Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 4 - Đặng Thị Hồng Anh
3. Bài mới:
* Giới thiệu chủ điểm:Măng non là biểu tượng của thiếu nhi, của Đội TNTP cũng là tượng trưng cho tính trung thực, vì bao giờ măng cũng mọc thẳng. Thiếu nhi là thế hệ măng non của đất nước cần trở thành những con người trung thực.
* Giới thiệu bài:Thế nào là người trung thực? Hôm nay các em sẽ học bài “ Một người chính trực” để hiểu rõ điều đó.
Hoạt động1. Hướng dẫn luyện đọc
* GV chia đoạn yêu cầu HS đọc.
+ GV kết hợp cho HS luyện đọc 1 số từ khó trong bài: di chiếu, tham tri chính sự, gián nghị đại phu. Nghỉ hơi đúng nhanh giữa các cụm từ: “Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá/ do bận nhiều công việc/ nên không mấy khi tới thăm Tô Hiến Thành được”.
+ GV kết hợp giải nghĩa từ từ khó cuối bài.
Gọi 1 HS đọc phần chú giải cuối bài.
Gọi HS đọc toàn bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài
chuyện, nhớ chuyện. Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn. 3. Thái độ: Cảm phục khí phách của nhà thơ chân chính. II.CHUẨN BỊ: Tranh minh hoạ III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1 phút 5 phút 1 phút 8 phút 15 phút 3 phút Khởi động: Bài cũ: Kể chuyện đã nghe – đã đọc Yêu cầu HS kể lại 1 câu chuyện đã nghe – đã đọc về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau giữa mọi người GV nhận xét & chấm điểm Bài mới: Hoạt động1: Giới thiệu bài Trong tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ được nghe cô kể câu chuyện về một nhà thơ chân chính của vương quốc Đa-ghét-xtan. Nhà thơ này trung thực, thẳng thắn, thà chết trên giàn lửa thiêu chứ nhất định không chịu khuất phục hát bài ca trái với lòng mình, trái với sự thật. Hoạt động 2: HS nghe kể chuyện Bước 1: GV kể lần 1 GV kết hợp vừa kể vừa giải nghĩa từ Giọng kể thong thả, rõ ràng, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự bạo ngược của nhà vua, nỗi thống khổ của nhân dân, khí phách của nhà thơ dũng cảm không chịu khuất phục sự bạo tàn. Đoạn cuối kể với nhịp nhanh, giọng hào hùng. Bước 2: GV kể lần 2 GV vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ Bước 3: GV kể lần 3 Hoạt động 3: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện Yêu cầu 1: Dựa vào câu chuyện đã nghe cô giáo kể, trả lời các câu hỏi + Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng như thế nào? + Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình? + Trước sự đe doạ của nhà vua, thái độ của mọi người như thế nào? + Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ? Yêu cầu 2, 3: Kể lại toàn bộ câu chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm b) Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp GV nhận xét, chốt lại GV cùng cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân. Chuẩn bị bài: Kể chuyện đã nghe – đã đọc HS kể HS nhận xét HS nghe & giải nghĩa một số từ khó HS nghe, kết hợp nhìn tranh minh hoạ HS nghe Yêu cầu 1 HS đọc lần lượt từng câu hỏi Cả lớp lắng nghe, suy nghĩ + Dân chúng phản ứng bằng cách truyền miệng nhau hát một bài hát lên án thói hống hách bạo tàn của nhà vua & phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân. + Nhà vua ra lệnh lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy. Vì không thể tìm được ai là tác giả của bài hát, nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ & nghệ nhân hát rong. + Các nhà thơ, các nghệ nhân lần lượt khuất phục. Họ hát lên những bài ca tụng nhà vua. Duy chỉ có một nhà thơ trước sau vẫn im lặng. + Nhà vua thay đổi thái độ vì thực sự khâm phục, kính trọng lòng trung thực, khí phách của nhà thơ thà bị lửa thiêu cháy, nhất định không chịu nói sai sự thật. Yêu cầu 2, 3 a) Kể chuyện trong nhóm Từng cặp HS luyện kể từng đoạn câu chuyện Mỗi HS kể lại toàn bộ câu chuyện b) Kể chuyện trước lớp Vài tốp HS thi kể chuyện từng đoạn theo tranh trước lớp Vài HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa câu chuyện hoặc đối đáp cùng các bạn, đặt câu hỏi cho các bạn, trả lời câu hỏi của thầy cô, của các bạn về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện. HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất TẬP ĐỌC TIẾT 8 : TRE VIỆT NAM I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Biết đọc lưu loát toàn bài, giọng đọc diễn cảm, phù hợp với nội dung cảm xúc (ca ngợi cây tre Việt Nam ) và nhịp điệu của các câu thơ, đoạn thơ. 2. Cảm vàhiểu được ý nghĩa của bài thơ: Cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam. Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng chính trực. 3. HTL những câu thơ em thích . II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Tranh về cây tre . Bảng phụ viết đoạn thơ cần hướng dẫn đọc. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HS Khởi động: Hát Kiểm tra bài cũ: Học sinh đọc truyện Một người chính trực và trả lời câu hỏi 1,2,3 trong SGK. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b.Luyện đọc và tìm hiểu bài Luyện đọc: +HS đọc phần chú giải , GV kết hợp giải nghĩa từ: tự, áo cộc - HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc bài. - GV đọc diễn cảm bài thơ, giọng nhẹ nhàng, cảm hứng ngợi ca. Tìm hiểu bài: + GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết. Các hoạt động cụ thể: Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi. Tìm những câu thơ nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre đối với người Việt Nam? Những hình ảnh nào gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam : Những hình ảnh nào của tre tượng trưng cho tính cần cù? Những hình ảnh nào của tre gợi lên phẩm chất đoàn kết của người Việt Nam? Những hình ảnh nào của tre tượng trưng cho tính ngay thẳng? Tìm hình ảnh về cây tre và búp măng non mà em thích ? Đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì ? Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời. c. Hướng dẫn đọc diễn cảm - HS nối tiếp nhau đọc cả bài thơ . + GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài. - GV đọc mẫu Củng cố: Ý nghĩa của bài thơ Tổng kết dặn dò: Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài Những hạt thóc giống. Học sinh đọc 2-3 lượt. Học sinh đọc. HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn thơ của bài +Đoạn 1: từ đầu đến nên luỹ nên thành tre ơi ? +Đoạn 2: tiếp theo đến hát ru lá cành. +Đoạn 3: tiếp theo đến truyền đời cho măng +Đoạn 4: phần còn lại Các nhóm đọc thầm. Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. HS đọc và trả lời. HS đọc và trả lời. - tre xanh, /Xanh tự bao giờ? / Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh - (cần cù, đoàn kết, ngay thẳng) - Ở đâu tre cũng xanh tươi / Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu; Rễ riêng không ngại đất nghèo / Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù. - Khi bão: tay ôm tay níu cho gần nhau thêm.Thương nhau, tre chẳng ở riêng, lưng trần phơi nắng phơi sương, có manh áo gộc, tre nhường cho con. - Nòi tre đâu chịu mọc cong. Búp măng non đã mang dáng thẳng thân tròn của tre. - Có manh áo gộc tre nhường cho con. - Nòi tre đâu chịu mọc cong; chưa lên đã nhọn như chông lạ thường. - Sự kế tiếp liên tục của các thế hệ : tre già, măng mọc. --Từng cặp HS luyện đọc :“Nòi tre .xanh màu tre xanh.” -Một vài HS thi đọc diễn cảm. HS nêu : : ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương, ngay thẳng, chính trực. HS đọc thầm và trả lời.3 học sinh đọc TẬP LÀM VĂN Tiết 7: CỐT TRUYỆN I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Kiến thức: HS biết thế nào là một cốt truyện: Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện. HS biết ba phần cơ bản của một cốt truyện: Mở đầu, diễn biến, kết thúc & tác dụng của ba phần này. 2.Kĩ năng: Bước đầu biết xác định cốt truyện của một truyện đã nghe. Biết sắp xếp lại các sự việc chính của một truyện thành một cốt truyện. II.CHUẨN BỊ: Các thẻ ghi sự việc chính của truyện “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” Dế Mèn gặp Nhà Trò đang gục đầu khóc bên tảng đá. Dế Mèn gạn hỏi, Nhà Trò kể lại sự tình. Dế Mèn phẫn nộ, dắt Nhà Trò đi đến chỗ mai phục của bọn Nhện. Dế Mèn doạ nạt và lên án sự nhẫn tâm của bọn Nhện, bắt chúng phá bỏ vòng vây hãm Nhà Trò. Bọn Nhện sợ hãi phải vâng lời Dế Mèn. Nhà Trò được tự do. Các thẻ màu ghi: + Cốt truyện + Chuỗi sự việc + Làm nòng cốt cho diễn biến của truyện. + Cốt truyện thường gồm ba phần: + Mở đầu + Diễn biến + Kết thúc III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1 phút 5 phút 1 phút 9 phút 4 phút (thảo luận) 5 phút 15’ 5’ 3’ Khởi động: Hát Bài cũ: Viết thư Một bức thư thường gồm mấy phần? Nhiệm vụ chính của mỗi phần là gì? Mời 1 HS có bài văn viết thư gửi các bạn ở trường khác để thăm hỏi & kể về tình hình học tập của bản thân được điểm cao nhất lớp GV nhận xét chung về bài làm văn của HS Bài mới: Giới thiệu: Trong những giờ tập làm văn trước, các em đã được tìm hiểu các phương diện: ngoại hình, hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện. Ngoài các yếu tố kể trên, trong văn kể chuyện còn có một yếu tố quan trọng khác là cốt truyện. Bài học hôm nay cô sẽ giúp các em hiểu thế nào là cốt truyện qua bài: “Cốt truyện” GV ghi bảng tựa bài. Hoạt động1: Hướng dẫn học phần nhận xét Để các em hiểu thế nào là cốt truyện, đầu tiên chúng ta sẽ học phần nhận xét. Yêu cầu 2 HS đọc nội dung câu 1 Truyện “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”, các em đã được học trong t
File đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_tuan_4_dang_thi_hong_anh.doc