Giáo án môn Tin học Khối 12 - Tiết 25: Truy vấn dữ liệu

A. PHẦN CHUẨN BỊ

 I . MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

 - Biết khái niệm và vai trò của truy vấn (mẫu hỏi).

 - Biết các bước chính để tạo ra một truy vấn

2. Kỹ năng:

 - Viết đúng biểu thức điều kiện đơn giản. Tạo được mẫu hỏi đơn giản.

 3. Thái độ: Thấy được ý nghĩa của việc sử dụng mẫu hỏi. Học tập nghiêm túc, say mê hứng thú học tập bộ môn.

 II. PHẦN CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên: Sách GK tin 12, Sách GV tin 12, SBT, đĩa chứa các chương trình minh họa (quản lý khách hàng: gv biên soạn)

2. Chuẩn bị của học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa, đồ dùng học tập.

B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP

I. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC:

 II. KIỂM TRA BÀI CŨ:

III. NỘI DUNG BÀI MỚI:

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tin học Khối 12 - Tiết 25: Truy vấn dữ liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
...../....../.......
Tiết 25: 
Truy vấn dữ liệu
Ngày giảng
...../....../.......
A. Phần chuẩn bị
 I . Mục tiêu
1. Về kiến thức: 
 - Biết khái niệm và vai trò của truy vấn (mẫu hỏi). 
 - Biết các bước chính để tạo ra một truy vấn
2. Kỹ năng: 
 - Viết đúng biểu thức điều kiện đơn giản. Tạo được mẫu hỏi đơn giản.
 3. Thái độ: Thấy được ý nghĩa của việc sử dụng mẫu hỏi. Học tập nghiêm túc, say mê hứng thú học tập bộ môn.	
 II. Phần chuẩn bị 
Chuẩn bị của giáo viên: Sách GK tin 12, Sách GV tin 12, SBT, đĩa chứa các chương trình minh họa (quản lý khách hàng: gv biên soạn)
Chuẩn bị của học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa, đồ dùng học tập.
B. Phần thể hiện trên lớp
ổn định tổ chức: 
 II. Kiểm tra bài cũ: 
Nội dung bài mới:
Hoạt động 1 ( 20 phút) Tìm hiểu các khái niệm
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
Các khái niệm.
Khái niệm mẫu hỏi (Query):
- CSDL chứa toàn bộ thông tin về các đối tượng mà ta quan tâm, do vậy cần phải biết cách kết xuất các thông tin này theo một yêu cầu nào đó. Access cung cấp cho ta cách để xây dựng các câu trả lời theo yêu cầu.
- Mẫu hỏi giúp ta tìm câu trả lời cho các bản ghi theo các điều kiện cho trước.
Mẫu hỏi có thể sử dụng để :
* Sắp xếp các bản ghi.
* Tìm kiếm theo điều kiện cho trước.
* Chọn các trường để hiển thị.
* Tính toán các giá trị.
* Hiển thị thông tin từ nhiều bảng hay từ các bảng và mẫu hỏi.
Biểu thức:
- Biểu thức dùng để thực hiện các tính toán hay kiểm tra các điều kiện
- Các phép toán trong biểu thức bao gồm:
+ Các phép toán số học: +, -, *, /
+ Các phép so sánh: , =, =, 
+ Các phép toán logic: AND, OR, NOT
Các toán hạng trong các biểu thức có thể là:
+ Tên trường: Ghi trong dấu ngoặc vuông [], ví dụ [masoHS]
+ Các hằng số: 0, 1, 3, 1999
+ Các hằng kí tự: đặt trong ngoặc kép: “ ”, ví dụ “Nam”, “Nữ”
+ Các hàm số cho sẵn: SUM, AVG, COUNT, 
Các hàm được sử dụng để mô tả cho trường tính toán trong mẫu hỏi. Cách sử dụng:
 : 
Các hàm:
Access cung cấp cho ta một số hàm thông dụng để xây dựng các tính toán trên các dữ liệu sẵn có.
Các hàm thường gặp: 
SUM: Tính tổng.
AVG: Tính trung bình cộng.
MIN:	 Tìm giá trị nhỏ nhất.
MAX: Tìm giá trị lớn nhất.
COUNT: Đếm các giá trị khác rỗng.
Đưa ra khái niệm mẫu hỏi và giải thích để học sinh hiểu được mẫu hỏi được ứng dụng để làm gì?
Lấy một ví dụ cụ thể áp dụng mẫu hỏi để tìm kiếm thông tin trong CSDL có sẵn.
Lấy ví dụ cụ thể để học sinh nhận thấy cần phải sử dụng biểu thức để thực hiện các truy vấn trong CSDL.
VD: Mat_Do : 
[Dan_so]/[Dien_tich]
Biểu thức điều kiện và biểu thức logic được sử dụng để:
Kiểm tra điều kiện vào.
Tạo các điều kiện lọc dữ liệu
Tạo mẫu hỏi.
Nhắc nhở học sinh các phép toán ở đây cũng giống như các phép toán trong toán học nhưng chỉ khác cách thức biểu diễn các phép toán.
Lấy ví du cụ thể áp dụng các hàm tính toán để truy vấn dữ liệu. 
Đưa ra ví dụ cần phải áp dụng hàm để truy vấn, nhưng để học sinh tự chọn hàm áp dụng.
- Chú ý nghe giảng
- Quan sát ghi bài
- Thảo luận theo nhóm
- Quan sát và trả lời các câu hỏi pháp vấn.
- Ghi bài
- Thực hiện các yêu cầu của giáo viên
- Thảo luận.
- Trả lời câu hỏi
- Quan sát ghi bài.
Hoạt động 2 ( 22 phút) Tìm hiểu cách tạo mẫu hỏi – Ví dụ
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
Tạo mẫu hỏi.
Chọn Queries để chuyển sang trang mẫu hỏi.
Có nhiều cách để tạo mẫu hỏi, có thể dùng thuật sĩ (Wizard) để tạo mẫu hỏi theo các mẫu cho sẵn hoặc cũng có thể tạo bằng cách tự thiết kế.
- Các bước chính để tạo mẫu hỏi bao gồm:
+ Chọn dự liệu nguồn cho mẫu hỏi, nguồn có thể là các bảng hay các mẫu hỏi khác.
+ Chọn các trường đưa vào mẫu hỏi (từ nguồn).
+ Đưa ra điều kiện lọc.
+ Chọn trường dùng để sắp xếp (nếu cần).
+ Xây dựng các trường tính toán (nếu cần).
+ Đặt các điều kiện gộp theo nhóm (nếu cần).
Để thiết kế mẫu hỏi mới: Nháy đúp chuột vào Create Query by using Wizard hoặc Create Query in Design View.
Xem hay sửa thiết kế đã có: Chọn nút lệnh Design .
Cửa sổ thiết kế có dạng như sau:
Cửa sổ gồm hai phần: phần nguồn và phần thiết kế. Trong đó:
 Field: các trường được chọn.
 Table: bảng chứa trường tương ứng.
 Sort: Sự sắp xếp theo trường tương ứng.
 Show: trường có xuất hiên trong mẫu hỏi hay không.
 Criteria: Điều kiện của các trường.
Để gộp nhóm, nháy vào nút Total trên thanh công cụ để làm xuất hiện thêm hàng Total trên vùng thiết kế.
Chuyển đổi giữa chế độ thiết kế và chế độ trang dữ liệu vào View chọn chế độ tương ứng.
Ví dụ áp dụng.
 Không lấy ví dụ từ sách giáo khoa, ví dụ này để học sinh tự làm).
Ví dụ 1:
Ví dụ 2:
Trước khi đi vào các bước tạo một mẫu hỏi, lấy một ví dụ và tạo mẫu cho học sinh một mẫu hỏi trước, làm đến đâu giải thích ngay tới đó.
Sau đó đưa ra các bước để tạo một mẫu hỏi.
Giải thích kĩ hơn về các đối tượng trong thiết kế.
Quan trong nhất trong phần này là vùng điều kiện
Hướng dẫn học sinh nên chọn chế độ Wizard để tạo trước sau đó chọn chế độ Design để chỉnh sửa.
Thực hiện đầy đủ tất cả các bước của ví dụ 1, ví dụ 2 goi học sinh lên tự làm trên bảng (máy tính).
- Thảo luận 
- Trả lời câu hỏi
- Chú ý, ghi bài
- Trả lời câu hỏi
- Lên bảng thực hiện yêu cầu của GV
Hoạt động 3 (2 phút) Củng cố
Các khái niệm: Mẫu hỏi, biểu thức, các hàm
Cách tạo mẫu hỏi.
Hoạt động 4 (1 phút) HD Học sinh học và làm bài tập
Học bài cũ.
Đọc trước bài thực hành 6.

File đính kèm:

  • docTin 12 T25.doc