Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 7 - Nguyễn Văn Vui

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Bộ máy nhà nước được xây dựng tương đối hoà chỉnh không còn đơn giản như thời Ngô Quyền.

- Nhà Tống xâm lược nước ta và sự thất bại của chúng.

2. Kĩ năng: Bồi dưỡng kĩ năng vẽ sơ đồ, lập biểu đồ, sử dụng lược đồ

3. Thái độ: Giáo dục lòng tự hào, tự tôn, ý thức độc lập dân tộc. Sự biết ơn đối với những người có công bảo vệ và xây dựng đất nước trong thời kì đầu giành độc lập dân tộc.

II. Phương tiện dạy học:

Tranh ảnh đền thờ vua Đinh-Tiền Lê, tài liệu liên quan, sơ dồ tổ chức bộ máy nhà nước

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định tổ chức: Điểm danh, nhận xét vệ sinh lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

? Những biểu hiện nào thể hiện ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong xây dựng đất nước?

? Tại sao xãy ra “Loạn 12 sứ quân”? Tình trạng đó ảnh hưởng như thế nào đối với đất nước?

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 7 - Nguyễn Văn Vui, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/9/2012
Tuần : 7, tiết PPCT: 13 
NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH -TIỀN LÊ
I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ QUÂN SỰ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Bộ máy nhà nước được xây dựng tương đối hoà chỉnh không còn đơn giản như thời Ngô Quyền.
- Nhà Tống xâm lược nước ta và sự thất bại của chúng.
2. Kĩ năng: Bồi dưỡng kĩ năng vẽ sơ đồ, lập biểu đồ, sử dụng lược đồ
3. Thái độ: Giáo dục lòng tự hào, tự tôn, ý thức độc lập dân tộc. Sự biết ơn đối với những người có công bảo vệ và xây dựng đất nước trong thời kì đầu giành độc lập dân tộc.
II. Phương tiện dạy học: 
Tranh ảnh đền thờ vua Đinh-Tiền Lê, tài liệu liên quan, sơ dồ tổ chức bộ máy nhà nước
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức: Điểm danh, nhận xét vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Những biểu hiện nào thể hiện ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong xây dựng đất nước?
? Tại sao xãy ra “Loạn 12 sứ quân”? Tình trạng đó ảnh hưởng như thế nào đối với đất nước?
3. Bài mới
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung ghi bảng:
Hoạt động 1 
? Sau khi dẹp “Loạn 12 sứ quân” Đinh Bộ Lĩnh làm gì?
? Tại sao Đinh Tiên Hoàng đóng đô ở Hoa Lư( là quê hương ông, đất hẹp, nhiều đồi núi thuận lợi cho việc phòng thủ)
N thảo luận Việc Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước và không dùng niên hiệu của Trung Quốc nói lên điều gì?( muốn khẳng định nền độc lập, hoàn toàn không phụ thuộc vào phong kiến Trung Quốc 
-GV: Phân tích thêm khái niệm “ Vương” và “Đế” để HS thấy so với Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền tự chủ.
? Đinh Tiên Hoàng còn áp dụng những biện pháp gì để xây dựng đất nước? (phong vương)
? Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa như thế nào?( ổn định đời sống xã hội"cơ sở để xây dựng và phát triển đnc
Hoạt động 2: 
? Nhà Tiền Lê được thành lập trong hoàn cảnh nào? (Cuối năm 979 Đinh Tiên Hoàng và con trai lớn Đinh Liễn bị ám hại)
? Tại sao Lê Hoàn được suy tôn làm vua ?
N thảo luận:? Việc thái hậu Dương Vân Nga trao áo bào cho Lê Hoàn nói lên điều gì?( thể hiện sự thông minh, quyết đoán, đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích dòng họ,vượt lên quan niệm phong kiến để bảo vệ lợi ích dân tộc
? Chính quyền nhà Tiền Lê được tổ chức như thế nào?
- GV: Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền.
? Em có so sánh gì về tổ chức bộ máy thời Tiền Lê với thời Ngô?( tương đối hoàn chỉnh hơn)
? Quân đội thời Tiền Lê được tổ chức như thế nào
Hoạt động 3: 
? Nhà Tống xâm lược nước ta trong hoàn cảnh nào?
- GV: Dựa vào lược đồ trình bày diễn biến.
Lê Hoàn chọn sông Bạch đằng để chặn giặc, kế thừa tài quân sự trước đây của Ngô Quyền.
? Ý nghĩa cuộc kháng chiến chống Tống?
1. Nhà Đinh xây dựng đất nước:
- 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Đóng đô ở Hoa Lư.
- 970 Đặt niên hiệu là Thái Bình.
- Phong vương cho các con, cử tướng thân cận giữ các chức vụ chủ chốt.
- Xây dựng cung điện, đúc tiền, xử phạt nghiêm với kẻ phạm tội.
2. Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê.
a. Sự thành lập nhà Tiền Lê
- 979 Đinh Tiên Hoàng bị giết, " nội bộ lục đục
- Nhà Tống lăm le xâm lược 
" Lê Hoàn được suy tôn làm vua.
b. Sơ đồ tổ chức chính quyền:
Q. võ
 sư,Đại sư
Q. văn
 Vua
Thái sư, Đại sư
10 lộ
 Phủ(châu)
c. Tổ chức quân đội: Gồm hai bộ phận: Cấm quân và Quân địa phương.
3. Cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống của Lê Hoàn:
a. Hoàn cảnh: Đinh Tiên Hoàng mất, nội bộ nhà Đinh lục đục, quân Tống xâm lược nước ta.
b. Diễn biến:
- Địch: tiến vào nước ta theo 2 đường thuỷ và bộ do tướng Hầu Nhân Bảo dẫn đầu.
- Ta: Chặn đánh địch ở Bạch Đằng. Diệt quân bộ ở biên giới phía Bắc. Giết tên chủ tướng.
c. Ý nghĩa: 
- Đánh bại âm mưu xâm lược của kẻ thù
- Giữ vững nền độc lập dân tộc
4.Củng cố: ? Nhà Đinh đã làm gì để xây dựng đất nước?
? Việc Đinh Bộ Lĩnh là người việc đầu tiên xưng đế nói lên điều gì?
( Khẳng định nước ta độc lập và ngang hàng với triều đại phong kiến TQ (nhà Tống))
? Thời Tiền Lê chính quyền trung ương được tổ chức như thế nào?
 (Vua đứng đầu, giúp việc có quan văn, quan võ)
? Ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống?
5.Dặn dò: Học bài cũ, Chuẩn bị phần II bài 9
 IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 27/9/2012
Tuần : 7, tiết PPCT: 14
 NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH-TIỀN LÊ
 II. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Các vua Đinh-Tiền Lê đã bước đầu xây dựng một nền kinh tế tự chủ bằng sự phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp
- Cùng với sự phát triển kinh tế, văn hoá-xã hội cũng có nhiều đổi thay.
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm
- Phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và rút ra ý nghĩa thành tựu kinh tế, văn hoá-xã hội thời Đinh-Tiền Lê.
3. Thái độ: Giáo dục lòng tự hào, tự tôn, ý thức độc lập dân tộc. Sự biết ơn đối với những người có công bảo vệ và xây dựng đất nước trong thời kì đầu giành độc lập dân tộc.
II. Phương tiện dạy học: 
- Bảng phụ, sơ đồ các tầng lớp giai cấp xã hội phiếu thảo luận,
III. Tiến trình dạy học 
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Nhà Đinh đã làm gì để xây dựng đất nước?
 ? Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Tiền Lê?Qua đó rút ra nhận sét?
3. Bài mới
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung ghi bảng:
Hoạt động1 : 
? Ruộng đất là cơ sở tự nhiên của nông nghiệp, em hãy giới thiệu sơ lược về tình hình ruộng đất nước ta thời Đinh-Tiền Lê?
 - GV: thời Đinh-Tiền Lê ruộng đất nói chung thuộc sở hữu làng xã, nhân dân trong làng chia nhau để cày cấy và nộp thuế.
? Vua Lê đã có những chính sách gì để phát triển nông nghiệp?(Cày ruộng tịch điền.... GV ghi bảng: Nhà nước khuyến khích sản xuất.)
- Từ những chính sách việc làm trên đưa lại kết quả như thế nào?(Nông nghiệp từng bước ổn định phát triển.)
? Vì sao cày ruộng tịch điền có tác dụng khuyến khích sản xuất rất lớn? (đó là biện pháp nêu gương tốt nhất)
? Em hãy trình bày tình hình thủ công nghiệp thời Đinh-Tiền Lê? 
- GV: liên hệ thực tế một số nghề thủ công cổ truyền đến nay vẫn được tồn tại và phát huy như chăn tằm ươm tơ ở Duy Xuyên, làng gốm Thanh Hà(Hội An)...
? Hãy miêu tả lại cung điện Hoa Lư để thấy sự phát triển của nước ta thời Tiên Lê?(HS đọc đoạn chữ nhỏ SGK) 
? Em hãy nêu vài nét về tình hình thương nghiệp thời Đinh-Tiền Lê? - GV nhấn mạnh: Quan hệ ngoại giao Việt-Tống được thiết lập tạo điều kiện việc trao đổi hàng hóa giữa nhân dân hai miền biên giới được thuận lợi → liên hệ thực tế về việc mở rộng quan hệ ngoại giao của nhà nước ta hiện nay, thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển.
? Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế nước ta thời bấy giờ
? Vì sao nền kinh tế của nước ta lúc bấy giờ phát triển
- GV giới thiệu tranh và khai thác: để ghi nhớ công lao của các vị vua thời Đinh-Tiền Lê nhân dân đã xây đền thờ.
Hoạt động 2 
* HS thảo luận ? Em hãy hoàn thành sơ đồ xã hội thời Đinh-Tiền Lê (xã hội nước ta thời Đinh-Tiền Lê có những giai cấp cơ bản nào? Bộ máy thống trị gồm những ai? Những người bị trị gồm những ai?)
? Thành phần chủ yếu trong xã hội thời Đinh-Tiền Lê là bộ phận nào?(đa số là dân tự do, cày ruộng công làng xã, có quyền lợi gắn với làng với nước)
Giai cấp bị trị
? Tầng lớp dưới cùng trong xã hội là ai?(nô tì-số lượng không nhiều)
* Văn hóa:
? Giáo dục thời kì này như thế nào?(chưa phát triển)
? Vì sao mặt dù nhân dân ta vốn có truyền thống hiếu học?(chưa có trường học, chỉ có một số lớp học do các nhà sư mở ở chùa)
? Em hãy điểm sơ qua tình hình tôn giáo nước ta thời bấy giờ? 
- GV: Phật giáo phát triển, chùa chiền được xây dựng ở nhiều nơi. Tại kinh đô Hoa Lư có các chùa Bà Ngô, chùa Tháp, Nhất Trụ...
? Nêu tên một số nhà sư có danh tiếng và giải thích vì sao họ được trọng dụng? (Đạo Phật được truyền bá rộng rãi, nền giáo dục chưa phát triển, đất nước hiếm nhân tài, mà họ là những người có học, giỏi chữ Hán giúp vua trong việc ngoại giao)
? Thời Đinh-Tiền Lê tồn tại những loại hình văn hóa dân gian nào? → GV liên hệ thực tế: một số loại hình văn hóa vẫn còn tồn tại đến ngày nay ví dụ đua thuyền ở miền biển...
- GV: Những ngày vui vua cũng thích đi chân đất, cầm xiên lội ao đâm cá, vào triều vua còn chơi trò đọ tay với quần thần"quan hệ vua tôi chưa có khoảng cách lớn.
? Văn hóa, xã hội nước ta thời Đinh – Tiền Lê có gì thay đổi?(đạo Phật phát triển, xuất hiện tầng lớp nhà sư trong bộ máy thống trị đời sống tinh thần của nhân dân được nâng cao ...)
1. Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ:
a. Nông nghiệp:
- Nông dân được chia ruộng đất để cày cấy.
- Nhà nước thực hiện nhiều biện pháp khuyến nông
_Nông nghiệp từng bươc ổn định và phát triển.
b. Thủ công nghiệp:
- Các xưởng thủ công nhà nước ra đời.
- Các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển.
c. Thương nghiệp
- Tiền đồng được lưu thông trong cả nước.
- Buôn bán trong nước và với nước ngoài phát triển
2. Đời sống xã hội và văn hoá:
a. Xã hội:
Vua
* Sơ đồ xã hội:
Giai cấp thống trị
 Quan văn 
Quan võ
Quan tăng
Địa chủ
Nông dân
Thợ thủ công
Thương nhân
Nô tì
b. Văn hoá:
- Giáo dục chưa phát triển.
- Đạo Phật được truyền bá rộng rãi, các nhà sư được trọng dụng.
- Các loại hình văn hoá dân gian khá phát triển
4.Củng cố: GV sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập sau, tổ chức trò chơi
 (hình thức như trò chơi “Rung chuông vàng”)
* Điền vào chỗ trống trong câu sau:
- Hằng năm vào mùa xuân, vua Lê thường về địa phương tổ chức lễ............................và tự mình cày mấy đường để khuyến khích nhân dân sản xuất.(cày tịch điền)
5. Dặn dò: 
 + Học bài cũ.
 + Chuẩn bị bài sau, tìm hiểu về Lý Công Uẩn.,Vẽ sơ đồ tổ cức nhà nước thời Lý.
 IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày tháng năm 2012

File đính kèm:

  • docGA Su 7tuan 7.doc