Kế hoạch công tác kiểm tra nội bộ năm học 2014-2015

I. Đối tượng kiểm tra:

1. Các tổ chuyên môn; bộ phận thư viện, thiết bị thực hành.

2. Tổ văn phòng, tổ chủ nhiệm.

3. Cán bộ, giáo viên, nhân viên.

4. Các lớp học và học sinh.

II. Yêu cầu và nội dung kiểm tra:

1. Quy trình thực hiện và kết quả đạt được của HT, PHT, các tổ, các bộ phận theo các nội dung, chỉ tiêu đề ra tại kế hoạch của đơn vị.

2. Quy trình thực hiện và kết quả đạt được của cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên theo các nội dung, chỉ tiêu đề ra tại kế hoạch của đơn vị.

3. Tinh thần, thái độ và kết quả học tập, rèn luyện của các lớp và học sinh toàn trường tại kế hoạch của đơn vị.

 

doc9 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1620 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch công tác kiểm tra nội bộ năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h, phòng đọc, thư mục.
+ Việc giới thiệu sách; tổ chức cho mượn, đọc; thống kê số lượng (tỉ lệ), mượn, đọc hàng tháng và cả năm. 
+ Việc bảo quản; vệ sinh; mỹ quan thư viện. 
+ Kết quả hoạt động, nâng cao chất lượng thư viện.
c. Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên, gồm:
+ Xây dựng kế hoạch năm, tháng (cấu trúc; nội dung; chỉ tiêu; các giải pháp thực hiện). 
Nội dung kế hoạch phải phù hợp với kế hoạch của tổ. Nội dung kế hoạch tập trung việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, chuẩn nghề nghiệp, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh; có lồng ghép việc, ứng dụng công nghệ thông tin, tự làm đồ dùng dạy học; có lồng ghép việc xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực.
+ Kế hoạch dự giờ hoặc tự dự giờ (dành cho giáo viên trẻ, tự xin dự giờ giáo viên khác để học tập); việc tham gia hội giảng nhằm nâng cao tay nghề; kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém.
+ Việc soạn, giảng dạy theo chương trình qui định của BGD&Đtvà theo lịch báo giảng của đơn vị
+ Việc đánh giá học sinh qua thực hiện số lượng và chất lượng đề kiểm tra: nội dung câu hỏi kiểm tra miệng, đề và đáp kiểm tra (cấu trúc; mức độ nội dung theo chuẩn kiến thức- kỹ năng).
+ Thực hiện hồ sơ giáo viên; việc họp, sinh hoạt chuyên môn theo quy định của Sở, của Phòng.
+ Kết quả giảng dạy của giáo viên qua kết quả học tập của học sinh, so sánh với các thời gian trước.
2. Lực lượng kiểm tra:
+ Phụ trách chung: Hiệu trưởng
+ Thành viên: PHT, các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, tổ văn phòng.
3. Hình thức và chỉ tiêu kiểm tra:
+ Kiểm tra toàn diện tổ; tỉ lệ 100%/năm
+ Kiểm tra toàn diện giáo viên: tỉ lệ ít nhất 50%/năm
+ Kiểm tra chuyên đề hồ sơ tổ, hồ sơ cá nhân: tỉ lệ 100%/năm
II. Kiểm tra nền nếp học tập, rèn luyện của học sinh, gồm: 
A. Đối tượng và nội dung kiểm tra
1. Kiểm tra việc xây dựng các văn bản quy định về nền nếp học tập, rèn luyện của học sinh, gồm:
+ Nội quy nhà trường, nội quy lớp học - Cấu trúc nội quy đủ 3 phần: những điều xấu không nên làm, những điều tốt phải tích cực làm, điều khoản thi hành.
+ Văn bản hướng dẫn việc thực hiện nội quy trường, nội quy lớp học (mang tính chất giải thích những điều, khoản trong nội quy để học sinh hiểu, thực hiện). 
+ Văn bản quy định về thi đua khen thưởng học sinh thực hiện tốt nội quy trường, nội quy lớp học.
+ Văn bản hướng dẫn xử lý học sinh không thực hiện nội quy trường, nội quy lớp học.
+ Văn bản quy định quy trình làm việc của giáo viên chủ nhiệm (GVCN) thu thập và xử lý thông tin, báo cáo BGH về tình hình lớp chủ nhiệm trong tuần. Cụ thể :
- Thu thập thông tin qua báo cáo hàng ngày của cán bộ lớp bằng biểu mẫu văn bản, bằng điện thoại, email.
- Từ kết quả thông tin thu được, GVCN có quyết định bằng nhiều hình thức: trực tiếp xử lý hay ủy quyền cho lớp trưởng xử lý tạm thời, GVCN sẽ xử lý tiếp theo khi có mặt tại trường.
+ Văn bản quy định quy trình tiết sinh hoạt lớp cuối tuần.
+ Văn bản quy định quy trình tiết sinh hoạt dưới cờ toàn trường đầu tuần.
2. Kiểm tra công tác chỉ đạo điều hành của tổ trưởng chuyên môn tác động các GVCN làm tốt nhiệm vụ. 
3. Kiểm tra hoạt động của các giáo viên chủ nhiệm về nền nếp học tập, rèn luyện của học sinh của lớp phụ trách.
+ Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn GVCN thực hiện nghiêm các văn bản của nhà trường quy định về nền nếp học tập, rèn luyện của học sinh. Chủ yếu là việc thực hiện nội quy nhà trường, nội quy lớp; chuyên cần, tiếp thu nội dung bài giảng tốt; thực hiện trường học thân thiện, học sinh tích cực. 
+ Thực hiện trách nhiệm của GVCN theo điều lệ nhà trường; trách nhiệm của GVCN trong thực hiện sổ gọi tên ghi điểm, học bạ.
+ Kết quả chủ nhiệm, so sánh với thời gian trước. 
4. Kiểm tra hoạt động của tổ chức Đoàn, Hội trong việc phối hợp giáo dục đạo đức, hạnh kiểm học sinh.
+ Kế hoạch năm, tháng (cấu trúc; nội dung; chỉ tiêu; các giải pháp thực hiện). Nội dung kế hoạch phải phù hợp với kế hoạch của trường và có lồng ghép việc xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực.
+ Tổ chức thực hiện các phong trào theo kế hoạch năm, tháng.
+ Kết quả hoạt động của tổ chức Đoàn, Đội.
4. Kiểm tra hoạt động của các Ban vận động hoạt động ngoài giờ có liên quan: 
Ban Vận động học sinh ra lớp, Ban Phòng, chống ma túy; Phòng, chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường, Ban Vận động an toàn giao thông…
B. Lực lượng kiểm tra: 
+ Phụ trách chung: Hiệu trưởng
+ Thành viên: PHT, tổ trưởng Chuyên môn, các GVCN, nhân viên bảo vệ, Ban Đại diện CMHS.
C. Hình thức và chỉ tiêu kiểm tra:
+ Kiểm tra hoạt động GVCN chủ nhiệm: 2 lần/năm.
+ Kiểm tra hoạt động Đoàn TNCS HCM và Đội TNTP HCM của đơn vị : 2 lần/năm.
+ Kiểm tra hồ sơ lớp (Sổ gọi tên ghi điểm, học bạ và các hồ sơ khác) mà GVCN có trách nhiệm thực hiện: 2 lần/năm.
+ Kiểm tra hoạt động các ban vận động hoạt động ngoài giờ: 2 lần/năm.
+ Kiểm tra đột xuất các vấn đề khác có liên quan đến việc giáo dục đạo đức, hạnh kiểm học sinh.
III. Kiểm tra tài chính, tài sản và công tác hành chính: 
Đối tượng và nội dung kiểm tra:
a. Công tác kế toán, thủ quỹ:
- Việc lập kế hoạch thu, chi tất cả các nguồn; nội dung thu hộ; các loại phí theo quy định.
- Việc thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định (lương, phụ cấp theo lương; các khoản khác theo quy chế chi tiêu nội bộ)
- Việc thực hiện nguyên tắc thu, chi; hồ sơ quản lý tài chính.
- Việc mua sắm tài sản; nguyên tắc thủ tục mua sắm; cập nhật hao mòn tài sản và thanh lý tài sản; báo cáo quyết toán và công khai thu, chi định kỳ.
- Việc bảo quản ngân quỹ theo quy định.
b. Công tác hành chính văn phòng: 
- Bảo vệ tài sản, tài liệu cơ quan. 
- Công tác văn thư: xử lý thông tin hai chiều bên trong nhà trường; nhà trường với các cơ quan; nhà trường với xã hội, với CMHS; việc sử dụng và bảo quản con dấu nhà trường.
- Công tác y tế học đường, bảo vệ sức khỏe học sinh.
- Việc tiếp dân, giải quyết các yêu cầu của học sinh, giáo viên, CMHS (thông tin về kết quả học tập; xin phép nghỉ, chuyển trường, rút hồ sơ học tập; xin cấp các loại giấy tờ có liên quan).
- Lưu trữ hồ sơ: Hồ sơ nhà trường (giấy chủ quyền đất, sơ đồ thiết kế nhà trường, quyết định thành lập trường), hồ sơ nhân sự (túi hồ sơ theo quy định, sổ lý lịch trích ngang tất cả cán bộ giáo viên, nhân viên qua các thời kỳ), hồ sơ học sinh.
2. Lực lượng kiểm tra: 
+ Phụ trách chung: Hiệu trưởng
+ Thành viên: phó Hiệu trưởng; đại diện cấp ủy đảng, công đoàn cơ sở, ban thanh tra nhân dân; kế toán, thủ quỹ; cán bộ kiêm nhiệm công tác văn thư.
3. Hình thức và chỉ tiêu kiểm tra:
+ Kiểm tra hoạt động kế toán, thủ quỹ: 2 lần/năm.
+ Kiểm tra hoạt động văn thư lưu trữ: 2 lần/năm.
+ Kiểm tra hoạt y tế học đường: 2 lần/năm.
+ Kiểm tra trách nhiệm nhân viên bảo vệ, phòng chống cháy nổ: 3 lần/năm.
+ Kiểm tra đột xuất các về công tác hành chính quản trị khác có liên quan. 
IV. Kiểm tra dạy thêm học thêm:
Nội dung kiểm tra:
Việc thực hiện quy định dạy thêm học thêm của UBND tỉnh; các văn bản hướng dẫn về dạy thêm học thêm. 
2. Lực lượng kiểm tra: 
+ Ban điều hành dạy thêm học thêm.
+ Tổ kiểm tra dạy thêm học thêm 
3. Hình thức và chỉ tiêu kiểm tra:
+ Kiểm tra thường xuyên hàng ngày tại trường.
+ Kiểm tra giáo án, sổ gọi tên ghi điểm ít nhất 3 lần/năm. 
+ Kiểm tra đột xuất khi có phản ánh về dạy thêm.
V. Giám sát kiểm tra phòng, chống thanh nhũng:
Nội dung giám sát, kiểm tra:
Luật PCTN; các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật PCTN; 
+ Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên là đối tượng của giám sát; qua giám sát có dấu hiệu sai phạm sẽ tiến hành kiểm tra làm rõ.
+ Trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị:
* Lập kế hoạch PCTN hàng năm, nội dung gồm: phân công giáo viên phụ trách công tác PCTN của đơn vị
- Triển khai kịp thời các văn bản pháp luật, văn bản quy định của ngành.
- Rà soát các văn bản của đơn vị phù hợp tinh thần phòng, chống tham nhũng.
- Việc thực hiện các quy tắc ứng xử nghề nghiệp.
- Quyết định phân công giáo viên phụ trách công tác PCTN (Trần Minh Vũ)
- Cải cách hành chính, hiệu quả để phục vụ nhân dân tốt.
- Thực hiện dân chủ cơ sở và công khai hóa hoạt động của đơn vị; công khai kết quả kê khai minh bạch tài sản và thu nhập cá nhân các chức danh theo quy định.
* Tổ chức phối hợp với tổ chức đảng, thanh tra nhân dân giám sát, kiểm tra làm rõ, xử lý các trường hợp lợi dụng chức quyền để tham nhũng. 
* Báo cáo định kỳ công tác PCTN về cấp quản lý trực tiếp.(Trần Minh Vũ phụ trách)
2. Lực lượng giám sát, kiểm tra: 
+ Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng và các tổ trưởng chuyên môn.
+ Tổ chức đảng; công đoàn; thanh tra nhân nhân. Giáo viên Phụ trách công tác PCTN
+ Những ý kiến của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, CMHS qua các phiên họp, hội nghị hoặc qua thùng thư góp ý của đơn vị.
3. Hình thức và chỉ tiêu kiểm tra:
+ Giám sát thường xuyên, qua các báo cáo giám sát định kỳ.
+ Kiểm tra khi có dấu hiệu tham nhũng.
Phần III 
TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
A. Trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị:
1. Ra quyết định thành lập các tổ kiểm tra; quyết định thành lập các đoàn kiểm tra phù hợp theo từng nội dung, từng thời gian.
2. Biên soạn các biểu mẫu kiểm tra phù hợp theo từng nội dung.
3. Sử dụng kết quả kiểm tra để xét đề nghị thi đua, khen thưởng, nâng lương, đề bạt, bố trí cán bộ theo yêu cầu. Lưu trữ hồ sơ kiểm tra lâu dài. 
B. Đối tượng và thời gian kiểm tra:
	I. Kiểm tra hoạt động chuyên môn và thư viện, thiết bị:
1. Học kỳ 1: 
a. Thời gian kiểm tra: từ 18/08/2014 .đến 31/12/2014
b. Các đối tượng được kiểm tra: Nhân viên TV-TB và một số giáo viên sử dụng thiệt bị và ĐDDH sẵn có và tự làm
Học kỳ 2: 
a. Thời gian kiểm tra: từ 05/01/2015 đến 20/05/2015
b. Các đối tượng được kiểm tra: Nhân viên TV-TB và một số giáo viên sử dụng thiệt bị và ĐDDH sẵn có và tự làm
II. Kiểm tra nền nếp học tập rèn luyện của học sinh:
1. Học kỳ 1: 
a. Thời gian kiểm tra: từ 18/08/2014 .đến 31/12/2014
b. Các đối tượng được kiểm tra: Tất cả GVCN và nề nếp học tập của học sinh các lớp
Học kỳ 2: 
a. Thời gian kiểm tra: từ 05/01/2015 đến 20/05/2015
b. Các đối tượng được kiểm tra: Tất c

File đính kèm:

  • docKe hoach kiem tra noi bo NH 20142015.doc
Giáo án liên quan