Giáo án ngữ văn 9 tiết 2 văn bản: phong cách Hồ Chí Minh ( tiếp)

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa của Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.

B. TRỌNG TẦM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

 1.Kiến thức:

- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt.

- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

 2.Kĩ năng:

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.

 3.Thái độ.

- Biết giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.

 

B. CHUẨN BỊ:

- Tham khảo tài liệu-sgk.

- Sưu tầm những hình ảnh và tư liêu về Hồ Chí Minh

C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

 1. Ổn định tổ chức.

 2. Bài cũ:

 Qua đoạn văn 1,cho em biết quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh như thế nào?

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3882 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 9 tiết 2 văn bản: phong cách Hồ Chí Minh ( tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:12/08/2014
Ngày dạy: 18/08/2014
Tiết 2. Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH ( Tiếp)
(Lê Anh Trà)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa của Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.
B. TRỌNG TẦM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
 1.Kiến thức:
- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt.
- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
 2.Kĩ năng:
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
 3.Thái độ.
- Biết giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.
B. CHUẨN BỊ:
- Tham khảo tài liệu-sgk.
- Sưu tầm những hình ảnh và tư liêu về Hồ Chí Minh
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 1. Ổn định tổ chức.
 2. Bài cũ:
 Qua đoạn văn 1,cho em biết quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh như thế nào?
 3. Bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung kiến thức.
GV cho HS đọc lại đoạn văn 2.
? Phong cách sống và làm việc của Bác được thể hiện ở những phương diện nào? Tác giả đã trình bày về những khía cạnh đó như thế nào? 
? Qua đó, cho ta thấy được gì về phong cách sống của Bác?
? Em hãy tìm đọc những câu thơ, câu văn hoặc câu chuyện nói, viết về lối sống giản dị của Bác?
 - HS trình bày.
? Theo em vì sao có thể nói cách sống giản dị, đạm bạc của Bác lại vô cùng thanh cao, sang trọng.
? Tác giả đã so sánh lói sống giản dị, thanh cao của Bác với ai? Tại sao tác giả lại so sánh Bác với những người đó?
? Em biết gì về cuộc sống của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm qua hai câu thơ trích trên?
? Theo em, điểm giống nhau và khác nhau trong lối sống giữa Bác và hai vị danh nho ấy là gì?
? Theo em, phong cách sống và làm việc của Bác ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc và con người Việt Nam?
? Qua văn bản giúp em học tập được gì trong phong cách của Hồ Chí Minh?
Giản dị mà thanh
Gợi ý: giản dị mà thanh cao
Học tập 
phong cách Truyền thống
 kết hợp hiện đại
? Để học tập lối sống của Bác, Đảng và Nhà nước ta đã có cuộc vận động nào đối với mỗi cán bộ, đảng viên?
- Cuộc vận động : “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
? Qua văn bản, giúp em hiểu được điều gì về phong cách sống và làm việc của Bác ?
? Để làm nổi bật được phong cách của Bác ,tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
GV hướng dẫn và yêu cầu Hs làm bài tập.
II.TÌM HIỂU VĂN BẢN.
2.Vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của Hồ Chí Minh.
- Các phương diện:
+ Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ “ chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao..chỉ có vài phòng..”
+ Trang phục hết sức giản dị (bộ quần áo bà ba, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp, tư trang ít ỏi…
+ Ăn uống đạm bạc (cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa)
=> Lối sống rất giản dị
- Lối sống thanh cao, sang trong:
+ Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó.
+ Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời.
+ Đây là một cách sống có văn hóa đã trở thành một quan điểm thẩm mĩ: Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
- So sánh với Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm .(Vì hai vị đó là những nhà hiền triết có lối sống giản dị, thanh cao).
* Điểm giống nhau và khác nhau về lối sống.
- Giống nhau:Đều tự cho rằng sống giản dị là sống sung sướng, hạnh phúc nhất.
- Khác nhau:
Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm về với thú vui lâm tuyền để lánh đời.Còn Bác thì cuộc đời hoạt động cách mạng gắn liền với lối sống bình dị, thanh cao rất đời thường.
3.Ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh.
- Người là linh hồn của dân tộc Việt Nam .
- Là tấm gương sáng soi đường cho mọi thế hệ học tập noi theo.
III.TỔNG KẾT.
1.Nội dung:
- Sự hiểu biết sâu rộng về các dân tộc và văn hóa thế giới nhào nặn nên cốt cách văn hóa dân tộc Hồ Chí Minh.
- Phong cách Hồ Chí Minh là sự giản dị trong lối sống, sinh hoạt hằng ngày, là cách di dưỡng tinh thần, thể hiện một quan niệm thẩm mĩ cao đẹp.
2.Nghệ thuật.
- Sử dụng ngôn ngữ trang trọng.
- Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm,lập luận.
- Vận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lập.
IV.LUYỆN TẬP.
Bài tập 1.Hãy đọc những bài thơ, những mẫu chuyện viết về cuộc đời và lối sống của Bác.
Bài tập 2.Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về lối sống và làm việc của Bác.
4. Củng cố: Vẻ đẹp trong phong cách của Bác? Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh?
5. Dặn dò:
- Tìm đọc một số mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ.
- Tìm hiểu nghĩa của một số từ Hán Việt trong đoạn trích.

File đính kèm:

  • docvan 9 tiet 2.doc