Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 69: Đề cương ôn tập - Năm học 2012-2013

Nam nữa đầu TK XIX.

2.Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức lịch sử

3.Thái độ: Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc. Tính tự giác trong học tập.

 

II.PƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 1.Chuẩn bị của giáo viên

 -Đề cương ôn tập

 -Phiếu học tập, 2 bảng phụ.

 2.Chuẩn bị của HS: Học bài, soạn bài trước khi đến lớp

 

III.DỰ KIÊN PHƯƠNG PHÁP

1.Chủ đạo: vấn đáp, trực quan, động nảo, trình bày 1 phút.

2.Bổ trợ: gợi mở, diễn giải.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1566 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 69: Đề cương ôn tập - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XIX.
2.Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức lịch sử 
3.Thái độ: Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc. Tính tự giác trong học tập.
II.PƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	1.Chuẩn bị của giáo viên
	-Đề cương ôn tập
	-Phiếu học tập, 2 bảng phụ.
	2.Chuẩn bị của HS: Học bài, soạn bài trước khi đến lớp
III.DỰ KIÊN PHƯƠNG PHÁP
1.Chủ đạo: vấn đáp, trực quan, động nảo, trình bày 1 phút.
2.Bổ trợ: gợi mở, diễn giải.
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1.Ổn định lớp (1p): Kiểm tra sĩ số:.
2.Kiểm tra bài củ: không.
3.Giới thiệu bài mới (37p):..
Câu 1. Trình bày vài nét về tình hình kinh tế thời Lê sơ ?
-Nông nghiệp : được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ nhà nước có những biện pháp tích cực để khuyến khích nông nghiệp phát triển : phép quân điền , cấm giết trâu bò , khai phá vùng đất ven biển 
-Thủ công nghiệp phát triển với những nghề thủ công cổ truyền , nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời , nhất là Thăng Long .
-Thương nghiệp : chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và ngoài nướcNhờ những biện pháp tích cực tiến bộ của nhà Lê , nhờ tinh thần lao động cần cù sáng tạo của nhân dân nền kinh tế nhanh chóng được phục hồi và phát triển đời sống nhân dân các tầng lớp được cải thiện , xã hội ổn định đó là biểu hiện sự thịnh trị của thời Lê sơ .
Câu 2.Trong lĩnh vực văn hóa , giáo dục , khoa học , nghệ thuật thời Lê sơ có gì khác so với thời Lý –Trần ?
-Giáo dục thời Lê sơ phát triển mạnh do sự quan tâm của nhà nước và nhà nước đã có những chủ trương , biện pháp tích cực để phát triển giáo dục như tổ chức thi cử 3 năm một lần ( nhà Trần 7 năm một lần).
-Thời Lý –Trần muốn bổ nhiệm làm quan thì trước hết phải xuất thân từ đẳng cấp quý tộc .
-Thời Lê sơ đa số dân đều có thể đi học và cho phép người nào có học đều được dự thi và thi đổ đều được bổ nhiệm làm quan và được vinh quy bái tổ .
-Thời Lý –Trần : đạo Phật rất được trọng dụng .
-Thời Lê sơ : Nho giáo chiếm địa vị độc tôn , chi phối trên lĩnh vực văn hóa , tư tưởng .
-Tình hình giáo dục , văn hóa , khoa học thời Lê sơ cũng đạt được những thành tựu mới .
Câu 3. Nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý –Trần có đặc điểm gì khác nhau ?
-Nhà nước thời Lý –Trần : tổ chức theo chế độ quân chủ tập quyền ( vua nắm mọi quyền hành ) nhưng  không thực sự chuyên chế bằng thời Lê sơ .Nhà Trần là nhà nước quân chủ quý tộc .
-Nhà nước thời Lê sơ : là nhà nước phong kiến quân chủ tập quyền hùng mạnh , vua là người trực tiếp nắm mọi quyền hành của đất nước , là tổng chỉ huy quân đội .
Câu 4.Trình bày diễn biến , kết quả và ý nghĩa của chiến thắng Rạch Gầm -Xoài Mút ( 1785 ) ?
a. Diễn biến :
- Giữa năm 1784, năm vạn quân Xiêm chia làm hai đạo thủy , bộ tiến vào Gia Định
-Tháng 1/ 1785, Nguyễn Huệ tiến vào  Gia Định và chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với giặc .
-Mờ sáng ngày 19/1/1785, quân Xiêm lọt vào trận địa mai phục của nghĩa quân . Thủy binh ta từ Rạch Gầm –Xoài Mút và cù lao Thới Sơn tấn công giặc .
b.Kết quả :Giặc bị tiêu diệt gần hết , Nguyễn Ánh chạy thoát , lưu vong sang Xiêm .
c. Ý nghĩa :
-Là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâmcủa nhân dân ta .
-Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm .
Câu 5. Hãy nêu tên những vị anh hùng dân tộc đã có công và giương cao ngọn cờ chống ngoại xâm , bảo vệ độc lập cho Tổ quốc ?
-Ngô Quyền ,  thế kỉ X : đánh bại cuộc xâm lược của quân Nam Hán .
-Lê Hoàn,  thế kỉ X: đánh bại cuộc xâm lược lần thứ nhất của quân Tống
-Lý Thường Kiệt , thế kỉ XI : đánh bại cuộc xâm lược lần thứ hai của quân Tống .
- Trần Hưng Đạo , thế kỉ XIII: đánh bại ba lần xâm lược của quân Mông –Nguyên .
- Lê Lợi , Nguyễn Trãi , thế kỉ XV : đánh bại quân xâm lược Minh .
- Quang Trung , thế kỉ XVIII : đánh bại quân xâm lược Xiêm , Thanh .
Câu 6.  Nhận xét sự phát triển của văn học và nghệ thuật dân gian thế kỉ XVIII?
-Văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế , nhưng văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước .
- Thơ Nôm ,truyện Nôm xuất hiện ngày càng nhiều .
-Nội dung các truyện Nôm viết về hạnh phúc con người , tố cáo những bất công xã hội 
-Sang nửa đầu thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển phong phú .
-Điểm nổi bật ở các thế kỉ này là sự phục hồi và phát triển của nghệ thuật dân gian .
-Nghệ thuật sân khấu cũng đa dạng phong phú . Khắp nông thôn , đâu đâu cũng có gánh hát .
Câu 7. Trình bày việc vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp tết Kỉ Dậu 1789 ?
- Khi đến núi Tam Điệp ( Ninh Bình ), Quang Trung chia làm 5 đạo đánh vào Thăng Long , tiêu diệt quân nhà Thanh :
+ Đạo quân thứ nhất do Quang Trung chỉ huy đánh thẳng vào Thăng Long .
+ Đạo thứ hai và thứ ba do đô đốc Bảo và đô đốc Long chỉ huy đánh vào Tây Nam Thăng Long và yểm hộ cho đạo chủ lực .
+ Đạo thứ tư tiến ra phía Hải Dương .
+ Đạo thứ năm tiến lên Lạng Giang ( Bắc Giang ), chặn đường rút lui của giặc .
-Đêm 30 tết nghĩa quân tiêu diệt địch ở đồn Hà Hồi .
-Sáng mồng 5 tết , quân Tây Sơn đánh đồn Ngọc Hồi , cùng thời điểm đó quân Tây Sơn đánh đồn Đống Đa
-Trưa mồng 5 tết Kỉ Dậu , vua Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long .
Câu 8: Hãy nêu một số tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc ta hiện nay vẫn còn được bảo lưu và phát triển ?
-Làng xã thờ Thành Hoàng .Gia đình thờ tổ tiên .
-Thờ cúng ông Táo , ông Địa.Cúng đất , cúng Tất niên , cúng đầu năm .Cúng cầu mưa , lễ cầu ngư .
Câu 9: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn ?
* Nguyên nhân thắng lợi :
- Ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta .
- Sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân .
*Ý nghĩa  lịch sử :
- Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước , đặt nền tảng thống nhất quốc gia .
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm , Thanh , bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc .
- Lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn ,Trịnh , Lê .
- Giải phóng đất nước , giữ vững nền độc lập của Tổ quốc , một lần nửa đập tan cuồng vọng xâm lược của các đế chế quân chủ phương Bắc .
Câu 10. Chính sách ngoại giao , ngoại thương của thời Nguyễn có gì khác so với thời Quang Trung ?
Nội dung
Thời Quang Trung
Thời Nguyễn
Ngoại giao
-Đối với nhà Thanh : mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc .
- Thuần phục nhà Thanh .
-Đối với các nước phương Tây : khước từ mọi tiếp xúc .
Ngoại thương
-Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế
-“ Mở cửa ải , thông chợ búa”
- Buôn bán với các nước : Trung Quốc ,Xin-ga-po, Xiêm , Mã Lai.
-Không cho người phương Tây mở cửa hàng .
Họ chỉ được ra vào một số cảng đã quy định .
Câu 11: Em thử trình bày vài nét về những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và luật pháp ?
-Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và luật pháp:
-Vua Lê Thánh Tông là người có công đóng góp chủ yếu làm cho bộ máy nhà nước ngày càng đầy đủ, hoàn thiện và chặt chẽ hơn thời vua Lê Thái Tổ.Vua Lê Thái Tổ và vua Nhân Tông chia nước làm 5 đạo, Lê Thánh Tông chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên.
-Vua Lê Thánh Tông là người soan thảo và ban hành Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức). Đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến VN.
Câu 12: Hãy trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê sơ ?
-Nông nghiệp được phục hồi và phát triển nhanh chóng, nhờ nhà nước có những biện pháp tích cực để khuyến khích nông nghiệp phát triển: thực hiện phép quân điền, cấm mổ giết trâu, bò, cấm điều động dân phu trong mùa cấy gặt, khai phá vùng đất ven biển
-Thủ công nghiệp phát triển với những nghề thủ công cổ truyền, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.
-Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và ngoài nước.
Câu 13: Em biết gì về vua Lê Thánh Tông?
-Lê Thánh Tông húy là Tư Thành, sinh ngày 20 tháng 7 năm nhâm Tuất (28- 8-1442), con thứ tư của vua Lê Thái Tông và mẹ là Lê Thị Ngọc Giao. Năm 1445, ông được phong là Bình Nguyên Vương. Năm 1460, được lên ngôi vua khi 18 tuổi.
-Lê Thánh Tông không những là một vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn, nổi tiếng tài ba của dân tộc ta ở TK XV. Ông đã để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ.
Câu 14: Nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỷ XVI ?
-Vua quan ăn chơi xa xỉ, nội bộ tranh giành quyền lực, đời sống nhân dân cực khổ, dẫn đến mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến trở nên gay gắt.
=> Đó là những nguyên nhân làm bùng nổ các của các cuộc khởi nghĩa.
Câu 15: Em hãy nêu hậu quả của cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài ?
-Chiến tranh Nam – Bắc triều (1527- 1592) là một cuộc hỗn chiến tàn khóc nhằm tiêu diệt lẫn nhau giữa hai tập đoàn phong kiến . -> Nhân dân phiêu bạc khắp nơi, chết đói nhiều. Hàng vạn người bị Nam triều và Bắc triều bắt đi lính, đi phu. Mùa màng bị tàn phá nặng nề, đồng ruộng bỏ hoang, dịch tể phát sinh à Đời sống nhân dân cơ cực.
-Chiến tranh Trịnh – Nguyễn dẫn đến hậu quả: đất nước bị chia cắt làm 2 miền kéo dài đến cuối TK XVIII, gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.
Câu 16: Tại sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu ?
-Dưới chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, cuộc sống của nhân dân gày càng cơ cực. Nỗi bất bình, oán giận của các tầng lớp nhân dân đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng cao.
-Nghĩa quân Tây Sơn đã đề ra khẩu hiệu “lấy của người nghèo giàu chia cho người nghèo”hợp với lòng dân, đáp ứng được nguyện vọng của dân nghèo.
Câu 17: Việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế có ý nghĩa gì ?
-Trước lực lượng kẻ thù ngoại xâm mạnh, muốn chống lại phải dựa vào sức mạnh của cả dân tộc, phải có người chính danh vị mới kêu gọi được cả nước đánh giặc. Được quần chúng nhân dân ủng hộ, ngày 21.12.1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế, lấy hiệu là Quang Trung.
-Việc Nguyễn Hu

File đính kèm:

  • docTuan 35 tiet 69.doc
Giáo án liên quan