Giáo án Lịch sử 7 - Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên thế kỉ XIII - Tiết 27: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Tiết 4) - Nguyễn Đình Kiếm

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Học sinh hiểu được:

- Trong 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên, quân Đại Việt đều giành được thắng lợi.

- Ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên.

2. Kĩ năng: + Phân tích, so sánh các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử cảu 3 cuộc kháng chiến để rút ra nhận xét chung.

3. Thái độ: - Tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta.

 - Bài học kinh nghiệm lịch sử và tinh thần đoàn kết dân tộc.

II. Phương pháp:

 Thảo luận nhóm

III. Chuẩn bị:

1 Giáo viên: - Lược đồ đế quốc Mông Cổ thế kĩ XIII

 - Bài Hịch Tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

2. Học sinh: - Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 3249 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên thế kỉ XIII - Tiết 27: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Tiết 4) - Nguyễn Đình Kiếm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN
 Ngày soạn: 24/11/2010
 Ngày dạy: 27/11/2010
TIẾT 27:
IV. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ
CỦA BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN( tiết 4)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Học sinh hiểu được:
- Trong 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên, quân Đại Việt đều giành được thắng lợi.
- Ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên.
2. Kĩ năng: + Phân tích, so sánh các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử cảu 3 cuộc kháng chiến để rút ra nhận xét chung.
3. Thái độ: - Tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta.
 - Bài học kinh nghiệm lịch sử và tinh thần đoàn kết dân tộc.
II. Phương pháp:
 Thảo luận nhóm 
III. Chuẩn bị:
1 Giáo viên: - Lược đồ đế quốc Mông Cổ thế kĩ XIII 
 - Bài Hịch Tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn
2. Học sinh: - Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ.
 Nêu diễn biến kết quả, ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ 3 trên lược đồ ?
3. Bài mới:
*Đặt vấn đề: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên cảu quân dân nhà Trần diễn ra trong điều kiện vô cùng khói khăn gian khổ, nhưng đã giành được thắng lợi vẻ vang, Vì sao lại giành được thắng lợi đó , ý nghĩa lịch sử để lại là gì ?
* Hoạt động 1: Nguyên nhân thăng lợi.
- Mục tiêu: Hiểu được nguyên nhân thắng lợi.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên ? Dẫn chứng về tinh thần đoàn kết của nhân dân ta ?
HS: Cất dấu của cải, lương thảo theo lệnh của triều đình thực hiện kế hoạch “ Vườn không nhà trống” tự vũ trang để đánh giặc.
+ Các bô lão ở Hội nghị Diên Hồng “quyết đánh”
+ Quân sĩ thích vào cánh tay mình chữ “Sát thát”
GV Những biểu hiện nói lên sự chuẩn bị chu đáo trong cuộc kháng chiến của nhà Trần ?
HS: Vua Trần về các địa phương tìm hiểu đời sống của nhân dân, tạo sự đoàn kết giữa nhân dân và triều dình.
GV: Đây không chỉ là tướng tài về văn –võ mà còn là 1 nhà thơ, quân sự lỗi lạc: hịch tướng sĩ
GV: Trong 3 lần kháng chiến, cách đánh nào được xem là sáng tạo nhất ? 
HS: Thực hiện k/h “ Vườn không nhà trống”.
+ Tráng chổ mạnh, đánh vào chổ yếu của kẻ thù
+ Biết phát huy lợi thế của tự nhiên nước ta.
Buộc giặc từ chổ mạnhyếu, từ chủ động..bị động, chuyển giặc từ tấn công..bị động tấn công và phòng thủ 
+ Đó là cách đánh “ Thiên thời, địa lợi, nhân hoà”
GV: Yêu cầu học sinh đọc mục 2 sgk
 - Được sự ủng hộ và tham gia tích cực của mọi tầng lớp nhân dân.
- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của nhà Trần.
- Tinh thần hi sinh quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nồng cốt là quân đội Trần.
- Có chiến lược chiến thuật đúng đắn, sáng tạo với sự chỉ huy tài tình kiên quyết của vua Trần và Trần Quốc Tuấn
- Lấy đoàn kết toàn dân làm sức mạnh
* Hoạt động 2. Ý nghĩa lịch sử.
- Mục tiêu: Biết và trình bày được ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống quân xâm lược.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv:Thắng lợi của quân dân nhà Trần chống quân xâm lược Mông – Nguyên có ý nghĩa như thế nào ? 
HS: Đập tan ý đồ bành trướng lảnh thổ của giặc Nguyên.
Bảo vệ chủ quyền của dân tộc Đại Việt
K/ nghiệm và truyền thống đánh giặc của nhà Trần được tiếp thu từ 2 cuộc kháng chiến 938 Ngô Quyền và Lê Hoàn trên sông Bạch Đằng
GV: ý nghĩa lịch sử đối với nước ngoài ?
GV: Bài học kinh nghiệm lịch sử để lại là gì ? 
HS Dùng mưu trí đánh giặc, đoàn kết nhân dân, mưu lược, lấy dân làm gốc và phát huy sức mạnh chủ lực, trên dưới đồng lòng, chớp lấy thời cơ tốt nhất
GV “Khoan thưa sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”
Gv: Tổng kết toàn bài.
a. Trong nước:
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của giặc Nguyên, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và độc lập dân tộc
- Làm phong phú thêm truyền thống và nghệ thuật quân sự của nước ta.
b. Nước ngoài:
- Chặn đứng cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với các nước khác: Nhật, châu Âu, châu á.
c. Bài học kinh nghiệm:
“ Thiên thời, địa lợi, nhân hoà”
“ Lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh”
4. Củng cố:
 * Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất: Nguyên nhân thắng lợi của 3 cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên xâm lược của nhà Trần.
 a. Sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân.
 b. Sự chuẩn bị chu đáo về tiềm lực mọi mặt.
 c. Xây dựng khối đoàn kết toàn dân.
 d. Có đường lối quân sự đúng đắn sáng tạo.
 e Quân đội Đại Việt được vũ trang mạnh hơn quân đội Mông –Nguyên.
Câu a,b,c,d là đúng
Hướng dẫn dặn dò.
+ Bài cũ: - Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược của nhà Trần ? 
 - Ý nghĩa lịch sử của Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược đối với các nước khác (quốc tế) ? 
 - Bài học kinh nghiệm .
+ Bài mới: - Kinh tế văn hoá thời Trần đạt được thành tựu gì ?
 - Sưu tầm tư liệu về các nhân vật lịch sử thời Trần ?
 - Đọc tư liệu sử 7 để biết thêm.
 - Hoàn thành các bài tập lịch sử trong sách giáo khoa và vở bài tập
 - Sưu tầm thêm tranh ảnh về văn hoá
6. Rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • doctiet 27 su 7.doc
Giáo án liên quan