Giáo án Tiếng Việt lớp 4 - Tuần 3
I.Mục tiêu :
- Biết đọc, viết một số đến lớp triệu. HS được củng cố hàng và lớp.
- HS làm bài BT1; BT2; BT3 . Đọc, viết số nhanh và chính xác.
- Vận dụng vào cuộc sống hàng ngày
II.Các hoạt động dạy học :
ó 11 chữ số - Ba trăm mười lăm nghìn triệu - Ba trăm mười lăm tỉ - Các nhóm thi nhau làm. ======================== Tiết 2: Tập đọc NGƯỜI ĂN XIN Theo Tuốc – Ghê - Nhép I.Mục tiêu : Giọng đọc nhẹ nhàng, bước đầu thể hiện được cảm xúc, tâm trạng, của nhân vật trong câu chuyện Hiểu các từ ngữ trong bài : lom khom , đỏ đọc , giàn giụa , thảm hại … Hiểu ND: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ - HS trả lời được CH 1, 2, 3; HS khá giỏi trả lời được CH 4 Giáo dục HS luôn có tấm lòng nhân hậu, sẻ chia và giúp đỡ với những người gặp khó khăn hoạn nạn. III.Các hoạt động dạy - học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định : 2.Kiểm tra bài cũ: Thư thăm bạn GV yêu cầu 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc bài Nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc bức thư GV nhận xét ghi điểm 3.Bài mới. a.Giới thiệu bài GV đưa tranh minh hoạ cho HS quan sát , giới thiệu bài b. Luyện đọc - GV gọi 1 HS đọc cả bài - GV giúp HS chia đoạn bài tập đọc Lượt 1: GV chú ý nhắc HS nghỉ hơi dài sau dấu ba chấm (chấm lửng) Đọc đúng những câu có dấu chấm cảm Lượt 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc. GV giải nghĩa thêm các từ: + Lẩy bẩy: run rẩy, yếu đuối, không tự chủ được. + Khẳn đặc: bị mất giọng, nói gần như không ra tiếng GV đọc diễn cảm cả bài c.Tìm hiểu bài FYêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 ? Cậu bé gặp ai 1. Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào? Em hãy tìm các từ láy trong đoạn văn trên ? Điều gì khiến ông lão đáng thương như vậy ? Nêu ý chính của đoạn FYêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 ? Cậu bé đã làm gì để chứng tỏ tình cảm cảu cậu với ông lão ăn xin 2.Hành động và lời nói chứng tỏ tình cảm của câu bé đối với ông lão như thế nào ? ? Đoạn văn này nói lên điều gì FYêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 3.Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì? ? Sau câu nói của ông lão, cậu bé cũng cảm thấy được nhận chút gì từ ông. Theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin? Đoạn 3 cho em biết điều gì ? [ Yêu cầu HS đọc lướt toàn nêu nội dung d. Đọc diễn cảm GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm GV sửa lỗi cho HS 4. Củng cố – dặn dò : ? Câu chuyện giúp em hiểu điều gì F Liên hệ : Luôn có tình cảm chân thành sự thông cảm chia sẻ với người nghèo GV nhận xét tiết học Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, tập kể lại câu chuyện trên. Chuẩn bị : Một người chính trực - Hát 2 HS nối tiếp nhau đọc bài HS trả lời câu hỏi HS nhận xét Quan sát tranh - lắng nghe - 1 HS khá đọc cả bài + Đoạn 1: Lúc ấy . . . xin cứu giúp + Đoạn 2: Tôi lục lọi . . . cho ông cả + Đoạn 3: Phần còn lại - Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc HS nhận xét cách đọc của bạn + HS đọc thầm phần chú giải 1 HS đọc lại toàn bài HS nghe - HS đọc thầm đoạn 1 - Người ăn xin Ông lão già lọm khọm, đôi mắt đỏ đọc, giàn giụa nước mắt, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi, hình dáng xấu xí, bàn tay sưng húp bẩn thỉu, giọng rên rỉ cầu xin. Nghèo đói đã khiến ông thảm thương Ông lão ăn xin thật đáng thương - HS đọc thầm đoạn 2 - Hành động: Rất muốn cho ông lão một thứ gì đó nên cố gắng lục tìm hết túi nọ túi kia. Nắm chặt lấy bàn tay ông lão. Lời nói: Xin ông lão đừng giận. - Hành động và lời nói của cậu bé chứng tỏ cậu chân thành thương xót ông lão Cậu bé xót thương ông lão và muốn giúp đỡ ông - HS đọc thầm đoạn 3 Ông lão đã nhận được tình thương, sự thông cảm và tôn trọng của cậu bé qua hành động cố gắng tìm quà tặng, qua lời xin lỗi chân thành, qua cái nắm tay rất chặt. Cậu bé nhận được từ ông lão lòng biết ơn – sự đồng cảm : ông hiểu tấm lòng của cậu bé *Sự đồng cảm của ông lão ăn xin và cậu bé { Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu đồng thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài . Lắng nghe , tìm giọng đọc cho phù hợp HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp HS đọc trước lớp Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài, phân vai) trước lớp Khuyên chúng ta phải có tấm lòng nhân hậu Hãy giúp đỡ người gặp khó khăn hoạn nạn Tình cảm chân thành và hông cảm cũng là món quà quý ======================== Tiết 3: Tập làm văn KỂ LẠI LỜI NÓI Ý NGHĨ CỦA NHÂN VẬT I.Mục tiêu : Biết được hai cách kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật và tác dụng của nó: nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện ( ND ghi nhớ). Bước đầu biết kể lại lpif nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo 2 cách: trực tiếp và gián tiếp( BT mục III). Thuật lại lời nói của người khác phải chính xác Sử dụng vốn từ sinh động III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ: ? Khi cần tả ngoại hình của nhân vật, cần chú ý tả những gì ? Tại sao cần phải tả ngoại hình của nhân vật - Hãy tả lại đặc điểm ngoại hình của ông lão ăn xin - GV nhận xét , ghi điểm 2.Bài mới: a.Giới thiệu: b.Phần nhận xét Bài 1:Yêu cầu HS đọc yêu cầu - Yêu cầu cả lớp đọc bài Người ăn xin, viết nhanh ra nháp những câu ghi lại lời nói, ý nghĩ của cậu bé. Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về cậu? Nhờ vào đâu mà em đánh giá được tính nết của cậu bé ? Bài 3: Lời nói, ý nghĩ của ông lão ăn xin trong 2 cách kể đã cho có gì khác nhau? *Ghi nhớ c.Luyện tập Bài tập 1:1 HS đọc yêu cầu của bài. F Lưu ý : Câu văn nào có từ xưng hô ở ngôi thứ nhất chỉ chính người nói (tớ) – đó là lời nói trực tiếp. Câu văn nào có từ xưng hô ở ngôi thứ 3 (ba cậu bé) – đó là lời nói gián tiếp. Bài tập 2: GV gợi ý: Muốn chuyển lời nói gián tiếp thành lời nói trực tiếp thì : + Phải thay đổi từ xưng hô, nếu người nói nói về mình. + Phải đặt lời nói trực tiếp vào dấu hai chấm và ngoặc kép, hoặc dùng dấu hai chấm, (xuống dòng) rồi gạch đầu dòng. GV nhận xét, chấm Bài tập 3: - Muốn chuyển lời nói trực tiếp thành lời nói gián tiếp cần: + Thay đổi từ xưng hô. + Bỏ các dấu ngoặc kép hoặc gạch đầu dòng, gộp lại lời kể chuyện với lời nói của nhân vật. GV nhận xét, chấm vài bài 3.Củng cố – Dặn dò GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà học thuộc nội dung bài học cần ghi nhớ. Làm vào vở bài 2, 3. - Tả đặc điểm ngoại hình tiêu biểu - Làm cho câu chuyện thêm sinh động , hấp dẫn - Tả bằng lời 1 HS đọc yêu cầu của bài Cả lớp viết nhanh ra nháp, nêu: + Câu ghi lại ý nghĩ: * Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào! * Cả tôi nữa….của ông lão. + Câu ghi lại lời nói: Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả. 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cậu là một con người nhân hậu, giàu lòng trắc ẩn, thương người. - Lời nói và suy nghĩ 2 HS đọc yêu cầu của bài. + Tác giả dẫn trực tiếp, nguyên văn lời của ông lão. Do đó các từ xưng hô của chính ông lão với cậu bé (cháu – lão) + Tác giả (nhân vật xưng hô tôi) thuật lại gián tiếp lời của ông lão. Người kể xưng tôi, gọi người ăn xin là ông lão Vài HS đọc ghi nhớ trong SGK. Cả lớp đọc thầm lại. HS tìm lời nói trực tiếp và gián tiếp của các nhân vật trong đoạn văn. + Lời của cậu bé thứ nhất được kể theo cách gián tiếp. Lời bàn nhau của 3 cậu bé cũng được kể theo cách gián tiếp + Lời của cậu bé thứ hai , lời của cậu bé thứ ba: được kể theo cách trực tiếp. 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài. Cả lớp làm vào vở. 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài. 2 HS khá giỏi làm bài miệng. Cả lớp nhận xét. Cả lớp làm bài vào vở ======================== Tiết 4: Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC I Mục tiêu : - Kể được câu chuyện ( mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu ( theo gợi ý SGK) - Lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể - Hiểu truyện, trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện). - Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn. - Luôn sống nhân hậu, thương yêu đồng loại. II . Đồ dùng dạy học : Một số truyện viết về lòng nhân hậu Giấy khổ to viết gợi ý 3 trong SGK, tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. III.Các hoạt động dạy - học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ: Kể chuyện đã nghe – đã đọc Yêu cầu HS kể lại câu chuyện thơ Nàng tiên Ốc GV nhận xét ghi điểm 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài b.Hướng dẫn HS kể chuyện GV gạch dưới những chữ sau trong đề bài giúp HS xác định đúng yêu cầu, tránh kể chuyện lạc đề: Kể lại một câu chuyện em đã được nghe (nghe qua ông bà, cha mẹ hay ai đó kể lại), được đọc (tự em tìm đọc được) về lòng nhân hậu. GV dán bảng tờ giấy đã viết sẵn dàn bài kể chuyện, nhắc HS: + Trước khi kể, các em cần giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình (Tên truyện; Em đã nghe câu chuyện từ ai hoặc đã đọc truyện này ở đâu?) + Kể chuyện phải có đầu có cuối, có mở đầu, diễn biến, kết thúc. c.HS thực hành kể chuyện, + Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm + Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp - GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện - GV viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể và tên truyện của các em (không viết sẵn, không chọn trước) để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn - GV cùng HS nhận xét, tính điểm thi đua theo bảng gợi ý tiết trước 3.Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác, biết đặt câu hỏi thú vị.. Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân. Chuẩn bị bài: Một nhà thơ chân chính. HS kể HS nhận xét HS tiếp nối nhau giới thiệu câu chuyện mà mình tìm được. HS đọc đề bài HS cùng GV phân tích đề bài 4 HS tiếp nối nhau đọc lần lượt các gợi ý 1, 2, 3, 4 Cả lớp đọc thầm lại gợi ý 3 + Kể chuyện trong nhóm 2 HS kể chuyện theo cặp Sau khi kể xong, HS cùng bạn trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện +Kể chuyện trước lớp HS xung phong thi kể
File đính kèm:
- Tuan 3 (Da sưa).doc