Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 114

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 - Hiểu được khái niệm lượt lời và cách vận dụng chúng trong giao tiếp.

 - Có ý thức sử dụng lượt lời trong giao tiếp cũng như trong quá trình tạo lập văn bản.

2.Trọng tâm kiến thức kĩ năng

a. Kiến thức

- Khái niệm lượt lời.

- Việc lựa chọn lượt lời góp phần thể hiện thái độ và phép lịch sự trong giao tiếp.

b. Kĩ năng

- xác định được lượt lời trong các cuộc hội thoại.

- Sử dụng đúng lượt lời trong giao tiếp.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. Kĩ năng giao tiếp

2. Kĩ năng xác định giá trị

3. Kĩ năng tư duy lo gic

4. Kĩ năng quản lí thời gian

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1778 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 114, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/ 3/ 2013
Ngày giảng: 01/ 4/ 2013
Bài 27
Tiết 114: Hội thoại ( tiếp theo)
I. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu chung
	- Hiểu được khái niệm lượt lời và cách vận dụng chúng trong giao tiếp.
	- Có ý thức sử dụng lượt lời trong giao tiếp cũng như trong quá trình tạo lập văn bản.
2.Trọng tâm kiến thức kĩ năng
a. Kiến thức
- Khái niệm lượt lời.
- Việc lựa chọn lượt lời góp phần thể hiện thái độ và phép lịch sự trong giao tiếp.
b. Kĩ năng
- xác định được lượt lời trong các cuộc hội thoại.
- Sử dụng đúng lượt lời trong giao tiếp.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng giao tiếp
2. Kĩ năng xác định giá trị
3. Kĩ năng tư duy lo gic
4. Kĩ năng quản lí thời gian
III. Đồ dùng
Bảng phụ ghi bài tập
IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
Thông báo, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề( động não, đặt câu hỏi); thảo luận( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
V. Các bước lên lớp
1.Tổ chức ( 1’)
2. Kiểm tra ( 5’)
H. Thế nào là vai xã hội? Vai xã hội được thể hiện bằng các mối quan hệ nào? 
- Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác. Vai xã hội được thể hiện bằng các mối quan hệ:
+ Quan hệ trên- dưới, ngang hàng ( tuổi tác, quan hệ gia đình, xã hội)
+ Quan hệ thân- sơ ( mối quan hệ quen biết, thân tình)
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động 1. Khởi động ( 1’)
Giáo viên giới thiệu lại nội dung tiết học trước và vào bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu
- Khái niệm lượt lời.
- Việc lựa chọn lượt lời góp phần thể hiện thái độ và phép lịch sự trong giao tiếp.
* Cách tiến hành
 Học sinh đọc bài tập trong sgk
H.Trong cuộc hội thoại đó mỗi nhân vật được nói bao nhiêu lượt?
- Hs thảo luận nhóm bàn 2’
- Các nhóm báo cáo, nhận xét
- GV chốt trên bảng phụ:
+ a. Các lượt lời của bà cô
1. Hồng, mày…không?
2. Sao …không vào?... trước đâu!
3. Mày dại quá…cho tiền tàu…
4. Vậy mày hỏi cô Thông…
5. Mấy lại rằm…cậu mày…
b. Các lượt lời của Hồng
1. Không! cháu không muốn vào…
2. Sao cô biết mợ con có con?
=> Trong cuộc hội thoại ai cũng được nói, mỗi lần người tham gia hội thoại được nói gọi là lượt lời.
H. Bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói nhưng không nói?
- Lần 1: sau lượt lời 1 của bà cô
- Lần 2: sau lượt lời 3 của bà cô.
H. Sự im lặng thể hiện thái độ của Hồng đối với lời nói của bà cô như thế nào?
H. Vì sao bé Hồng không cắt lời bà cô khi bà cô nói những điều Hồng không muốn nghe?
- để giữ phép lịch sự.
H.Qua tìm hiểu bài tập em hãy cho biết thế nào là lượt lời trong hội thoại và lưu ý gì khi tham gia hội thoại?
- 1 HS đọc ghi nhớ và xác định nội dung cần nắm trong ghi nhớ.
Hoạt động 3. Luyện tập
* Mục tiêu
- Phân tích đặc điểm thái độ của nhân vật qua việc sử dụng lượt lời trong văn bản cụ thể.
- Nhận xét về sự im lặng khi tham gia hội thoại.
Hs đọc và nêu yêu cầu bài tập
Hs thực hiện giải bài tập, nhận xét
GV chữa
HS đọc bài tập, nêu yêu cầu
- Thảo luận nhóm 8 thời gian 3’
- các nhóm báo cáo, nhận xét
- GV chữa
HS đọc bài tập, nêu yêu cầu
Thực hiên giải bài tập, nhận xét
GV chữa
Bài 4( GV HD học sinh về nhà làm)
- Trong trường hợp phải giữ bí mật hoặc thể hiện sự tôn trọng người đối thoại thì im lặng là vàng.
- Trong trường hợp cần phải phát biểu chính kiến để ủng hộ cái đúng, phê phán cái sai thì im lặng sẽ đồng nghĩa với hèn nhát.
18’
18’
I. Lượt lời trong hội thoại
1. Bài tập: tìm hiểu lượt lời trong đoạn trích sgk( t92)
- Người cô: 5 lượt
- Bé Hồng: 2 lượt
=> Gọi là lượt lời.
- Sự im lặng của bé Hồng thể hiện thái độ bất bình đối với bà cô.
- Hồng không cắt lời bà cô đề giữ phép lịch sự.
2.Ghi nhớ
- Khái niệm về lượt lời
- Lưu ý khi hội thoại
II. Luyện tập
Bài tập 1.
Nhận xét tính cách các nhân vật qua cuộc hội thoại
- Chị Dậu: rất có bản lĩnh sẵn sàng nhẫn nhịn, song khi cần vẫn vùng lên quyết liệt.
- Anh Dậu là người cam chịu bạc nhược.
- Cai lệ là kẻ tiểu nhân đắc chí không chút tình người.
- Người nhà lí trưởng là kẻ theo đóm ăn tàn.
Bài tập 2. 
a. Sự tham gia hội thoại của chị Dậu và cái Tí
 Ban đầu cái Tí nói nhiều chị Dậu chỉ im lặng, về sau cái Tí nói ít hẳn đi, chị Dậu nói nhiều hơn.
b. Nhận xét về việc miêu tả tâm lí nhân vật trong cuộc hội thoại
 Tác giả miêu tả như vậy là phù hợp với tâm lí của nhân vật vì: lúc đầu cái Tí chưa biết mình bị bán, còn chị Dậu thì đau lòng khi bán con nên chỉ im lặng và ngược lại.
c. Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí ở phần cuối cuộc thoại đã làm tăng kịch tính cuộc thoại vì: Chị Dậu càng đau đớn hơn khi phải gạt nước mắt bán đứa con, sự bất hạnh đối với cái Tí khi nó phải đến ở nhà Nghị Quế.
Bài 3.Sự im lặng cảu nhân vật biểu thị điều gì
- Lần 1: Ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ.
- Lần 2: Xúc động trước tâm hồn và lòng nhân hậu của cô em gái.
4.Củng cố ( 1’)
GV hệ thống lại bài
5. Hướng dẫn học tập (1’)
- Hs về nhà học bài theo nội dung ghi nhớ sgk
- Chuẩn bị bài: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận
( đọc và trả lời các câu hỏi sgk)

File đính kèm:

  • doctiet 114a.doc
Giáo án liên quan