Giáo án Lịch sử 7 - Bài 15: Sự phát triển kinh tế văn hóa thời Trần - Tiết 28: Sự phát triển về kinh tế - Năm học 2008-2009

1 - Mục tiêu:

 a - Kiến thức:

 Biết được một số nét tiêu biểu về tình hình kinh tế xã hội của nước ta sau

 chiến thắng Mông - Nguyên lần thứ 3

 b - Tư tưởng:

 Tự hào về nền văn hoá dân tộc thời Trần bồi dưỡng giữ gìn và phát huy nền văn hoá dân tộc

 c.- Kỹ năng:

 Nhận xét đánh giá các thành tựu kinh tế văn hoá so sánh sự phát triển của thời Lý với thời Trần

2 - Chuẩn bị:

 a- Thầy: chuẩn bị tranh về thành tựu thời Trần, bản đồ làng nghề dưới thời Trần,

 phiếu học tập

 b - Trò: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới phiếu thảo luận

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1059 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Bài 15: Sự phát triển kinh tế văn hóa thời Trần - Tiết 28: Sự phát triển về kinh tế - Năm học 2008-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soan : 	Ngày giảng: 2/12/2008 7B
	4/12 : 7A
	6/12: 7C,D
Lớp 7 BÀI 15 
SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VĂN HOÁ THỜI TRẦN
TIẾT 28: I. SỰ PHÁT TRIỂN VỀ KINH TẾ
 1 - Mục tiêu: 
 a - Kiến thức: 
 	 Biết được một số nét tiêu biểu về tình hình kinh tế xã hội của nước ta sau
 chiến thắng Mông - Nguyên lần thứ 3 
 b - Tư tưởng: 
 Tự hào về nền văn hoá dân tộc thời Trần bồi dưỡng giữ gìn và phát huy nền văn hoá dân tộc 
 c.- Kỹ năng: 
 Nhận xét đánh giá các thành tựu kinh tế văn hoá so sánh sự phát triển của thời Lý với thời Trần 
2 - Chuẩn bị:
 a- Thầy: chuẩn bị tranh về thành tựu thời Trần, bản đồ làng nghề dưới thời Trần, 
 phiếu học tập 
 b - Trò: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới phiếu thảo luận
3. Tiến trình bài dạy
 a - kiểm tra bài cũ: 5 phút
Câu hỏi: Nêu nguyên nhân thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống quân Mông 
Nguyên
	Đáp án: (10 điểm)
- Các tầng lớp đã có sự đoàn kết chặt chẽ giữa quân và dân( có ví dụ minh hoạ) 
(3 điểm) 
Sự chuẩn bị chu đáo của nhà Trần về mọi mặt( có ví dụ minh hoạ) ( 3điểm)
	Trần Quốc Tuấn cùng các tướng khác đã lập kế hoạch chu đáo sáng tạo, kịp
 thời có ví dụ minh hoạ (3 điểm) 
	Câu hỏi phụ tuỳ đối tượng học sinh đặt câu hỏi phụ (1 điểm )
 b - Bài mới: 
	* Giới thiệu bài mới ( 1 phút)
	 sau khi kháng chiến chống quân Mông Nguyên giành thắng lợi nhà Trần đã xây dựng kinh tế văn hoá như thế nào?
Hoạt động của thầy và trò
TG
Phần ghi bảng
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
GV
GV
?
HS
?
HS
GV
GV
?
HS
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
?
?
HS
?
HS
Đọc sgk, (T 69- 70) từ đầu đến ngày càng nhiều .
Theo em có nhận định gì khi một đất nước vừa trải qua các cuộc chiến tranh khốc liệt?
- Chắc chắn là nghèo làn sơ xác nhà cửa tiêu điều nhiều bệnh tật đói kém.
Trước hiện thực trên nhà Trần đã có chính sách gì để phát triển kinh tế nông nghiệp?
- Nhà nước khuyến khích khai khẩn đất hoang,
lập các làng xã mới ruộng đất thời trần do nhân dân cày cấy canh tác củng cố đê điều, lập điền trang nông dân làm nộp tô thuế ( ruộng điền trang là ruộng của quý tộc và vương hầu ngày càng nhiều lên 
Em có nhận xét gì về nền nông nghiệp của nhà Trần?
- Nông nghiệp có sự phân hoá sâu sắc nhưng cũng nhanh chóng được phục hồi và phảt triển. 
Ruộng đất tư hữu thời Trần so với thời Lý có gì khác? 
- Thời Lý ruộng tư hữu ít hơn vì chỉ có ruộng dưới hình thức mua bán cúng tặng, ban cấp cho người có công.
- Thời Trần ruộng tư của địa chủ, quan lại 
+ Khai hoang.
+ Được cấp theo chế độ thứ bậc quan lại
+ Do mua bán mà có.
- Ruộng công:
+ Làng xã nhà nước cấp đất cho quan lại theo chế độ cấp bậc do vậy do vậy ruộng tư ngày càng nhiều. Nhưng nguồn thu chính của nhà nước vẫn là tô thuế thu của dân.
- Cùng với sự phục hồi và phát triển kinh tế nông nghiệp thì nhà Trần cũng rất chú trọng quan tâm đến thủ công nghiệp.
Nhà Trần có những chính sách gì về thủ công nghiệp?
- Nhà nước quản lý mở rộng nhiều các ngành nghề: Nghề gốm dệt chế tạo vũ khí, đóng thuyền
Quan sát hình 35- 36 sgk (T69) em có nhận xét gì?
- Thạp gốm: thời Trần được trang trí đẹp.
- Thạp có nghĩa là bình to người ta thường dùng để đựng gạo các hoa văn chạm khắc ở thạp và gạch đất nung đã rõ nét hình thù đường nét đã mô phỏng được cụ thể thiên nhiên cây cỏ 
- So sánh với hình 24 bát men ngọc thời lý hoa văn chưa rõ bằng.
- Ngoài ra còn có nghề dệt vải, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển
Các nghề thủ công của nhà Trần có gì khác so với thời Lý ?
- Phát huy các nghề đã có từ thời Lý nhà Trần phát triển về kỹ thuật cao hơn. Các nghề được tập trung thành làng nghề, phường nghề.
Em có nhận xét gì về thủ công nghiệp thời kỳ này?
- Thủ công nghiệp phát triển, kỹ thuật được nâng cao
- Sản xuất phát triển thức đẩy lượng hang hoá trong xã hội ngày càng nhiều dẫn đến nhu cầu trao trổi phát triển do vậy mà thương nghiệp ra đời Vậy thương nghiệp như thế nào ta vào phần tiếp theo.
Nhà Trần có chính sách gì về thương nghiệp?
- Ở trung tâm các đô thị, các hương cảng đã có nhiều phường thủ công, chợ lớn thu hút được người buôn kẻ bán tấp nập
- Các của biển có những thương nhân nước ngoài vào 
Giới thiệu tranh sưu tầm” cảnh chợ tập nập người mua kẻ bán” 
Em có nhận xét gì về nền kinh tế thời Trần?
- Nền kinh tế phát triển mạnh mặt hàng đa dạng phong phú về chủng loại, người mua kẻ bán tập lập nhộn nhịp chúng minh rằng nền kinh tế nhà Trần rất phát triển
Đọc sách giáo khoa ( mục 2) trang 70.
 Thảo luận 3 phút?
ND: Cho biết tình hình xã hội thời Trần sau chiến tranh như thế nào?
( Có mấy tầng lớp gồm những tầng lớp nào?)
Hãy vễ thành sơ đồ.
 Lấy ý kiến các nhóm? Gián phiếu thảo luận lên bảng cho học sinh nhận xét?
20
17
1 -Tình hình kinh tế sau chiến tranh 
* Nông nghiệp: 
- Nhà nước khuyến khích khai khẩn đất hoang, củng cố đê điều. 
- Nông nghiệp có sự phân hoá sâu sắc
* Thủ công nghiệp
- Nhà nước quản lý mở rộng các nghề.
- Lập làng nghề, phường nghề 
- Thủ công nghiệp phát triển, kỹ thuật được nâng cao
* Thương nghiệp
- Trong nước chợ mọc lên nhiều nơi
- Ngoài nước: thương nhân nước ngoài vào buôn bán tập nập 
=> Kinh tế phục hồi và phát triển.
2- Tình hình xã hội sau chiến tranh.
Sơ đồ bộ máy xã hội thời Trần sau khi đánh thắng quân Mông - Nguyên
Tầng lớp thống trị:
Vua
Vương hầu	Quý tộc
Địa chủ
Tầng lớp bị trị:
Thợ thủ công Thương nhân
Nông dân 	Tá điền
 Nô tì 	Nông nô
?
HS
?
HS
GV
?
HS
Xã hội thời Trần gồm những tầng lớp nào?
- Vua vương hầu quý tộc quan lại địa chủ là tầng lớp bóc lột: TTC, thương nhân, ND,NT bằng cách thu tô thuế nặng.
So sánh sự giống và khác nhau giữa bộ máy xã hội thời Lý và thời Trần?
- Các tầng lớp trong xã hội đều có sự giống nhau nhưng cách thức bóc lột tài sản của nông nô và nhân dân khác nhau
- Thời Trần địa chủ ngày càng đông nông nô nô tì ngày càng nhiều
Em có nhận xét gì bộ máy xã hội thời trần?
- Xã hội nhà Trần ngày càng phân hoá giàu nghèo, chế độ phong kiến ngày càng bị phận biệt thể hiện rõ nét qua thứ bậc và đẳng cấp
- Xã hội nhà Trần ngày càng phân hoá sâu sắc
	 c. Củng cố: Bài tập: (2 phút)
	Đánh dấu x và chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng:
	Nền kinh tế nhà Trần Phát triển là nhờ?
	a. Khai khẩn đất hoang
	b. Quan tâm đến thuỷ lợi	
	c). Cả 2 ý trên
d. Hướng dẫn học và chuẩn bị( 1 phút)
Học vở ghi + đọc thêm sách giáo khoa
 	Làm phần câu hỏi ở cuối mục 1,2
Ví dụ làm phần 1:
Trước chiến tranh
Sau chiến tranh
Thủ công nghiệp
Thương nghiệp
Chuẩn bị phần II

File đính kèm:

  • docbai 15 tiet 28.doc
Giáo án liên quan