Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 122
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Mục tiêu chung
- Nắm được yêu cầu và biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)
- Có tính sáng tạo trong quá trình tạo lập luận văn bản.
2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
- Đề bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc một đoạn trích)
- Các bước làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích).
b. Kĩ năng
- Xác định yêu cầu nội dung và hình thức của một bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài và viết bài, đọc lại và sửa chữa cho bài nghị luận về một tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích
Ngày soạn: 23 / 2/2014 Ngày giảng: 27 / 2/ 2014 Bài 23 - Tiết 122 cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích I. Mục tiêu cần đạt 1. Mục tiêu chung - Nắm được yêu cầu và biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) - Có tính sáng tạo trong quá trình tạo lập luận văn bản. 2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng a. Kiến thức - Đề bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc một đoạn trích) - Các bước làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích). b. Kĩ năng - Xác định yêu cầu nội dung và hình thức của một bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). - Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài và viết bài, đọc lại và sửa chữa cho bài nghị luận về một tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích). II. Chuẩn bị GV: Bảng phụ HS: đọc và trả lời câu hỏi sgk III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC Thụng bỏo, phõn tớch ngụn ngữ, nờu vấn đề ( Động nóo, đặt cõu hỏi); Thảo luận ( thảo luận nhúm, giao nhiệm vụ) IV. CÁC BƯỚC LấN LỚP 1. ổn định tổ chức ( 1’): Lớp 9a:…/ 33; lớp 9b:…/ 31 2. Kiểm tra đầu giờ (5') H. Thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích)? Yêu cầu về nội dung và hình thức? Trả lời - Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc một đoạn trích là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.( 4đ) - Nội dung: những nhận xét, đánh giá về một tác phẩm truyện hay một đoạn trích phải xuất phát từ ý nghĩa cốt truyện, từ tính cách, hành động…của nhân vật và nghệ thuật tác phẩm.( 4đ) - Hình thức: Bài viết phải có bố cục mạch lạc, lời văn chính xác, luận điểm, luận cứ rõ ràng.( 2đ) 3.Tiến trình tổ chức các hoạt động Hoạt động của thầy và trò T/g Nội dung Hoạt động 1: Khởi động . H. Nêu các bước làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý? - HS trả lời GV: Để làm bài văn người ta tiến hành theo 4 bước. Vậy nghị luận về một tác phẩm truyện có đề bài như thế nào và các bước tiến hành ra sao bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. * Mục tiêu: - Đề bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc một đoạn trích) - Các bước làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích). * Cách tiến hành: - GV treo bảng phụ - HS đọc 4 đề trên bảng phụ. H. Các đề bài đã nêu ra những vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyện? - Đề 1: nghị luận về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ - Đề 2: nghị luận về diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân. - Đề 3: nghị luận về thân phận TK. - Đề 4: Nghị luận về đời sống, tình cảm gia đình trong chiến tranh. H. Chỉ ra điểm giống và khác nhau? ( Các từ suy nghĩ,phân tích trong các đề bài đòi hỏi bài làm khác nhau như thế nào?) - HS thảo luận nhóm 8/5 - Các nhóm báo cáo - GV chốt Gv: tuy nhiên các đề có mệnh lệnh khác nhau và có những yêu cầu khác nhau song đây không phải là hai kiểu bài nghị luận - HS đọc đề bài sgk H. Đề bài thuộc thể loại nào? Yêu cầu nghị luận về vấn đề gì? H. Nét nổi bật nhất ở nhân vật ông Hai? - Phẩm chất điển hình của nhân vật ông Hai: Tình yêu làng gắn bó hoà quyện với tình yêu nước (nét mới trong đ/s tinh thần của người nông dân trong cuộc k/c chống Pháp) H. Các biểu hiện của những phẩm chất điển hình ấy?(các tình huống cụ thể?) + Khi nghe tin đồn làng chợ Dầu theo giặc + Khi nghe tin cải chính H. Phần MB cần thực hiện như thế nào? - Nhân vật ông Hai, nhân vật chính của tác phẩm, một trong những nhân vật thành công nhất của văn học thời kì kháng chiến chống Pháp. GV cho học sinh đọc phần thân bài SGK H. Phần thân bài cần triển khai mấy nhận định.Tìm các luận điểm, luận cứ, luận chứng minh hoạ? + Đi tản cư nhớ làng + Theo dõi tin tức k/c + Tâm trạng khi nghe tin làng chợ dầu theo Tây. + Niềm vui khi tin làng được cải chính. + Chọn tình huống tin đồn làng theo giặc để thể hiện nhân vật. + Các chi tiết miêu tả nhân vật. + Đối thoại, đọc thoại, độc thoại nội tâm... H. Phần kết bài cần phải thực hiện như thế nào? GV: Chú ý cách lập luận, đưa dẫn chứng, lí lẽ vào bài . - HS Đọc tham khảo mở bài mẫu (sgk-t66, 67) GV: Giới thiệu phần mở bài tham khảo Truyện ngắn Làng của Kim lân là tác phẩm tiêu biểu viết về người nông dân trong kháng chống Pháp. Tác phẩm để lại dấu ấn sâu sắc về hình ảnh của nhân vật ông Hai- một người nông dân yêu làng, yêu nước sâu sắc& sự hồ hổi, say mê, tin yêu chung thuỷ với kháng chiến, với Bác Hồ. Là hình ảnh tiêu biểu của nông dân giàu lòng tự trọng và tấm lòng hi sinh cao quý. - GV cho HS tập viết phần mở bài - HS viết bài thời gian 3’ - 2 HS đọc và GV sửa GV: sau khi viết bài song, người viết phải đọc lại toàn bộ bài viết xem có phù hợp với dàn bài không, giữa các phần có sự liên kết hợp lí chưa. Có mắc lỗi dùng từ, chính tả… Sửa chữa bài viết cho hoàn chỉnh. H. Qua tìm hiểu bài tập hãy cho biết yêu cầu và cách làm bài văn nghị luận? - HS đọc ghi nhớ. Hoạt động 3: HD luyện tập. * Mục tiêu - Xác định yêu cầu của đề bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện( hay đoạn trích) - Lập dàn ý chi tiết, viết phần mở bài và một đoạn phần thân bài. * Cách tiến hành: - HS đọc và nêu y/c bài tập H. Đề văn yêu cầu nghị luận về vấn đề gì? H. Cần triển khai những ý cơ bản nào? H. Mở bài yêu cầu thực hiện những gì? H. Thân bài cần triển khai mấy luận điểm và các luận cứ ? GVHD viết phần MB GV: Treo bảng phụ có viết phần MB Trong các nhà văn hiện thực Việt Nam, Nam Cao là một trong những cây bút sáng giá đã để lại cho đời những tác phẩm xuất sắc sống mãi với thời gian. Những nhân vật của ông như hiện diện trước mắt chúng ta cuộc sống gian truân trắc trở, éo le. Mà nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của ông thể hiện rõ điều đó. Tác phẩm này được coi là một trong những truyện ngắn mang đậm giá trị hiện thực xuất sắc trong trào lưu hiện thực phê phán của thời kì 1930- 1945. Trong cái xã hội suy tàn đó nổi bật lên hình ảnh người nông dân đáng kính với phẩm chất của một con người nhân hậu, giàu lòng tự trọng và rất mực yêu thương con. - GV hướng dẫn học sinh về nhà viết phần thân bài. 1’ 25 15 I. Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) * Bài tập: tìm hiểu các đề 1, 2, 3. 4 (sgk-T64, 65) - Giống nhau: Đều là kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - Khác nhau: + Suy nghĩ: là xuất phát từ sự cảm, hiểu của mình để nhận xét, đánh giá tác phẩm. + Phân tích: là xuất phát từ tác phẩm (cốt truyện, nhân vật, sự việc, tình tiết…) để lập luận và sau đó nhận xét, đánh giá tác phẩm. II. Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) 1. Tìm hiểu bài tập: * Đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân. a. Tìm hiểu đề, tìm ý * Tìm hiểu đề - Thể loại: Nghị luận về nhân vật văn học. - Đối tượng: nhân vật ông Hai - Nội dung: Truyện ngắn Làng của Kim Lân * Tìm ý + Phẩm chất điển hình của nhân vật ông Hai: Tình yêu làng gắn bó hoà quyện với tình yêu nước + Các biểu hiện của phẩm chất: - Các tình huống bộc lộ tình yêu làng, yêu nước. - Các chi tiết nghệ thuật (tâm trạng, lời nói, cử chỉ, hành động…) chứng tỏ lòng yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của ông Hai. - ý nghĩa tình cảm mới mẻ ấy của nhân vật. b. Lập dàn ý * Mở bài: Giới thiệu khái quát - Truyện ngắn làng, tác giả Kim Lân. - Giới thiệu nhân vật ông Hai. * Thân bài: - Tình yêu làng yêu nước của nhân vật ông Hai,là tình cảm nổi bật xuyên suốt toàn truyện.( d/c) - NT xây dựng nhân vật( d/c) * Kết bài: - Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của hình tượng nhân vật ông Hai. - Khẳng định thành công của Kim Lân khi xây dựng tình huống truyện và nhân vật ông Hai. c. Viết bài d. Đọc lại bài viết và sửa chữa III. Ghi nhớ (SGK) - Yêu cầu - Cách làm bài văn nghị luận V. Luyện tập Đề: Suy nghĩ về truyện “Lão Hạc” của Nam Cao. 1. Tìm hiểu đề và tìm ý - Tìm hiểu đề: + Thể loại: Nghị luận văn học + Nội dung: Truyên Lão Hạc của Nam Cao - Tìm ý: + Tình huống lựa chọn nghiệt ngã của Lão Hạc (sống-chết). + Vẻ đẹp của nhân vật: Tấm lòng hi sinh cao quý, nhân cách đáng trọng. Lập dàn bài * Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, ý kiến đánh giá sơ bộ. * Thân bài: - Tình thế lựa chọn nghiệt ngã của nhân vật lão Hạc + Hoàn cảnh gia đình của nhân vật lão Hạc. + Tình thế lựa chọn - Vẻ đẹp của nhân vật này + Giàu lòng tự trọng + Giàu lòng yêu thương ("cậu vàng", con trai) + Tấm lòng hi sinh cao quý. - Nhận xét, đánh giá nghệ thuật tác phẩm : + Cốt truyện (kết cấu) + Xây dựng nhân vật + Chi tiết, hình ảnh, .... + Ngôn ngữ .... 4. Củng cố (1') GV hệ thống lại bài học theo nội dung học tập trên lớp 5. Hướng dẫn học tập ( 1’) - Học bài, xem lại cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện… - Chuẩn bị bài: Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. ( Đọc và trả lời các câu hỏi sgk)
File đính kèm:
- tiet 122a.doc