của nhà nước Lạn Xạng.
H: Tranh giành quyền lực
GV: Giới thiệu H15: Thạt Luổng được XD năm 1566, dưới triều vua Xẹt-thả-thi-lạt, nằm cách thủ đô Viêng Chăn 2 Km. Thạt Luổng là 1 công trình đồ sộ gồm 1 tháp lớn hình qủ bầu, đặt trên 1 đài sen hình vuông, với những cánh sen nở tung, dưới là bệ bán cầu phổng lồ hình bán cầu tạo thành 4 múi có đáy vuông. Trên miệng quả bầu đỡ 1 ngọn tháp, chóp nhọn của ngọn tháp được dát vàng và 4 mặt cong của tháp được quét sợn màu trắng; vì vậy trông ngọn tháp rất rực rỡ. Tất cả đều nằm trên 1 nền cao 3 bậc, có tường bao quanh.
3.Vương quốc Cam pu chia.
-Giai đoạn 1: Từ thế kỉ I- VI nước Phù Nam
 -Giai đoạn 2: Từ thế kỉ VI- IX- vương quốc Chân Lạp (tiếp xúc văn hoá ấn Độ, khắc bia bằng chữ Phạn)
-Giai đoạn 3: Từ thế kỉ IX- XV- thời kì Ăng-co.
+ SX nông nghiệp ptriển
+ XD các công trình kiến trúc độc đáo
+ mở rộng lãnh thổ bằng vũ lực
-Giai đoạn 4: Từ thế kỉ XV-1863- suy yếu bị pháp biến thành thuộc địa.
4.Vương quốc Lào.
-Trước thế kỉ XIII chủ nhân đần tiên là người Lào Thơng.
-Sau thế kỉ XIII người Thái -> Lào Lùm.
-1353 Pha Ngừm thống nhất các bộ lạc-> nhà nước Lạn Xạng.
-XV- XVII là thời kì thịnh vượng.
* Đối nội:
+ Chia đất nước để cai trị
+ XD quân đội
* Đối ngoại:
+ Giữ quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng
+ Kiên quyết chống xâm lược
- XVIII Lạn Xạng suy yếu bị người Xiêm chiếm.
- Cuối XIX biến thành thuộc địa của Pháp
4.Củng cố: (3’)
? Em hãy trình bày những chính sách đối nội và đối ngoại của các vua Lạn Xạng. 
? Sự phát triển của vương quốc CPC thời kì Ăng Co như thế nào?
5.Hướng dẫn học bài (1’)
Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK
CBB: Đọc trước bài 7 . Những nét chung về xã hội phong kiến

File đính kèm:

  • docsu 7 t 8.doc