Giáo án Tin học Lớp 12 - Tiết 42: Bài tập và Thực hành 10: Hệ cơ sở dữ liệu quan hệ (Tiết 1) - Năm học 2010-2011

I . MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Khái niệm khoá, khoá chính.

- Liên kết giữa các bảng.

 2. Về kỹ năng:

 - Biết cách chọn khoá cho các bảng dữ liệu trong bài toán cụ thể.

 - Biết cách xác lập liên kết giữa các bảng thông qua khoá để có thể tìm được những thông tin liên quan đến một cá thể được quản lý.

 3. Thái độ:

- Qua bài giảng, học sinh có hứng thú, say mê với môn học. Thấy được ý nghĩa của việc sử dụng CSDL quan hệ.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, Sách Giáo khoa tin 12, Sách Giáo Viên tin 12, Sách bài tập, máy tính, máy chiếu, CSDL QL_THI.

2. Chuẩn bị của học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa, đồ dùng học tập.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5 phút)

a. Câu hỏi : Hãy các thao tác để khai thác CSDL? Tại sao phải truy vấn dữ liệu?

b. Trả lời:

 * Các thao tác để khai thác CSDL:

 - Sắp xếp các bản ghi.

 - Truy vấn CSDL.

 - Xem sữ liệu.

 - Kết xuất báo cáo.

 * Phải truy vấn dữ liệu bởi:

- Truy vấn là một phát biểu thể hiện yêu cầu của người sử dụng. Truy vấn mô tả các dữ liệu và đặt các tiêu chí để hệ QTCSDL có thể thu thập dữ liệu thích hợp. Nói một cách khác, đó là một dạng bộ lọc, có khả năng thu thập thông tin từ nhiều bảng trong một hệ CSDL quan hệ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 12 - Tiết 42: Bài tập và Thực hành 10: Hệ cơ sở dữ liệu quan hệ (Tiết 1) - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
30/01/2010
Ngày giảng
23/02/2010: Lớp 12 A
Tiết 42: Bài tập và thực hành 10 
Hệ cơ sở dữ liệu quan hệ (T1)
I . Mục tiêu
1. Về kiến thức: 
- Khái niệm khoá, khoá chính.
- Liên kết giữa các bảng.
 2. Về kỹ năng:
 - Biết cách chọn khoá cho các bảng dữ liệu trong bài toán cụ thể.
 - Biết cách xác lập liên kết giữa các bảng thông qua khoá để có thể tìm được những thông tin liên quan đến một cá thể được quản lý.
 3. Thái độ:
- Qua bài giảng, học sinh có hứng thú, say mê với môn học. Thấy được ý nghĩa của việc sử dụng CSDL quan hệ.
II. chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
 Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, Sách Giáo khoa tin 12, Sách Giáo Viên tin 12, Sách bài tập, máy tính, máy chiếu, CSDL QL_THI.
Chuẩn bị của học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa, đồ dùng học tập.
III. tiến trình bài dạy
Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
a. Câu hỏi : Hãy các thao tác để khai thác CSDL? Tại sao phải truy vấn dữ liệu? 
Trả lời:
 * Các thao tác để khai thác CSDL:
 - Sắp xếp các bản ghi.
 - Truy vấn CSDL.
 - Xem sữ liệu.
 - Kết xuất báo cáo.
 * Phải truy vấn dữ liệu bởi:
- Truy vấn là một phát biểu thể hiện yêu cầu của người sử dụng. Truy vấn mô tả các dữ liệu và đặt các tiêu chí để hệ QTCSDL có thể thu thập dữ liệu thích hợp. Nói một cách khác, đó là một dạng bộ lọc, có khả năng thu thập thông tin từ nhiều bảng trong một hệ CSDL quan hệ.
- Để phục vụ được việc truy vấn CSDL, thông thường các hệ QTCSDL cho phép nhận các biểu thức hay các tiêu chí nhằm các mục đích sau:
+ Định vị các bản ghi.
+Thiết lập mối quan hệ hay các liên kết giữa các bảng để kết xuất thông tin.
+ Liệt kê một tập con các bản ghi.
+ Thực hiện các phép toán.
+ Xóa một số bản ghi.
+ Thực hiện các thao tác quản lí dữ liệu khác.
 - Tạo liên kết bảng.
Nội dung bài mới:
Hoạt động 1 (20 phút) Làm bài 1
Nội dung
Hđ của GV
Hđ của HS
Bài 1-SGK/88
Thí sinh: STT, SBD (khoá), Họ tên thí sinh, Ngày sinh, Trường)
Đánh phách: STT, SBD (khoá), Phách.
Điểm thi: STT, Phách (khoá), Điểm
- Bảng thí sinh có thể chọn tập hợp các trường: Họ tên thí sinh, ngày sinh, trường là khoá nếu trên thực tế không có 2 học sinh lớp 12 trong tỉnh trùng họ tên, đồng thời trùng ngày sinh và học cùng trường. Nhưng việc chọn STT hoặc SBD làm khoá sẽ tốt hơn và khoá gồm ít trường nhất có thể được.
- Bảng Đánh phách có thể chọn một trong 3 trường: STT, SBD, Phách làm khoá chính. Không thể có thí sinh trùng SBD. Nếu có 2 thí sinh khác nhau (SBD khác nhau) nhưng chung nhau qua một số phách, thì đó là đánh phách sai. Các khoá của bảng này đều chỉ gồm 1 trường.
- Bảng điểm thi không thể chọn trường điểm làm khoá vì có thể có 2 bài thi khác nhau (số phách khác nhau) nhưng điểm giống nhau, ví dụ cùng 8 điểm.
GV: giới thiệu bài thực hành
Gồm 3 bảng: thí sinh, đánh phách, điểm thi 
GV: Yêu cầu các nhóm lựa chọn khoá ở các bảng đã chuẩn bị sẵn và giải thích lí do.
GV: nhận xét các nhóm và chốt lại: 
- Bảng Thí sinh chọn khoá là SBD, bảng đánh phách chọn SBD hoặc Phách làm khoá, (Nhưng đối với một cuộc thi, SBD mới có ý nghĩa xác định thí sinh, không phụ thuộc vào danh sách được sắp xếp ra sao), bảng điểm thi chọn phách làm khoá.
Ngoài ra có thể chọn STT ở 3 bảng làm khoá chính được và không có 2 bản ghi nào có STT trùng nhau. 
Chú ý nghe giảng
HS: thực hiện yêu cầu của giáo viên
Các nhóm lên trình bày bài của mình.
Các nhóm khác chú ý nghe, chuẩn bị các câu hỏi phản biện.
Chú ý nghe giảng
Ghi chép bài
Hoạt động 1 (18 phút) Làm bài 2
Nội dung
Hđ của GV
Hđ của HS
Bài 2-SGK/88
* Trong bảng thí sinh chỉ có thông tin về thí sinh không có số phách đi kèm. Trong bảng đánh phách chỉ cho biết tương ứng số báo danh (chứ không phải biết tất cả thông tin về mỗi thí sinh) với số phách đánh. Vì trường SBD là khóa của cả 2 bảng nên có thể đặt mối liên kết giữa chúng dựa trên trường này để có được thông tin thí sinh kèm đúng với số phách đánh trên bài thi tương ứng. Trong mối liên kết này, có thể đặt một bảng bất kỳ làm bảng chủ, bảng còn lại là bảng liên kết.
Cũng có thể đặt liên kết dựa vào trường STT, chú ý rằng chỉ làm được điều này nếu tương ứng STT-SBD ở bảng Thí sinh được lặp lại đúng ở bảng đánh phách (nghĩa là trong bảng đầu, thí sinh SBD x có thứ tự y thì điều đó được lặp lại đúng trong bảng sau). Xác lập mối liên kết này ta mới chỉ có được thông tin mỗi thí sinh có số phách thê nào.
* Trong bảng Điểm thi chỉ cho biết bài có số phách là gì thì đạt được bao nhiêu điểm, không kèm theo thông tin bài có số phách đó là của thí sinh nào (SBD, họ tên ...) Trong bảng Đánh phách chỉ cho biết tương ứng SBD (chứ không phải tất cả thông tin chi tiết về mỗi thí sinh) với số phách đánh. Với trường Phách là khoá của cả 2 bảng nên có thể đặt mối liên kết giữa chúng để có được thông tin SBD của mỗi thí sinh kèm đúng với điểm thi của họ. Vì trường Phách là khoá ở cả 2 bảng nên có thể đặt một bảng làm bảng chủ, bảng còn lại là bảng liên kết. Trong trường hợp này không thể đặt liên kết dựa vào trường STT
Với 2 mối liên kết đồng thời được xác lập ở trên, nghĩa là sử dụng được tham chiếu đúng đắn, ta có được thông tin thí sinh nào thi được bao nhiêu điểm.
GV: Yêu cầu các nhóm chỉ ra mối liên kết giữa 3 bảng để có được kết quả thi thông báo cho HS mà các nhóm đã chuẩn bị sẵn và giải thích lí do.
GV: nhận xét các nhóm và chốt lại: 
Để có được thông tin đầy đủ của một thí sinh thì phải kết hợp cả 3 bảng.
Mối liên kết giữa các bảng thực chất là sự liên kết giữa các khoá với nhau, từ đó tham chiếu đến các thông tin cần quan tâm.
VD: thông qua SBD ở bảng đánh phách tham chiếu đến bảng thí sinh biết được họ tên, ngày sinh, lớp. Thông qua phách tham chiếu đến bảng điểm thi thì biết được điểm thi của thí sinh đó.
Chú ý nghe giảng
HS: thực hiện yêu cầu của giáo viên
Các nhóm lên trình bày bài của mình.
Các nhóm khác chú ý nghe, chuẩn bị các câu hỏi phản biện.
Chú ý nghe giảng
Ghi chép bài
3. Củng cố (1phút)
Các thao tác về khai thác CSDL.
4. HD học sinh học và làm bài tập ở nhà (1 phút)
Học bài cũ.
Làm bài tập trong SBT.
Đọc trước bài thực hành 10.

File đính kèm:

  • doctiet 42.doc