Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 27 - Năm học 2010-2011

1/ Mục tiêu bài học.

 a/ Kiến thức:

 Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong nửa sau thế kỷ XVIII, từ đó dẫn tới phong trào nông dân ở Đàng Trong mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.

 Anh em Nguyễn Nhạc lập căn cứ Tây Sơn và sự ủng hộ của nhân dân đồng bào Tây nguyên

 b/ Tư tưởng: Sức mạnh quật khởi ý cbí kiên cường của nhân dân chống lại ách áp bức bóc lột

 c/ Kỷ năng. Rèn luyện kỹ năng xác định địa danh trên bản đồ cuộc khởi nghĩa Tây Sơn

2/ Chuẩn bị:

 a/ Giáo viên: Giáo án, Lược đồ căn cứ địa của nghĩa quân Tây Sơn.

 b/ Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 27 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/2/2011 	Tuần 27	 Ngày giảng: 7A,C,D: 2/3/2011
 	 7B: 28/2/2011
Bài 25: PHONG TRÀO TÂY SƠN
Tiết 52 – I. KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN
1/ Mục tiêu bài học.
	a/ Kiến thức:
 	 Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong nửa sau thế kỷ XVIII, từ đó dẫn tới phong trào nông dân ở Đàng Trong mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
	 Anh em Nguyễn Nhạc lập căn cứ Tây Sơn và sự ủng hộ của nhân dân đồng bào Tây nguyên
	b/ Tư tưởng: Sức mạnh quật khởi ý cbí kiên cường của nhân dân chống lại ách áp bức bóc lột
	c/ Kỷ năng. Rèn luyện kỹ năng xác định địa danh trên bản đồ cuộc khởi nghĩa Tây Sơn
2/ Chuẩn bị:
 	a/ Giáo viên: Giáo án, Lược đồ căn cứ địa của nghĩa quân Tây Sơn.
	b/ Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3/ Tiến trình dạy và học.
	a/ Kiểm tra bài cũ. (4’)
	 Câu hỏi: Tình hình kinh tế và đời sống của nhân dân Đàng Ngoài thế kỷ XVIII? Tình hình ấy dẫn đến hậu quả gì?
	 Trả lời: - Chính quyền pk mục nát.
Đời sống nd cực khổ, thường xuyên sảy ra nạn đói.
Hậu quả: Sx sa sút.
	b/ Bài mới:
	 * Giới thiệu bài:(1’) Trong lúc Đàng Ngoài tình hình hổn loạn thì vào giữa thế kỷ XVIII, Đàng Trong cũng bắt đầu bước vào con đường suy vong.
Hoạt động của Giáo Viên.
Hoạt động của Học sinh
Nội dung.
Hỏi: Vì sao từ giữa thế kỷ XVIII chính quyền họ Nguyễn lại suy yếu nhanh chóng? 
Gv: Số quan lại ngày càng tăng nd ngày càng khổ cực
Y/c: Hs đọc phần in nghiêng sgk
Hỏi: Đoạn trích khiến em hình dung ntn về bọn quan lại thống trị?
Hỏi: Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn dẫn đến những hậu quả gì đối với nhân dân và các tầng lớp khác?
Hỏi: Đời sống nd có gì khác so với nd Đàng Ngoài?
Gv: Trong nỗi khổ đó người dân nghèo đã đứng dậy đấu tranh, tiêu biểu cho tinh thần đó là cuộc kn của Chàng Lía
Hỏi: H/c’ xuất thân của Lía có gì đặc biệt?
Hỏi: Em hãy trình bày cuộc khởi nghĩa chàng Lía? 
Hỏi: Kết quả và ý nghĩa của cuộc kn?
Gv: Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng thể hiện lòng bất bình sâu sắc giữa nông dân và các dân tộc thiểu số với chính quyền PK Nguyễn.
Hỏi: Lãnh đạo cuộc kn?
Gv: Do bất mãn với chế độ PK thối nát đương thời, là nạn nhân của chế độ thống trị hà khắc. Ba anh em căm thù chính quyền họ Nguyễn và bắt mạch đúng nguyện vọng của nhân dân lật đổ Nguyễn.
Hỏi: Anh em Ng Nhạc đã chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa ntn?
Gv: chỉ lược đồ
Tây Sơn nằm giáp giữa Bình Định với Tây Nguyên, nối liền là sông Côn và đường bộ qua đèo An Khê. Tây Sơn thượng đạo là cao nguyên có dân tộc Khơme và Bana sinh sống.
Hỏi: Vì sao nghĩa quân Tây Sơn lại mở rộng xuống vùng Tây Sơn hạ đạo?
Hỏi: Những lực lượng tham gia cuộc kn?
Hỏi: Em có nhận xét gì về lực lượng nghĩa quân Tây Sơn?
Gv: khi mở rộng địa bàn, nghĩa quân toả về giải phóng làng xã, trừng trị bọn xã trưởng, quan thu thuế, giải phóng tù nhân,..
- Việc mua quan bán tước phổ biến.
+ Số quan lại ngày càng tăng.
+ Quan lại, hào trưởng kết bè kéo cánh, bóc lột nd
+ Tập đoàn TRương Phúc Loan lũng đoạn triều đình 
- Hs đọc 
- Hs ý kiến riêng.
- ND bị lấn chiếm ruộng đất, nộp nhiều thứ thuế. ..
- Đời sống nhân dân cơ cực, bất bình oán giận chính quyền họ Nguyễn.
- Gia đình nghèo khổ
- Địa bàn: Truông Mây
- Mục đích lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo.
- Thất bại.
- Hình ảnh của Chàng Lía còn mãi ..
- Ba anh em họ Nguyễn ..
- Xây thành luỹ, lập kho tàng, luyện nghĩa quân ..
- Quan sát lược đồ và nắm rõ vị trí của căn cứ nghĩa quân.
Từ miền núi xuống đồng bằng lực lượng lớn mạnh, tranh thủ được sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân
- N dân nghèo, đồng bào Chăm, Ba-na ..
- Lực lượng đông có trang bị vũ khí, bênh vực quyền lợi cho dân nghèo
1. Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỷ XVIII.
(19’)
a, Tình hình xã hội:
- Chính quyền họ Nguyễn suy yếu, mục nát. 
- Nông dân bị tước đoạt ruộng đất, nộp nhiều thứ thuế. 
- Đời sống nông dân cơ cực.
b, Cuộc Kn của Chàng Lía.
Nổ ra ở Truông mây (Bìng Định)
- Chủ trương: “lấy của người giàu chia cho người nghèo”.
2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ: (17’)
a, Lãnh đạo:
- Ba anh em Ng Nhạc, Ng Huệ, Ng Lữ
b, Căn cứ:
- Tây Sơn thượng đạo.
- Tây Sơn hạ đạo.
c, Lực lượng:
- Dân nghèo, đồng bào dân tộc.
c. Củng cố, luyện tập: (3’)
	H: Theo em cuộc kn Tây Sơn nổ ra có những thuận lợi gì?
	TL: - Địa thế hiểm yếu, rộng
Thời cơ: Chính quyền chúa Nguyễn suy yếu
KN được sự ủng hộ rộng rãi của nd
d. Hướng dẫn về nhà: (1’)
- HS học bài, chuẩn bị tiếp mục II. Tây Sơn lật đổ họ Nguyễn và đánh tan quân Xiêm
Ngày soạn: 28/2/2011 	 Ngày giảng 7A: 4/3/2011
 	 	 	 7B: 1/3/2011
	 7C,D: 3/3/2011
Tiết 53 – II. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ NGUYỄN VÀ ĐÁNH TAN QUÂN XÂM LƯỢC XIÊM
1/ Mục tiêu bài học.
	a/ Kiến thức:
	Tây Sơn đánh đổ tập đoàn PK Nguyễn tiêu diệt quân Xiêm từng bước thống nhất đất nước
	HS nắm được tài chỉ huy quân sự của Nguyễn Huệ
	b/ Tư tưởng: 
	Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc, những chiến công vũ đại của nghĩa quân Tây Sơn
	c/ Kỷ năng.
	 Trình bày diễn biến phong trào Tây Sơn trên lược đồ
2/ /Chuẩn bị:
 	a/ Giáo viên: Giáo án, Lược đồ chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực PK và chống quân xâm lược nước ngoài.
	b/ Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3/ Tiến trình dạy và học.
	a/ Kiểm tra bài cũ. (4’)
	 Câu hỏi: Trình bày tình hình XH Đàng Trong nửa sau XVIII và cuộc kn của Chàng Lía? 
	 Trả lời: 
	* Tình hình xã hội
	- Chính quyền họ Nguyễn suy yếu, mục nát. 
	- Nông dân bị tước đoạt ruộng đất, nộp nhiều thứ thuế. 
	- Đời sống nông dân cơ cực.
	 * Khởi nghĩa của Chàng Lía:
	- Nổ ra ở Truông mây (Bìng Định)
	- Chủ trương: “lấy của người giàu chia cho người nghèo”.
	b/ Bài mới:
	 * Giới thiệu bài: (1’) Sau khi xây dựng căn cứ, nghĩa quân Tây Sơn ngày càng mạnh, phát trỉên lực lượng nghĩa quân, ba anh em Nguyễn Nhạc quyết tâm lật đổ chính quyền PK thối nát, đánh đuổi quân Xiêm bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Hoạt động của Giáo Viên.
Hoạt động của Học sinh
Nội dung.
Gv chỉ lược đồ thành Quy Nhơn
Kể chuyện: Nguyễn Nhạc tự nhốt mình vào cũi rồi sai quân khiêng vào nộp cho chúa Nguyễn , nửa đêm ông phá cũi đánh ra, phối hợp với quân Tây Sơn ngoài đánh vào, trong một đêm ông đã hạ được thành Quy Nhơn.
Hỏi: Em có nhận xét gì về cách đánh hạ thành của Nguyễn Nhạc?
Hỏi: Thành Quy Nhơn thuộc về tay nghĩa quân có ý nghĩa gì?
Gv chỉ lược đồ nghĩa quân làm chủ vùng đất từ Quãng Ngãi đến Bình Thuận
Hỏi: Khi biết tin Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh đã làm gì?
Hỏi: Tại sao Nguyễn Nhạc lại phải hoà hoãn với quân Trịnh?
Gv: Sau trận đụng độ với Trịnh, quân Tây Sơn rút về QN, ở phía Nam quân Nguyễn đánh ra, bị kẹt ở giữa Nguyễn Nhạc thay đổi chiến thuật tạm hoà hoãn với Trịnh để tập trung lựợng tiêu diệt Nguyễn.
Hỏi: Vì sao cuộc khởi nghĩa lan nhanh và giành thắng lợi?
Hỏi: Vì sao quân Xiêm xâm lựơc nước ta?
Gv: Việc làm bán nước của Ng Ánh là cơ hội cho quân Xiêm xâm lược nước ta.
Gv: chỉ trên lược đồ đường tấn công của quân Xiêm.
Hỏi: Khi vào nước ta thái độ của quân Xiêm ntn? 
Gv dùng bản đồ chỉ cho HS thấy địa bàn hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn 
Hỏi: Vì sao Nguyễn Huệ lại chọn đoạn sông này làm trận địa?
Gv: Đây có cù lao Thới Sơn hai bên bờ cây cối rậm rạp thuận lợi cho vịệc đặt phục binh và lối đánh du kích.
Liên hệ với cách đánh của Triệu Quang Phục.,..
Gv tường thuật trên lược đồ (H. 58)
Hỏi: Kết quả của cuộc chiến?
Hỏi: Chiến thắng RG – XM có ý nghĩa ntn?
HS quan sát lược đồ
- Tìm hiểu cách đánh hạ thành Quy Nhơn và lật đổ họ Nguyễn.
- Táo bạo, bất ngờ, thông minh làm cho địch bị động.
- Lần đầu tiên nghĩa quân kiểm soát một vùng đất rộng lớn ...
Hs quan sát lược đồ.
- Phái mấy vạn quân đánh chiếm Phú Xuân (Huế)..
- Nghĩa quân TSơn vào thế bất lợi: ..
- Được nhân dân nhiệt tình ủng hộ, lòng căm thù giai cấp PK của nhân dân Tài trí lãnh đạo kháng chiến của anh em Tây Sơn.
- Do Nguyễn ánh sau nhiều lần thất bại đã sang Xiêm cầu cứu vua Xiêm. 
- Khi vào miền Tây Gia Định, chúng ra sức cướp bóc, sách nhiễu dân chúng,.
- Quan sát lược đồ 
- Dựa vào mụcin nghiêng Sgk trả lời
HS trình bày lại
- Quân Xiêm bị tiêu diệt
Ng Ánh lưu vong ...
+ Đây là một trong những trận thủy chiến lớn nhất 
 + Khẳng định sức mạnh to lớn của nghĩa quân, 
+ Đập tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm.
1. Lật đổ chính quỳên họ Nguyễn: (18’)
a. Hạ thành Quy Nhơn:
- 1773 nghĩa quân hạ thành Quy Nhơn.
- Năm 1774 mở rộng vùng kiểm soát từ Quãng Ngãi đến Bình Thuận.
b. Hòa hoãn với quân Trịnh.
Cuối 1774 Nguyễn Nhạc tạm hòa hoãn với quân Trịnh để tập trung lực lượng tiêu diệt Nguyễn.
c. Lật đổ họ Nguyễn:
Năm 1777 chúa Nguyễn bị giết, chế độ thống trị họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ
2. Chiến thắng Rạch Gầm Xoài Mút: (18’)
a. Nguyên nhân:
- Sau nhiều lần thất bại Nguyễn Ánh sang cầu cứu vua Xiêm.
b. Diễn biến:
Năm 1784 quân Xiêm chiếm miền Tây Gia Định.
Tháng 1/ 1785 Ng Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa 
- 19/01/1785 Ng Huệ dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục.
c. Kết quả:
Quân Xiêm bị tiêu diêt gần hết , Nguyễn Ánh sang Xiêm lưu vong.
d. ý nghĩa:
Đập tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm, khẳng định sức mạnh của nghĩa quân
c. Củng cố, luyện tập: (3’)
	- Y/c 1,2 Hs lên tường thuật chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút bằng lược đồ.
d. Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Ôn lại toàn bộ nội dung của bài.
- Chuẩn bị tiếp mục III. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh.

File đính kèm:

  • docTuan 27.doc