Giáo án Lịch sử 7 - Trường THCS Thanh Cao

I/ Mục tiêu.

 Sau bài học, HS cần:

- Nắm được quá trình hình thành xã hội phong kiến châu Âu.

- Hiểu khái niệm “lãnh địa phong kiến”, đặc trưng của kinh tế lãnh địa phong kiến.

- Biết nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại. Phân biệt giữa nền kinh tế lãnh địa và nền kinh tế thành thị.

- Thấy được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người chuyển từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.

- Rèn luyện kĩ năng so sánh lịch sử.

II/ Chuẩn bị.

- GV: bản đồ châu Âu thời phong kiến .

- HS: soạn và học bài.

III/ Tiến trình dạy - học.

 1/ Ổn định.

 2/ Kiểm tra bài cũ.

 3/ Bài mới.

 

doc208 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1072 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Trường THCS Thanh Cao, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h.
 2/ Kiểm tra bài cũ. 
 3/ Bài mới.
HĐGV
HĐHS
Ghi bảng
? Vì sao nhà Minh kéo vào xâm lược nước ta?
- Giảng: quân Minh đánh nhà Hồ 1 số điểm ở Lạng Sơn, nhà Hồ rút về bờ bắc sông Hồng, lấy thành Đa Bang làm cố thủ. 22/1/1407, quân Minh đánh tan nhà Hồ ở Đa Bang → nhà Hồ cố thủ ở Tây Đô → 6/1407 cha con Hồ Quý Ly bị bắt, cuộc kháng chiến thất bại.
? Vì sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ nhanh chóng thất bại?
- Giảng: sau khi đánh bại nhà Hồ, nhà Minh đã thiết lập chính quyền thống trị ở nước ta.
? Hãy nêu chính sách thống trị của nhà Minh đối với nước ta?
? Nhận xét các chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta?
? Các chính sách sách đó nhằm mục đích gì?
- Giảng: ngay sau khi cha con họ Hồ bị bắt, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra khắp nơi
? Em hãy trình bày các cuộc khởi nghĩa trên lược đồ.
? Các cuộc khởi nghĩa diễn ra có ý nghĩa gì?
- Quân Minh mượn cớ khôi phục nhà Trần để đô hộ nước ta.
- Chú ý theo dõi.
- Vì cuộc kháng chiến của nhà Hồ không thu hút được nhân dân tham gia, không phát huy được sức mạnh toàn dân.
- Chú ý lắng nghe.
- Xoá bỏ quốc hiệu nước ta, đổi thành quận Giao Chỉ
- Thi hành chính sách đồng hoá, ngu dân, bóc lột tàn bạo.
- Đặt ra hàng trăm thứ thuế, bắt phụ nữ, trẻ em làm nô tì.
- Thiêu huỷ và mang về Trung Quốc những bộ sách có giá trị.
- Các chính sách đó vô cùng thâm độc, táo bạo.
- Chúng muốn dân ta phải lệ thuộc vào chúng(đồng hoá, nô dịch)
- Theo dõi
- Khởi nghĩa Trần Ngỗi: Trần Ngỗi là con cháu của vua Trần Nghệ Tông được đưa lên làm minh chủ vào 10 - 1407 và tự xưng Giản Định hoàng đế. Trần Ngỗi kéo quân vào Nghệ An được Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân hưởng ứng. 12 - 1408, một trận quyết liệt diễn ra ở Bô Cô, nghĩa quân đã tiêu diệt 4 vạn quân Minh, thanh thế nghĩa quân vang xa. Lợi dụng cơ hội Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân bị giết Trương Phụ cho 5 vạn quân tấn công đại bản doanh của Trần Ngỗi
- Khởi nghĩa Trần Quý Khoáng cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng từ Thanh Hoá đến Hoá Châu, giữa 1411 quân Minh tăng viện binh → 1413 Nguyễn Cảnh Dị, Đặng Dung, Trần Quý Khoáng bị bắt→ khởi nghĩa thất bại.
- Được coi là ngọn lửa nuôi dưỡng tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
1/ Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ.
- Quân Minh mượn cớ khôi phục lại nhà Trần để xâm chiếm, đô hộ nước ta.
- 1/1047, quân Minh chiếm Đông Đô và thành Tây Đô → 6/1407 cha con Hồ Quý Ly bị bắt → cuộc kháng chiến thất bại.
2/ Chính sách cai trị của nhà Minh.
- Chính trị: xoá bỏ quốc hiệu nước ta, sáp nhập vào Trung Quốc.
- Kinh tế: đặt ra hàng trăm thứ thuế; bắt trẻ em, phụ nữ làm nô tì.
- Văn hoá: thi hành chính sách đồng hoá, ngu dân, bắt nhân dân phải bỏ phong tục tập quán của mình.
3. Cuộc đấu tranh của quý tộc Trần.
a/ Khởi nghĩa Trần Ngỗi.
- 10 - 1407 Trần Ngỗi làm minh chủ
- 12 - 1408, nghĩa quân đánh tan 4 vạn quân ở Bô Cô
- 1409 cuộc khởi nghĩa thất bại.
b. Khởi nghĩa Trần Quý Khoáng.
- Cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng, từ Thanh Hoá đến Hoá Châu
- 1413 cuộc khởi nghĩa thất bại.
 4/ củng cố
 - Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến của nhà Hồ chống quân Minh xâm lược?
 - Nêu các chính sách cai trị của quân Minh đối với nước ta?
 - Trình bày diễn biến các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV?
5/ Dặn dò.
 Yêu cầu HS về nhà xem lại toàn bộ các kiến thức đã học
Tuần 18 _ Tiết 35
Ngày soạn: 
Ngày dạy 
Tiết 35 – LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ
I/ Mục tiêu.
 Giúp HS nắm vững chắc các kiến thức đã học, hệ thống hoá toàn bộ kiến thức chuẩn bị kiểm tra học kì I.
II/ Chuẩn bị.
- GV: hệ thống bài tập.
- HS: xem lại các bài đã học.
III/ Tiến trình dạy - học.
 1/ Ổn định.
 2/ Kiểm tra bài cũ. 
 - Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến của nhà Hồ chống quân Minh xâm lược?
 - Nêu các chính sách cai trị của quân Minh đối với nước ta?
 - Trình bày diễn biến các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV?
 3/ Bài mới.
HĐGV
HĐHS
Ghi bảng
? Như thế nào là chế độ phong kiến tập quyền và phân quyền?
? Em hãy nhận xét về quá trình hình thành, phát triển và suy vong của chế độ phong kiến phương Đông và chế độ phong kiến châu Âu?
? Cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược của quân dân Đại Việt có ý nghĩa gì?
? Nguyên thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (TKXII)? 
? Sau chiến tranh, nhà Trần đã làm gì để khuyến khích nông nghiệp phục hồi và phát triển?
? Vì sao nói nhà nước phong kiến thời Trần là nhà nước quân chủ quý tộc?
- Phong kiến phân quyền là chế độ phong kiến trong đó tập trung mọi quyền lực vào tay vua.
- Phong kiến phân quyền là chế độ phong kiến trong đó nhà vua chỉ có danh không có thực quyền cai trị toàn quốc, quyền lực bị phân tán cho các lãnh chúa ở các địa phương.
- Xã hội phong kiến ở phương Đông hình thành sớm, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng và suy vong kéo dài, khi các nước này rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc là thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
- Chế độ phong kiến châu Âu xuất hiện muộn, phát triển nhanh, kết thúc sớm, bước nhanh sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản.
- Cuộc kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các tầng lớp nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh chống quân Tống, bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc, trong đó có sự tham gia của các dân tộc ít người.
- Kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ta trên dưới 1 lòng, dưới sự chỉ huy tài giỏi của Lý Thường Kiệt, chiến công của ông xứng đáng được sử sách dân tộc muôn đời lưu mãi.
- Kháng chiến chống Tống thắng lợi đập tan ý chí xâm lược của giặc ngoại xâm, buộc nhà Tống từ bỏ hoàn toàn mộng xâm lược Đại Việt, đất nước bước vào thời kì thái bình.
- Toàn dân tham gia kháng chiến.
- Công cuộc chuẩn bị chu đáo, toàn diện, nổi lên hội nghị Bình Than – Diên Hồng với mục tiêu: đoàn kết đánh giặc, bảo vệ Tổ quốc.
- Có sự lãnh đạo tài tình của nhà quân sự thiên tài Trần Quốc Tuấn, vua tôi nhà Trần có những chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.
- Cách đánh giặc đúng đắn đó là thấy được chỗ mạnh, chỗ yếu của kẻ thù, biết phát huy chỗ mạnh, lợi thế của đất nước, buộc địch từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động sang bị động để tiêu diệt chúng.
- Các vương hầu, quý tộc vẫn tiếp tục chiêu lập dân nghèo khai hoang, lập điền trang.
- Nhà Trần còn ban thái ấp cho các vương hầu quý tộc.
- Ruộng đất công làng xã chia cho nông dân cày cấy và thu thu thuế.
- Bởi vì sau kháng chiến chống Mông – Nguyên xã hội ngày càng phân hoá mạnh mẽ, sự phân biệt đẳng cấp ngày càng sâu sắc, nhất là tầng lớp quý tộc, vương hầu nhà Trần có nhiều đặc quyền, đặc lợi, trong khi đó tầng lớp nông nô, nô tì đông đảo nhưng họ là tầng lớp thấp kém nhất xã hội, họ bị lệ thuộc.
Bài tập 1.
Bài tập 2.
Bài tập 3.
Bài tập 4.
Bài tập 5.
Bài tập 6.
 4/ Củng cố
 GV yêu cầu HS học lại các kiến thức đã học để chuẩn bị cho kiểm tra học kì I.
 5/ Dặn dò.
 Học tất cả các kiến thức đã học.
Tuần 18 _ Tiết 36
Ngày soạn: 
Ngày dạy : 
Tiết 36 – KIỂM TRA HỌC KÌ I
I/ Mục tiêu.
 Đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của HS trong học kì I làm cơ sở để tìm ra các phương pháp kiến thức cho phù hợp với đối tượng HS trong học kì II.
II/ Chuẩn bị.
- GV: đề kiểm tra và đáp án.
- HS: học các bài đã học.
III/ Tiến trình kiểm tra.
 1/ Ổn định.
 2/ Kiểm tra. HS làm bài theo đề của Sở giáo dục.
 3/ Kết quả giữa các lớp.
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A
7B
7C
Tuần 20 _ Tiết 37 – 38
 HỌC KÌ II
Ngày soạn: 
Ngày dạy : 
Tiết 37 – Bài 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 – 1427)
I/ Mục tiêu.
 - Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, từ 1 cuộc khởi nghĩa nhỏ ở miền núi rừng Thanh Hoá, dần dần phát triển trong cả nước..
- Tầng lớp quý tộc Trần, Hồ đã suy yếu không đủ sức cuộc khởi nghĩa, chỉ có tầng lớp địa chủ mới do Lê Lợi lãnh đạo có đủ uy tín tập hợp các tầng lớp nhân dân.
- Tích hợp môi trường qua các điểm: địa bàn hoạt động của nghĩa quân, những nơi chiến thắng.
II/ Chuẩn bị.
- GV: lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn
- HS: soạn bài và học bài.
III/ Tiến trình dạy - học.
 1/ Ổn định.
 2/ Kiểm tra bài cũ. 
 3/ Bài mới. I. THỜI KÌ Ở MIỀN TÂY THANH HOÁ.
HĐGV
HĐHS
Ghi bảng
- Giới thiệu bia Vĩnh Lăng trên bia những lời do Nguyễn Trãi soạn thảo ghi tiểu sử và sự nghiệp của Lê Lợi.
? Cho biết vài nét về LêLợi?
- Giảng; ông đã từng nói “ta dấy quân đánh giặc không vì ham phú quý mà vì muốn cho đời sau biết rằng ta không chịu thần phục giặc tàn ngược.
? câu nói của ông thể hiện điều gì?
? Lê Lợi chọn nơi nào làm căn cứ?
? Cho biết một vài nét về căn cứ Lam Sơn?
- Giảng: nghe tin Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi hưởng ứng trong đó có Nguyễn Trãi.
? Nguyễn Trãi là người như thế nào?
- Mở rộng: Nguyễn Trãi là con trai của Nguyễn Phi Khanh, đổ tiến sĩ thời Trần, làm quan dưới triều Hồ, khi triều hồ sụp đổ, ông bị giam lỏng ở Đông Quan và đã bỏ trốn theo nghĩa quân Lam Sơn; đầu năm 1416 Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy tổ chức hội thề ở Lũng Nhai, tại đây Lê Lợi đã đọc lời thề quyết cùng nhau sống chết chống giặc Minh → 2 – 1418 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tự xưng Bình Định Vương
? Thời kì đầu của cuộc khởi nghĩa nghĩa quân Lam Sơn đã gặp những - Giảng: tình hình khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn trong những ngày đầu đã được Nguyễn Trãi nhận xét “ cơm ăn thì sớm tối không được 2 bữa, áo mặc đông hè chỉ có một manh, quân lính độ vài nghìn, khí giới thì thật tay không”. 1418 nghĩa quân rút lên núi Chí Linh, đường tiếp tế bị cắt đứt, nghĩa quân gặp nhiều khó khăn. Lúc đó quân Minh huy động 1 lực lượng mạnh nhằm bắt và giết Lê Lợi.
? Trước tình hình đó nghĩa quân đã nghĩ ra cách gì để giải vây?
? Em có suy nghĩ gì về gương hy sinh của LêLai?
khó khăn gì?
? Trong lần rút quân này nghĩa quân đã gặp những khó khăn gì?
- Giảng: trước tình hình đó bộ chỉ huy đã quyết định hoà hoản với quân Minh và chuyển về căn cứ Lam Sơn.
? Tại sao Lê Lợi đề nghị tạm hoà hoạn với quân minh
- Theo dõi.
- Là một hào trướng có uy tín ở vùng Lam Sơn, là người yêu nước,

File đính kèm:

  • docGIAO AN LICH SU 7(42).doc
Giáo án liên quan