Giáo trình Miễn dịch học - Chương II: Khái niệm về đáp ứng miễn dịch

2.5.1a Miễn dịch chủ động tự nhiên: khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên một cách vô tình. Thí dụ trong quá trình sống, tình cờ cơ thể tiếp xúc với một vi khuẩn nào đó và đã được mẫn cảm.

2.5.1b Miễn dịch chủ động thu được: khi kháng nguyên được con người chủ động đưa vào cơ thể, như tiêm vaccine. Vaccine là chất liệu chế từ các vi sinh vật hoặc kháng nguyên đặc hiệu của chúng đưa vào cơ thể người hoặc động vật nhằm gây miễn dịch chủ động có mục đích phòng bệnh nhiễm khuẩn do các vi sinh vật tương ứng gây ra.

2.5.2 Miễn dịch thụ động

Là trạng thái miễn dịch của cơ thể nhờ các khang sthể chuyển từ ngoài vào, không phải do cơ thể tự sản xuất được. Miễn dịch thụ động cũng gồm hai loại:

2.5.2a Miễn dịch thụ động tự nhiên

Khi kháng thể được truyền một cách tự nhiên từ cơ thể này sang cho cơ thể khác, ví đụ như mẹ truyền kháng thể cho con qua nhau thai, qua sữa.

2.5.2.b. Miễn dịch thụ động thu được

Khi kháng thể được chủ động. đưa vào cơ thể, ví dụ như khi dùng liệu pháp huyết thanh (serotherapy), tức là tiêm kháng huyết thanh hoặc kháng thể chiết xuất từ kháng huyết thanh vào cơ thể để tạo ra miễn dịch chủ động nhằm mục đích phòng bệnh hoặc chữa một số bệnh do nhiễm vi sinh vật. Cần phân biệt loại miễn dịch này với miễn dịch mượn (adoptive immunity) là trạng thái miễn dịch của một cơ thể nhờ các lympho bào chuyển từ ngoài vào, không phải do các lympho bào của bản thân cơ thể thực hiện. Có thể tóm tất trong bảng sau: .

Tóm tắt các thể miễn dịch

 

doc9 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 650 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Miễn dịch học - Chương II: Khái niệm về đáp ứng miễn dịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác.
1.2.3 - Hàng rào tế bào: 
Đây là hàng rào quan trọng và phức tạp nhất. Trên niêm mạc có rất nhiều tế bào có khả năng thực bào di tản từ nội môi ra. Chúng dã được Metchnikoff phát hiện ra từ những năm đầu thế kỷ XX gồm hai loại: tiểu thực bào (microphage) và đại thực bào (macrophage). Tiểu thực bào là những bạch cẩu đa nhân trung tính của máu, còn đại thực bào cũng bắt nguồn từ tuỷ xương phân hoá thành tế bào đơn nhân (monocyte) ở máu rồi di tản tới các mô trở thành hệ thống võng nội mô.
Quá trình thực bào được chia lâm ba giai đoạn:
1.2.3.a Giai đoạn gắn:
Các vi sinh vật khi gặp các thực bào sẽ dính vào màng thực bào nhờ các receptor bề mặt khác nhau. Các receptor này có thể là các phân tử của thực bào như MBP (manose binding protein), các adhesin, hoặc thông qua các thành phần của bổ thể như C3, C5 bởi các C3R, C5R sau khi các thành phần này đã bám trước trên đối tượng của thực bào (vi khuẩn).
Sự kiện đối tượng thực bào gắn vào receptor sẽ khởi động việc chuyển tín hiệu vào bên trong tế bào để gây nên qua trình nuốt và tiêu.
1.2.3.b Giai đoạn nuốt:
Màng tế bào bị lõm vào, chất nguyên sinh sẽ tạo ra các chân giả bao lấy vi sinh vật rồi đóng kín lại tạo thành “hốc thực bào” (phagosom) (phago: ăn; som: thể)
1.2.3.c Giai đoạn tiêu:
Các hạt lysosom đến gần các hốc thực bào, xảy ra hiện tượng hoà màng, màng lysosom hoà cùng màng phagosom (gọi là phagolysosom). Các chất có trong lysosom sẽ đổ vào hốc thực bào để tiêu huỷ đối tượng thực bào. Trong phago-lysosom, vi sinh vật bị tiêu diệt bởi các nhân tố như: pH axit, enzyme thuỷ phân, polypeptide diệt khuẩn, superoxyt (sản phẩm của sự bùng nổ oxy hoá nội bào). 
Quá trình thực bào được khuyếch đại bởi một số thành phần bổ thể đã đượchoạt hoá. Đồng thời, trong một chừng mực nhất định, sự phòng thíc ra khỏi tế bào các thành phần của phago-lysosom làm tăng phản ứng viêm cấp, tăng tính thấm thành mạch, tăng huy động bạch cầu đến ổ viêm. Các bạch cầu giải phóng các chất gây sốt làm tăng quá trình thực bào.
Tế bào diệt tự nhiên (NK: Natural Killer Cells) là biến thể của lymphocyte nhưng có khả năng tiêu diệt không đặc hiệu các tế bào u và các tế bào chứa virus bằng chất tiết của chúng (perforin).
1.2.4 Hàng rào thể chất
Cho đến nay người ta vẫn chưa hiểu rõ được hết các yếu tố của hàng rào thể chất, chỉ biết đó là tổng hợp tất cả các đặc điểm hình thái và chức năng của cơ thể. Những đặc điểm đó khá bền vững, có tính di truyền, quyết định tính phản ứng của cơ thể trước những yếu tố xâm nhập. Chính hàng rào này đã tạo nên sự khác nhau giữa loài này với loài khác, cá thể này với cá thể khác, tước sự tấn công của vật lạ. Nói một cách khác, hàng rào thể chất đã tạo nên tình huống lá cá thể này, loài này có thể hoàn toàn hay ít nhiều đề kháng với một sự xâm nhập của một loại vi sinh vật nào đó, hoặc ngược lại nhạy cảm với một số loại khác.
Ngày nay, những thành tựu mới nhất về di truyền miễn dịch học đã xác nhận khái niệm thể chất trong bệnh sinh (pathogenesis) của một số bệnh, cụ thể là các bệnh có hệ số liên quan cao đối với một số nhóm hoà hợp mô chủ yếu.
1.2.5 Viêm không đặc hiệu
Tất cả cơ chế bảo vệ trên đây có thể thấy ở một hiện tượng rất thường gặp, đó là viêm không đặc hiệu. Hiện tượng này đã được đề cập đến từ thời thượng cổ với 4 triệu chứng kinh điển: sưng, nóng, đỏ, đau. Về bản chất, cốt lõi của quá trình viêm là phản ứng của tế bào, kèm theo hàng loạt các chuỗi phản ứng với mục đích làm cho phản ứng của tế bào được thuận lợi hơn.
Phản ứng vận mạch, trước tiên do cơ chế thần kinh sau đó là cơ chế hoá học, làm giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch, kết quả là làm tăng sự xuyên mạch của các bạch cầu. Một khi yếu tố lạ vượt qua được hàng rào vật lý vào được bên trong cơ thể thì bản thân nó có thể gây ra được nhứng huỷ hoại mô thuỳ thuộc vào sức mạnh vật lý và hoá học của chính bản thân nó. Huỷ hoại này, trước hết, sẽ gây nên các phản xạ thần kinh co mạch tức thời của cơ thể vật chủ song không kéo dài được lâu. Đồng thời, một số tế bào có thể bị phá huỷ và phóng thích histamin sẵn có ra gian bào gây hoạt hoá bổ thể tạo các hợp chất hoạt hoá thành mạch như C3a, C5a, hoặc kích thích chuyển hoá ở màng tế bào như từ axit arachidonic tạo thành các chất hoạt mạch khác như prostaglandin và leukotrien. Nhiều chất trung gian khác sẵn có hoặc mới hình thành do yếu tố lạ gây bệnh được phóng thích tại nơi yếu tố này xâm nhập. Quan trọng nhất là các đại thực bào (tế bào Langerhans ở dưới da, nguyên bào sơ cấp hay đại thực bào từ máu ra). Dưới kích thích của yếu tố viêm (vật lạ, vi sinh vật, ) đại thức bào tiết interleukin-1 (IL-1), interferon (IFN) là những cytokin có tác dụng khuyếch đại phản ứng tại chỗ và toàn thân.
1.2.5.a Phản ứng tại chỗ
Các cytokin nêu trên có tác dụng:
Hoá ứng động bạch cầu (tiểu thực bào là chủ yếu): hấp dẫn, lôi kéo bạch cầu bằng tác nhận hoá học
Cảm ứng xuất hiện các phân tử bám dính trên mặt các bạch cầu và trên bề mặt tế bào nội mô thành mạch tạo ra hiện tượng bạch cầu bám vào đây rồi chui qua thành mạch, tiến tới ổ viêm.
Cảm ứng các hoạt động nội bào của bạch cầu: hoạt hoá hệ thống chuyển tin (adenylcyclase, protein G), hệ thống tín hiệu thứ 2 (phosphoryl oxy hoá) làm cho các tế bào hiệu ứng thay đổi hình dáng, vận động, mất hạt, tăng oxy hoá.
1.2.5b Toàn thân
Cùng với các cytokin nêu trên, đại thực bào còn tiết IL-6 có tác dụng trên thần kinh trung ương gây sót, gây cảm ứng hoạt động trục dưới đồi – thượng thận, đặc biệt làm cho tế bào gan tăng cường sản xuất các protein tham gia vào quá trình viêm gọi chung là các protein của pha viêm cấp (APP: acute phase protein).
Như vậy, ngay khi có sự xâm nhập của kháng nguyên thì phản ứng viêm không dặc hiệu đã đuợc hình thành, tuỳ mức độ mãnh liệt của phản ứng mà cơ thể không nhận biết hoặc dủ mạng để thể hiện đầy đủ 4 triệu chứng cơ bản sưng, nóng, đỏ, đau. Một số chất tiết tại chỗ gây hoá ứng động bạch cầu, thu hút chúng tới ổ viêm. Tại đây, tiểu thực bào và đại thực bào có nhiệm vụ tiêu diệt và loại trừ yếu tố gây viêm. Bạch cầu ưa axit và bạch cầu ưa kiềm có vai trò điều hoà phản ứng viêm. Các chất tiết kèm theo như fibrinogen, globulin, bổ thể,  bao vây ổ viêm, hạn chế sự lan rộng của yếu tố gây viêm cũng có tác dụng khuyếch đại phản ứng.
Như vậy, về cơ bản, phản ứng viêm là phản ứng có lợi cho cơ thể, nó chỉ có hại khi các phản ứng này mãnh liệt quá mức bình thường.
Tóm lại, khi kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ gặp phải hàng loạt các cơ chế bảo vệ không đặc hiệu trong đáp ứng miễn dịch tự nhiên, với mục đích tiêu diệt và loại trừ chúng ra khỏi cơ thể. Một số kháng nguyên khi tái xâm nhập, thì chúng sẽ gặp phải các cơ chế đặc hiệu trong đáp ứng miễn dịch thu được. Như vậy, đáp ứng miễn dịch tự nhiên có tác dụng khởi động đáp ứng miễn dịch thu được, ngược lại, một khi đáp ứng miễn dịch thu được sẽ làm đáp ứng miễn dịch tự nhiên được tăng cường.
2. MIỄN DỊCH THU ĐƯỢC HAY MIỄN DỊCH ĐẶC HIỆU
2.1 Khái niệm:
Miễn dịch thu được (acquired immunity) hay miễn dịch đặc hiệu (specific immunity) là trạng thái miễn dịch xuất hiện khi cơ thể đã có tiếp xúc với kháng nguyên, kháng nguyên được đưa vào cơ thể chủ động (vaccine) hay ngẫu nhiên. Miễn dịch thu được còn có thể đượchình thành khi truyền các tế bào có thẩm quyền miễn dịch (miễn dịch mượn : adoptive immunity), hoặc truyền kháng thể (miễn dịch thụ động : passive immunity). Miễn dịch thu được là một quá trình gồm 3 bước: nhận diện, hoạt hoá và hiệu ứng.
2.2 Đại cương về đáp ứng miễn dịch đặc hiệu
Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu bao gồm hai phương thức:
	- Đáp ứng miễn dịch dịch thể (humoral immune response)
	- Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào (cell mediated immune response)
Ngay khi xâm nhập vào cơ thể, các kháng nguyên gặp phản ứng miễn dịch tự nhiên. Trong phản ứng phòng vệ này đại thực bào đóng vai trò rất quan trọng, vừa là một bộ phận của đáp ứng miễn dịch tự nhiên, đồng thời là sự khởi đầu của đáp ứng miễn dịch đặc hiệu. 
Trong phản ứng miễn dịch đặc hiệu, đại thực bào có chức năng nhận diện kháng nguyên bằng iệc xử lý và trình diện kháng nguyên, tức là nhận diện và truyền thông tin về kháng nguyên cho các lymphocyte cư trú tại những hạch gần với vị trí kháng nguyên xâm nhập. Sau khi tiêu huỷ kháng nguyên trong phago-lysosom, sản phẩm giáng hoá của quá trình này được đưa trở lại màng của thực bào và kết hợp với phân tử hoà hợp mô lớp II (MHC II: major histocompatibility complex - class II) để trình diện sản phẩm giáng hoá đó với các tế bào có thẩm quyền miễn dịch khác. Trong số các tế bào thẩm quyền miễn dịch này lymphocyte là những tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch đầu tiên (primary immune response).

File đính kèm:

  • docGiao trinh Mien dich hoc - chuong 2.doc
Giáo án liên quan