Giáo án Sinh học Lớp 11 - Tiết 11: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp - Năm học 2014-2015

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS có thể:

1. Kiến thức:

- Trình bày được quá trình quang hợp chịu ảnh hưởng của các điều kiện môi trường (ánh sáng, nồng độ CO2, nhiệt độ, nước, dinh dưỡng khoáng).

- Trồng cây dùng nguồn ánh sáng nhân tạo (ánh sáng của các loại đèn) có thể đảm bảo cây trồng đạt năng suất cao.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức.

- Rèn luyện được khả năng quan sát hình, khai thác thông tin từ hình ảnh.

3. Thái độ: Theo tài liệu Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Sinh học THPT, liên hệ:

- Cả bài

+ Quang hợp ở cây xanh có quan hệ chặt chẽ với môi trường. Môi trường ô nhiễm (Hàm lượng CO2 tăng quá ngưỡng) gây ức chế quá trình quang hợp.

+ Chủ động tạo ra các điều kiện thuận lợi cho quang hợp (Sử dụng ánh sáng nhân tạo cho cây quang hợp).

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Giáo án.

- Chuẩn bị phiếu học tập:

 

doc5 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 11 - Tiết 11: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/10/2014	Tuần học : 11
Ngày dạy : 29/10/2014	Tiết PPCT: 11
Bài 10: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NGOẠI CẢNH ĐẾN QUANG HỢP.
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS có thể:
1. Kiến thức:
- Trình bày được quá trình quang hợp chịu ảnh hưởng của các điều kiện môi trường (ánh sáng, nồng độ CO2, nhiệt độ, nước, dinh dưỡng khoáng).
- Trồng cây dùng nguồn ánh sáng nhân tạo (ánh sáng của các loại đèn) có thể đảm bảo cây trồng đạt năng suất cao.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức.
- Rèn luyện được khả năng quan sát hình, khai thác thông tin từ hình ảnh.
3. Thái độ: Theo tài liệu Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Sinh học THPT, liên hệ:
- Cả bài
+ Quang hợp ở cây xanh có quan hệ chặt chẽ với môi trường. Môi trường ô nhiễm (Hàm lượng CO2 tăng quá ngưỡng) gây ức chế quá trình quang hợp.
+ Chủ động tạo ra các điều kiện thuận lợi cho quang hợp (Sử dụng ánh sáng nhân tạo cho cây quang hợp).
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Giáo án.
- Chuẩn bị phiếu học tập: 
- Hình 11.1, 10.2, hình 10.3–SGK (Phóng to)
Nhân tố
Ảnh hưởng
Nước 
Nhiệt độ 
Nguyên tố khoáng 
2. Học sinh
- Học bài cũ.
- Xem trước bài mới, tìm hiểu về: Bài 10- Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp.
III. Tiến trình dạy và học
1. Ổn định lớp. Kiểm diện sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
Trả bài kiểm tra 45 phút, nhận xét chung về bài làm của HS. Chỉ ra những khuyết điểm cần khắc phục và ưu điểm cần phát huy.
3. Bài mới:
Mở bài: (GV liên hệ kiến thức cũ) Yêu cầu HS hãy quan sát hình 8.1 SGK cho cô biết quang hợp cần có những điều kiện nào? Vậy những yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng như thế nào đến quang hợp chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
I. ÁNH SÁNG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động I- Ánh sáng:
Cường độ ánh sáng: 
- Em hiểu như thế nào là cường độ quang hợp? Đơn vị đo là gì?
 GV đặt vấn đề: Ánh sáng ảnh hưởng kép tới CĐQH thông qua cường độ ánh sáng và quang phổ ánh sáng.
- GV chiếu hình mô tả ảnh hưởng của cường độ ánh sáng tới CĐQH. Dựa vào hình hãy cho biết: thế nào là điểm bù ánh sáng và điểm bão hòa ánh sáng?
- GV nhận xét, chốt kiến thức. 
- GV yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ 10.1 trả lời câu lệnh trong SGK trang 44. Gv gợi ý bằng các câu hỏi:
+ Khi nồng độ CO2 là 0.04% với cường độ ánh sáng là 2000lux, 1800lux à cđ quang hợp thay đổi như thế nào?
+ Khi tăng nồng độ CO2 là 0.32, cũng ở 2 cường độ ánh sáng trên thì cđ quang hợp thay đổi như thế nào?
Từ đó hãy nhận xét về mối quan hệ giữa nồng độ CO2 và cường độ ánh sáng tới cđ quang hơp?
- GV nhận xétà hoàn thiện kiến thức. 
GV bổ sung : Sự ảnh hưởng của cường độ as đến quang hợp không tác động đơn lẻ mà trong mối tương tác với các yếu tố khác của môi trường (CO2, nhiệt độ, nước..)
Quang phổ ánh sáng:	
GV chiếu hình quang phổ ánh sáng. Đặt câu hỏi:
- Quang phổ ánh sáng gồm mấy màu?
- Cây quang hợp ở những vùng nào của quang phổ?
GV chiếu hình mô tả thí nghiệm của Enghenman. Nhận xét: 
+ Kết quả thí nghiệm? Vk tập trung ở vùng nào nhiều nhất? Vì sao?
 + Cây quang hợp mạnh ở vùng ánh sáng nào?
GV cung cấp kiến thức: Mỗi bước sóng ánh sáng có tác dụng khác nhau lên quá trình quang hợp.
- Hãy cho biết vai trò của tia xanh tím và tia đỏ?
GV cung cấp kiến thức: Quang phổ ánh sáng thay đổi theo thời gian trong ngày và biến động theo độ sâu trong môi trường nước.
- Cây quang hợp mạnh nhất vào thời gian nào trong ngày?
- Để nâng cao hiệu suất quang hợp cho cây, trong trồng trọt người ta đã tiến hành như thế nào?
- CĐQH biểu hiện mức độ mạnh hay yếu của quang hợp. Đơn vị đo là mg CO2/ dm2/h...
- HS chú ý lắng nghe.
- HS quan sát hình trả lời câu hỏi. Yêu cầu nêu được: 
+ Điểm bù ánh sáng: cường độ ánh sáng tối thiểu để cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp 
+ Điểm bão hòa ánh sáng: cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt cực đại.
- HS quan sát tranh trả lời câu hỏi.
+ Ở nồng độ CO2 = 0.04, tăng cđ ánh sáng nhưng cường độ quang hợp hầu như không tăng.
+ Ở nồng độ CO2 = 0.32, ở cđ ánh sáng là 2000 lux à cđqh tăng không đáng kể. 1800luxx à cddaqh tăng mạnh.
Khi nồng độ CO2 tăng, cđ ánh sáng tăng thì cđ quang hợp cũng tăng.
- Gồm 7 màu.
- Cây quang hợp được ở vùng xanh tím và vùng ánh sáng đỏ.
- HS quan sát TN, trả lời: 
+ VK chỉ tập trung ở vùng ánh sáng xanh tím và ánh sáng đỏ vì tại đây có qh xả raà cung cấp O2 cho Vk.
+ Cây quang hợp mạnh ở vùng ánh sáng đỏ.
+ Tia xanh tím tổng hợp các axitamin, prôtêin. Tia đỏ tổng hợp cacbonhyđrat.
- Quang hợp manh nhất vào buổi sáng và chiều vì ánh sáng chứa nhiều tia đỏ hơn.
- HS vận dụng kiến thức thực tế trả lời ( trồng cây với mật độ phù hợp, trồng xen cây ưa bóng với cây ưa sáng, tỉa cành..).
* Tiểu kết:
I. Ánh sáng.
1. Cường độ ánh sáng:
- Cường độ ánh sáng tăng dần đến điểm bảo hòa thì cường độ quang hợp cũng tăng dần; từ điểm bảo hòa trở đi, cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.
 - Điểm bù ánh sáng: cường độ ánh sáng tối thiểu để cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp 
 - Điểm bão hòa ánh sáng: cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt cực đại
2. Quang phổ ánh sáng:
- Quang hợp diễn ra mạnh ở vùng tia đỏ sau đó là vùng xanh tím. Tia lục thực vật không quang hợp
- Tia xanh tím tổng hợp các axitamin, prôtêin. Tia đỏ tổng hợp cacbonhyđrat	
	II. Nồng độ CO2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động II- Nồng độ CO2
GV đặt vấn đề: Trong tự nhiên, nồng độ CO2 trung bình là 0.03%. [CO2] thấp nhất mà cây có thể quang hợp được là 0.008- 0.01%. Có phải cường độ CO2 càng cao thì cường dộ quang hợp càng cao?
- GV cho học sinh quan sát sơ đồ 10.2 và nghiên cứu nội dung phần II SGK.
- Yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ 10.2 (I) cây bí đỏ. Nhận xét về cường độ quang hợp của cây so với nồng độ CO2? Cường độ quang hợp đạt max khi nào?
- Sự phụ thuộc của cường độ quang hợp vào nồng độ CO2 có giống nhau ở các loài cây không?
- GV nhận xét, hoàn thiện kiến thức. Lây ví dụ minh họa.
- Phân biệt điểm bù CO2 và điểm no CO2
- HS bằng những kiến thức đã biết, suy luận trả lời câu hỏi (Không quan trọng đúng sai).
- Trước điểm bão hòa: tăng nồng độ CO2 à cường độ quang hợp tăng, sau điểm bão hòa, tăng nồng độ CO2à cường độ quang hợp giảm. Cường độ quang hợp đạt max tại điểm bão hòa CO2.
- Không giống nhau. Khác nhau tùy loài cây.
- HS chú ý lắng nghe, ghi nhận kiến thức.
- Điểm bù CO2: nồng độ CO2 tối thiểu để cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp 
- Điểm no CO2: nồng độ CO2 tối đa để cường độ quang hợp đạt cao nhất
* Tiểu kết:
II. Nồng độ CO2
- Nồng độ CO2 sáng tăng dần đến điểm bảo hòa thì cường độ quang hợp cũng tăng dần; từ điểm bảo hòa trở đi, nồng độ CO2 tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.
 - Điểm bù CO2: nồng độ CO2 tối thiểu để cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp 
 - Điểm bảo hòa CO2: nồng độ CO2 tối đa để cường độ quang hợp đạt cao nhất
Nước, nhiệt độ, nguyên tố khoáng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động III- Vai trò của nước:
GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS thảo luận nhóm trong vòng 7 phút để hoàn thành nội dung phiếu học tập đó.
- GV nhận xét à chốt kiến thức.
GV tích hợp GDMT: Quang hợp ở cây xanh có quan hệ chặt chẽ với môi trường. + Điều gì gây ức chế quá trình quang hợp?
+ Cần phải làm gì để khắc phục điều đó?
GV dựa vào câu trả lời của HS à dẫn dắt chuyển mục.
- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. Đại diện nhóm trả lời. Nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có)
- Môi trường bị ô nhiễm (nồng độ khí CO2 trong kk tăng quá cao, Nước bị ô nhiễm...)
- Bảo vệ môi trường sống và chủ động tạo ra điền kiện sống phù hợp cho cây trồng.
* Tiểu kết:
III /Nước:
- Hàm lượng nước trong không khí, trong lá, trong đất ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước →ảnh hưởng tới độ mở khí khổng → ảnh hưởng tới tốc độ hấp thụ CO2 vào lục lạp → ảnh hưởng tới cường độ quang hợp.
Nước là nguyên liệu, môi trường để quá trình quang hợp xảy ra. 
IV /Nhiệt độ:
Nhiệt độ ảnh hưởng tới các phản ứng enzim. Khi nhiệt độ tăng đến giá trị tối ưu thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh, thường đạt cực đại ở 25-350C rồi sau đó giảm mạnh.
V/ Nguyên tố khoáng:
Các nguyên tố khoáng ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp các sắc tố quang hợp,enzim quang hợp... → ảnh hưởng tới cường độ quang hợp.
VI. TRỒNG CÂY DƯỚI ÁNH SÁNG NHÂN TẠO
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động VI- Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo.
GV cho học sinh quan sát hình ảnh các mô hình trồng cây trong nhà kính, trong nhà nilong
+ Việc trồng cây trong nhà kính có những ưu điểm gì?
*Liên hệ với thực tế ở địa phương, địa bàn tỉnh Lâm Đồng, xu hướng phát triển của nghề nuôi cấy mô thực vật.
-HS nêu được:
+ Khắc phục được điều kiện bất lợi của môi trường
+ Đảm bảo cung cấp đủ rau vào mùa đông đối với những nước ôn đới
* Sản xuất rau sạch
* Nhân giống cây bằng nuôi cấy mô, tạo cành giâm trước khi đem trồng
* Tiểu kết:
VI. Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo. 
- Quang hợp ở thực vật có thể xảy ra trong điều kiện ánh sáng nhân tạo. Từ đó con người đã ứng dụng trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo để tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ đời sống.
4. Củng cố:
- GV củng cố bằng các câu hỏi cuối bài.
5. Dặn dò:
- Học bài, trả lời các câu hỏi còn lại trong SGK.
- Đọc khung tóm tắt kiến thức.
- Đoc trước bài mới: Bài 11: QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRÔNG
.
RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docBai 10 Anh huong cua cac nhan to ngoai canh den quang hop.doc