Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh với bài “Thụ tinh–kết hạt và tạo quả”
3.Hiệu quả
Qua việc vận dụng “ phương pháp dạy học phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh” vào bộ môn sinh học cụ thể là bài Thụ tinh – Kết hạt và tạo quả. Tôi nhận thấy học sinh dễ hiểu bài, nắm vững , nhớ kĩ, hăng hái học tập hệ thống kiến thức một cách lôgíc , năng động tìm tòi , sáng tạo.
Qua việc vận dụng phương pháp này chất lượng học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt và tôi cảm thấy hứng thú say mê giảng dạy bộ môn hơn.
III. KẾT LUẬN.
Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh mới thật sự lấy học sinh làm trung tâm, người thầy đóng vai trò là người hướng dẫn, học sinh đóng vai trò chủ đạo trong quá trình tìm tòi và lĩnh hội kiến thức . Có như vậy mới phát huy được tính tư duy sáng tạo trong học tập của học sinh , các em cảm thấy hứng thú với bộ môn hơn vì thấy mình đã tìm được những kiến thức mà giáo viên là người hướng dẫn.
Để phương pháp này đạt hiệu quả cao , người thầy cần phải biết vận dụng một cách linh hoạt đồng thời nên kết hợp với một số phương pháp khác nhằm giúp cho các em tiếp thu kiến thức nhanh hơn và tiết học thêm sôi nổi.
Tôi nghĩ rằng người giáo viên phải có ý thức trong việc xây dựng , đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời đây cũng là nền tảng tạo cho các em có được đầy đủ một hệ thống kiến thức để vận dụng vào cuộc sống.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH VỚI BÀI “THỤ TINH –KẾT HẠT VÀ TẠO QUẢ” I.ĐẶT VẤN ĐỀ. Nói đến sinh học là nói đến cỏ , cây ,muôn loài và nói đến con người .Bộ môn sinh học được đưa vào trường học từ bậc tiểu học nhưng ở tiểu học,HS tiếp thu những kiến thức đơn giản .Đến bậc THCS học sinh bắt đầu làm quen với môn khoa học chuyên nghiên cứu về thế giới sinh vật .Sinh học là một môn học thực nghiệm có liên quan rất nhiều đến cuộc sống .Nên học lí thuyết cần đi đôi với thực hành. Nhưng điều kiện cơ sở vật chất của trường chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh cũng như việc giảng dạy của giáo viên .Đa số giáo viên truyền thụ kiến thức còn nặng về phương pháp thuyết trình. Giáo viên dạy học theo phương pháp thuyết trình làm cho học sinh thụ động , thiếu tính sáng tạo ,đồng thời chưa phát huy được tính tích cực hoạt động của học sinh. Học sinh chỉ đóng vai trò người nghe. Nên kết quả học tập chưa cao. Với lí do trên tôi thay đổi phương pháp trong quá trình giảng dạy môn sinh học của bản thân mình, cụ thể đối với bài “ Thụ tinh – Kết quả và tạo hạt” . Trong các phương pháp dạy học tôi tâm đắt nhất là “ phương pháp dạy học phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh” . Khi sử dụng phương pháp này đã mang lại hiệu quả thiết thực , học sinh chủ động tiếp thu, tìm tòi, phát hiện để chiếm lĩnh kiến thức nên hiểu sâu và nắm vững kiến thức hơn. Do đó chất lượng bộ môn được nâng lên rõ rệt. II. NỘI DUNG : Cơ sở lí luận: Phương pháp giảng dạy phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh là phương pháp dạy học trong đó giáo viên đóng vai trò người tổ chức, hướng dẫn còn học sinh giữ vai trò chủ động trong việc tiếp thu, tìm tòi, phát hiện để chiếm lĩnh kiến thức mới. Phương pháp này khá mới mang lại hiệu quả cao. Ta có thể áp dụng cho tất cả các bài sinh học 6 và với tất cả các môn trong bậc THCS . Vì nó có tác dụng tích cực cho tất cả các đối tượng học sinh từ yếu, trung bình đến khá , giỏi. Mặt khác phương pháp này phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh cấp THCS. Vừa gây hứng thú trong tiết học, vừa giúp học sinh khắc sâu kiến thác cơ bản. Khi sử dụng phương pháp này đòi hỏi giáo viên cần phải chọn ra một hệ thống câu hỏi rõ ràng. Lôgic, xác thực, đôi khi trừu tượng gây cho học sinh tính tìm tòi, giải đáp, phát huy tính sáng tạo của học sinh, bên cạnh đó giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi mở nhằm định hướng cho học sinh cách giải quyết vấn đề. 2.Nội dung cụ thể: Aùp dụng phương pháp dạy học “phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh” đối với bài “Thụ tinh – Kết hạt và tạo quả”. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG HĐ 1 : 1.Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn Tìm hiểu về sự nảy mầm của hạt phấn. GV:Treo tranh hình 31.1 SGK lên bảng và yêu cầu học sinh. HS:Quan sát hình 31.1 và tìm hiểu chú thích. Đọc thông tin mục 1. GV:Nêu câu hỏi: Mô tả hiện tượng nảy mầm của hạt phấn? HS:Thảo luận nhóm tìm câu trả lời. GV:Gọi học sinh lên bảng chỉ vào tranh và trả lời. HS:Hạt phấn hút chất nhầy trương lên và nảy mầm thành ống phấn . Tế bào sinh dục đực chuyển đến phần đầu của ống phấn . Ống phấn xuyên qua đầu nhuỵ và vòi nhuỵ vào trong bầu . HS:Nhận xét ,bổ sung. GV:Giảng trên tranh hình 31.1 kết hợp ghi nội dung. Hạt phấn hút chất nhầy trương lên và nảy mầm Hiện tượng nảy mầm của hạt thành một ống phấn , tế bào sinh dục đực phấn: chuyển xuống ống phấn được gọi là hiện tượng + Hạt phấn hút chất nhầy trương nảy mầm của hạt phấn. lên và nảy mầm thành ống phấn. GV:Chỉ trên tranh vẽ và giảng ống phấn xuyên +Tế bào sinh dục đực chuyển qua đầu nhuỵ và vòi nhuỵ để vào trong bầu xuống phần đầu của ống phấn. nhuỵ HS:Nghe và ghi nội dung bài. GV:Khi ống phấn vào trong bầu nhuỵ và tiếp xúc với noãn sẽ xảy ra hiện tượng gì ? HĐ 2: Tìm hiểu về hiện tượng thụ tinh. 2. Thụ tinh. GV: Các em tiếp tục quan sát hình 31.1 và đọc thông tin ở mục 2 SGK. HS:Đọc thông tin và quan sát hình 31.1. GV:Nêu câu hỏi ,hướng dẫn học sinh khai thác thông tin : + Sự thụ tinh xảy ra tạiû phần nào của hoa? + Sự thụ tinh là gì? HS: Thảo luận nhóm (2 HS) tìm câu trả lời . HS: Đại diện nhóm trả lời HS1: Sự thụ tinh xảy ra tại noãn. HS2: Thụ tinh là sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực vớiø tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử. HS:Nhận xét ,bổ sung. GV:Nhận xét và kết luận. Thụ tinh là quá trình kết hợp tế bào sinh dục đực Thụ tinh là quá trình kết hợp của và tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử. tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử. GV:Tại sao nói sự thụ tinh là dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính ? HS:Trao đổi nhóm. HS:Sự thụ tinh là dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính, là do có sự kết hợp của tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái. HS:Nhận xét, bổ sung. GV:Nhận xét và hoàn thiện kiến thức Sự sinh sản có sự tham gia của tế bào sinh dục - Sự sinh sản có sự tham gia đực và tế bào sinh dục cái trong thụ tinh được gọi của tế bào sinh dục đực va øcái là sinh sản hữu tính. trong thụ tinh là sinh sản hữu tính. GV:Giữa thụ phấn và thụ tinhcó mối liên hệ với nhau như thế nào? HS:Trao đổi nhóm tìm câu trả lời. HS:Muốn có hiện tượng thụ tinh phải có hiện tượng thụ phấn nhưng hạt phấn phải được nảy mầm. Thụ phấn là điều kiện cần cho thụ tinh xảy ra. HS:Nhận xét ,bổ sung. GV:Nhận xét và nêu rõ mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh. HS:Nghe và ghi nhớ. GV:Sau khi thụ tinh hợp tử phân chia như thế nào để kết hạt và tạo quả? HĐ 3: Tìm hiểu về sự kết hạt và tạo quả. 3.Kết hạt và tạo quả. GV: Yêu cầu HS đọc thông tin mục 3 SGK. HS: Đọc thông tin mục 3 và thảo luận tìm câu trả lời câu hỏi: + Hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành ? + Noãn sau khi thụ tinh sẽ hình thành những bộ phận nào của hạt? HS: Đại diện nhóm trả lời. HS1: Hạt do noãn phát triển thành. HS2: Noãn thụ tinh phát triển thành hạt chứa phôi. HS: Nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét và hoàn thiện kiến thức a. Kết hạt: Sau khi thụ tinh hợp tử phát triển thành phôi và noãn phát triển thành hạt chứa phôi. GV:+ Qủa do bộ phận nào của hoa tạo thành? + Qủa có chức năng gì? HS: Suy nghĩ nhanh và trả lời HS1: Qủa do bầu phát triển thành. HS2: Chức năng của quả là chứa và bảo vệ hạt. HS: Nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét và kết luận. Bầu nhuỵ biến đổi và phát triển Qủa do bầu phát triển thành. thành quả chứa hạt. Qủa chứa và bảo vệ hạt. GV: Mở rộng: Không phải tất cả các loại quả là do bầu nhuỵ biến đổi và phát triển thành quả. Ở một số loài quả do đế hoa phát triển thành và được gọi là “quả giả”. GV: Kết luận chung. HS: Đọc phần ghi nhớ SGK. 3.Hiệu quả Qua việc vận dụng “ phương pháp dạy học phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh” vào bộ môn sinh học cụ thể là bài Thụ tinh – Kết hạt và tạo quả. Tôi nhận thấy học sinh dễ hiểu bài, nắm vững , nhớ kĩ, hăng hái học tập hệ thống kiến thức một cách lôgíc , năng động tìm tòi , sáng tạo. Qua việc vận dụng phương pháp này chất lượng học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt và tôi cảm thấy hứng thú say mê giảng dạy bộ môn hơn. KẾT LUẬN. Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh mới thật sự lấy học sinh làm trung tâm, người thầy đóng vai trò là người hướng dẫn, học sinh đóng vai trò chủ đạo trong quá trình tìm tòi và lĩnh hội kiến thức . Có như vậy mới phát huy được tính tư duy sáng tạo trong học tập của học sinh , các em cảm thấy hứng thú với bộ môn hơn vì thấy mình đã tìm được những kiến thức mà giáo viên là người hướng dẫn. Để phương pháp này đạt hiệu quả cao , người thầy cần phải biết vận dụng một cách linh hoạt đồng thời nên kết hợp với một số phương pháp khác nhằm giúp cho các em tiếp thu kiến thức nhanh hơn và tiết học thêm sôi nổi. Tôi nghĩ rằng người giáo viên phải có ý thức trong việc xây dựng , đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời đây cũng là nền tảng tạo cho các em có được đầy đủ một hệ thống kiến thức để vận dụng vào cuộc sống. Trường THCS NGA NHAN Người viết sáng kiến:
File đính kèm:
- SKKNBAI THU TINH KET HAT VA TAO QUA.doc