Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 131

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Hệ thống được kiến thức và kĩ năng về văn bản thuyết minh, tự sự, nghị luận, hành chính.

- Các kết hợp miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận

2. Kĩ năng

- Khái quát, hệ thống hoá kiến thức về các kiểu văn bản đã học.

- So sánh đối chiếu, phân tích cách sử dụng các phương thức biểu đạt trong các văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính, và trong tạo lập văn bản.

3.Thái độ

 Có ý thức nghiêm túc trong học tập và tiếp thu kiến thức vận dụng tốt vào trong quá trình xây dựng văn bản.

II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. Kĩ năng tự xác định giá trị

2. Kĩ năng hợp tác.

3. Kĩ năng lắng nghe tích cực

4. Kĩ năng giao tiếp.

5. kĩ năng quản lí thời gian

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1531 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 131, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 33
Tiết 131: Ôn tập phần tập làm văn 
I/ Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Hệ thống được kiến thức và kĩ năng về văn bản thuyết minh, tự sự, nghị luận, hành chính.
- Các kết hợp miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận
2. Kĩ năng
- Khái quát, hệ thống hoá kiến thức về các kiểu văn bản đã học.
- So sánh đối chiếu, phân tích cách sử dụng các phương thức biểu đạt trong các văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính, và trong tạo lập văn bản.
3.Thái độ
 Có ý thức nghiêm túc trong học tập và tiếp thu kiến thức vận dụng tốt vào trong quá trình xây dựng văn bản.
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng tự xác định giá trị
2. Kĩ năng hợp tác.
3. Kĩ năng lắng nghe tích cực
4. Kĩ năng giao tiếp.
5. kĩ năng quản lí thời gian
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: bảng phụ
2. Học sinh: đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk.
IV. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học
Phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề ( Động não, đặt câu hỏi) Thảo luận( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
V. các bước lên lớp
1. Tổ chức :
2. Kiểm tra( không kiểm tra)
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
*Khởi động ( 1’)
 GV giới thiệu bài học theo mục tiêu tiết học 
HĐ1. ôn tập
* Mục tiêu
- Hệ thống được kiến thức và kĩ năng về văn bản thuyết minh, tự sự, nghị luận, hành chính.
- Các kết hợp miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận
H. Em hiểu thế nào về tính thống nhất của văn bản ?
 HS ttrả lời -> GV tổng kết
H. Tính thống nhất của văn bản thể hiện rõ nhất ở những mặt nào ?
- Hai mặt : nội dung; hình thức 
H. Chủ đề trong văn bản là gì ?
 Chủ đề được thể hiện trong câu chủ đề, trong nhan đề văn bản, trong các đề mục, trong quan hệ giữa các phần và trong các từ ngữ then chốt thường được lặp đi lăp lại một cách có chủ ý
H. Thế nào là văn bản tự sự?
 - HS trả lời-> gv tổng kết 
H. Tóm tắt văn bản tự sự để làm gì? làm thế nào để tóm tắt văn bản tự sự có hiệu quả? 
 -Văn bản tự sự có thể dài ngắn tuỳ theo tác giả và theo nội dung câu chuyện .
 - Muốn tóm tắt văn bản tự sự có hiệu quả cần:
 + Đọc thật kĩ nhiều lần tác phẩm, phát hiện các đoạn mạch, các chi tiết chính, kể lại.
 +Không chỉ có tự sự kể chuyện đơn thuần , văn tự sự bao giờ cũng có ít hay nhiều tham gia đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm…
H. Các yếu tố miêu tả, biểu cảm tham gia vào văn bản tự sự như thế nào ? 
 Biết kết hợp và đan xen các yếu tố này làm cho câu chuyện , sự việc và nhân vật thêm sinh động và hấp dẫn 
H. Văn bản thuyết minh có những tính chất như thế nào và có những lợi ích gì? 
H. Các phương pháp , biện pháp chủ yếu trong bài văn thuyết minh là gì?
- Định nghĩa, miêu tả, giải thích, số liệu thống kê. so sánh…
- Đối với HS trong bài thuyết minh , chủ yếu dùng các phương pháp định nghĩa , giải thích , nêu ví dụ , miêu tả, nêu số liệu thông kê, phân loại so sánh… 
H. Trong bài văn thuyết minh có thể và cần trí tưởng tượng hay không?
 Có thể và cần sử dụng miêu tả, biểu cảm, tưởng tượng sáng tạo nhưng nhất thiết không được tuỳ tiện, tự do làm sai lạc hình ảnh đối tượng.
H. Văn bản thuyết minh có bố cục mấy phần , nhiệm vụ của từng phần?
H. Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận?
H. phân biệt giữa luận điểm , luận cứ , luận chứng?
- Luận điểm đóng vai trò quan trọng trong bài văn nghị luận không có luận điểm bài văn như không có xương sống 
 - Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng căn cứ để giải thích, chứng minh luận điểm.
 - Luận chứng : quá trình lập luận, phân tích, chứng minh làm sáng tỏ, bảo vệ luận điểm
42’
1/ Tính thống nhất của văn bản 
- Tính thống nhất của văn bản thể hiện trước hết trong chủ đề, trong tính thống nhất của chủ đề của văn bản.
- Chủ đề của văn bản là vấn đề chủ chốt , là đối tượng chính yếu mà văn bản biểu đạt .
2/ Tóm tắt văn bản tự sự
- Văn bản tự sự là văn bản kể chuyện , trong đó bằng ngôn ngữ văn xuôi , bằng lời kể tái hiện lại câu chuyện , sự việc, nhân vật.
- Tóm tắt văn bản tự sự giúp cho người đọc dễ dàng nắm bắt được nội dung chủ yếu hoặc để tạo cơ sở cho việc tìm hiểu, phân tích, bình giá.
3/ Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- Văn tự sự ít hay nhiều đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm , các yếu tố này làm cho câu chuyên, nhân vật, sự việc trở nên hấp dẫn và sinh động hơn.
4/ Văn bản thuyết minh
- Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực nhằm cung cấp tri thức, đặc điểm ,tính chất, nguyên nhân của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình , giải thích , giới thiệu.
- Bố cục : 3 phần
+Mở bài : giói thiệu đối tượng thuyết minh
+ Thân bài:Trình bày các lợi ích , đăc điểm.. của đối tượng
+ Kết bài: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng 
4/ Luận điểm trong bài văn nghị luận 
- Luận điểm là tư tưởng quan điểm , chủ trương cơ bản mà người viết nêu ra trong bài văn nghị luận 
4/ Củng cố:
 - GV hệ thống lại bài
5/ Hướng dẫn học tập;
 - HS về nhà tiếp tục ôn tập tất cả các phân môn
 - Giờ sau kiểm tra tổng hợp cuối năm

File đính kèm:

  • doctiªt 131.doc
Giáo án liên quan