Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 8, 9

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- Những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích

- Hoàn cảnh nhà chị Dậu trong vụ sưu thuế.

2. Kĩ năng:

- Tóm tắt văn bản

3. Thái độ:

- Có thái độ học tập tích cực. Hiểu và cảm thông với những người lao động nghèo khổ.

 * Kĩ năng sống :

- Nhận biết, chia xẻ.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1986 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 8, 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/8/2013 
Ngày giảng: 8A: 24/8/2013
	 8B: 22/8/2013
Tiết 8
TỨC NƯỚC VỜ BỜ
(Trích Tắt đèn) Ngô Tất Tố
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích
- Hoàn cảnh nhà chị Dậu trong vụ sưu thuế.
2. Kĩ năng:
- Tóm tắt văn bản
3. Thái độ:
- Có thái độ học tập tích cực. Hiểu và cảm thông với những người lao động nghèo khổ.
 * Kĩ năng sống :
- Nhận biết, chia xẻ...
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
 Giáo viên: Bài soạn, Văn bản Tắt đèn
 Học sinh: Soạn bài
C. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp: 8A :…………………….8B :………………
2. Kiểm tra bài cũ: Hoàn cảnh sống, thái độ, tình cảm của bé Hồng trong văn bản Trong lòng mẹ?
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
	Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực trước CM.Có thể gọi Ngô Tất Tố là “nhà văn của nông dân” vì ông hay viết về nông thôn và đặc biệt thành công ở đề tài này. Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp văn học của Ngô Tất Tố, đồng thời là tác phẩm tiêu biểu nhất của trào 
lưu văn học hiện thực trước cách mạng.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu vài nét về tác giả và tác phẩm.
- Mục tiêu: Nắm được những nét khái quát nhất về tác giả Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp
- Thời gian: 20 phút
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
? Khái quát vài nét chính về tác giả?
Gv giới thiệu khái quát về tác phẩm Tắt đèn.
Hoàn cảnh đất nước tại thời điểm tác phẩm ra đời
GV hướng dẫn đọc
G nêu yêu cầu đọc: rõ ràng, chú ‏‎ý lời đối thoại của các nhân vật, cho hs đọc phân vai 
-Gv n/x đọc
? Xác định vị trí của đoạn trích?
? Hãy tóm tắt lại vb?
Hs tóm tắt dựa vào hai nội dung chính :
- Cảnh buổi sáng ở nhà chị Dậu .
- Cuộc đối mặt với bọn cai lệ; người nhà lí trưởng chị Dậu vùng lên chống cự lại.
?Truyện có mấy n/v?Có thể nhóm xếp các nhân vật đó ntn?
+ Phản diện: cai lệ, người nhà LT
+Chính diện: chị Dậu, anh Dậu
- Có thể chia đoạn trích thành mấy phần?
Từ đầu...hay không, phần 2 còn lại
I. Tìm hiểu chung
 1.Tác giả: 
- Là nhà văn xuất sắc nhất của trào lưu VHHT trước cách mạng. Các tác phẩm của ông thường viết về nông thôn.
 2. Tác phẩm:
 - Thuộc chương XVIII của tác phẩm Tắt đèn.
Bố cục; 2 phần
* Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết văn bản.
- Mục tiêu: Học sinh thấy được hoàn cảnh khó khăn của gia đình chị Dậu trước nạn sưu thuế nặng nề của xã hội cũ. Cảm thông chia xẻ với nỗi nhọc nhằn của người nông dân nghèo khi bị lâm vào tình cảnh bế tắc.
- Phương pháp: Vấn đáp, gợi tìm, phân tích
- Thời gian: 15 phút
- GV hướng dẫn hs phân tích phần 1:
? Phần đầu đoạn trích tái hiện cảnh tượng nào?
- chị Dậu vừa nấu xong nồi cháo
bà lão láng giềng chạy sang hỏi han tình hình anh Dậu với vẻ băn khoăn lo lắng
 chị Dậu chăm sóc chồng động viên chồng ăn cháo 
? Có thể thấy bao trùm lên trong nhà chị Dậu lúc này là bầu không khí ntn?
lo lắng, căng thẳng
? Vì sao lại như vậy?
Vì nhà chị đang phải nợ sưu thuế mà món tiền ấy thì chưa biết trông vào đâu. Gia cảnh chị rất nghèo cả nhà đang bị đói, nồi cháo vừa nấu là số gạo của bà lão hàng xóm thương tình cho vay. Trong lúc ấy ngoài đường xóm tiếng trống, tiếng tù và thúc sưu vẫn vang lên dồn dập
Gv bổ sung
- Thuế thân: Là thuế đánh vào từng người dân. Đây là một loại thuế dã man có từ thời trung cổ.
- Đinh: Là người đàn ông thuộc lứa tuổi phải đóng thuế thân và đi lính thời phong kiến.
? Có thể nhận thấy tình cảnh của chị Dậu lúc này như thế nào?
II. Tìm hiểu văn bản
1. Gia cảnh nhà chị Dậu
- Khốn đốn, thê thảm và đáng thương.
4. Củng cố: 
- GV khái quát nội dung tiết học
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Đọc lại bài, tóm tắt văn bản
Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 20/8/2013 
Ngày giảng: 8A: 26/8/2013
	 8B: 27/8/2013
Tiết 9
TỨC NƯỚC VỜ BỜ
(Trích Tắt đèn) Tiếp theo Ngô Tất Tố
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Thấy được bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ xã hội đương thời và tình cảnh đau thương của người nông dân cùng khổ trong xã hội ấy; cảm nhận được cái quy luật của hiện thực; có áp bức có đấu tranh; thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân.
 - Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
3. Thái độ:
- Có thái độ học tập tích cực. Hiểu và cảm thông với những người lao động nghèo khổ.
 * Kĩ năng sống:
- Nhận biết, chia xẻ, cảm thông...
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
 Giáo viên: Bài soạn, Văn bản Tắt đèn
 Học sinh: Soạn tiếp bài 
C. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp: 8A :…………………….8B :………………
2. Kiểm tra bài cũ: Tóm tắt văn bản Tức nước vỡ bờ, Hoàn cảnh gia đình chị Dậu 
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: Tiếp tục tìm hiểu văn bản
- Mục tiêu: Thấy được những hành động, cử chỉ vô đạo hách dịch của cai lệ (một đại diện của chế độ phong kiến). Hình ảnh chị Dậu với những phẩm chất vốn có của người phụ nữ và tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống lại sự áp bức.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, phân tích
- Thời gian: 30p
Gv hướng dẫn hs phân tích song song hai nhân vật trong đoạn trích cuộc đối mặt giữa chị Dậu và Cai lệ
? Trong lúc anh Dậu chưa kịp ăn bát cháo chuyện gì đã xảy ra?
cai lệ và người nhà lí trưởng sầm sập tiến vào với roi song...
? Họ kéo vào nhà chị để làm gì?
? cai lệ là chức danh gì?Hắn đến làng Đông Xá với nhiệm vụ gì?
để giúp lí trưởng tróc thuế.
? Hắn có lời nói,thái độ ntn?
thét lênà thô lỗ.
sầm sập tiến vào, gõ xuống đất > nhằm ra oai, thị uy-> hành động thô bạo
? Trước lời nói cử chỉ thô lỗ, thị uy đó của cai lệ chị Dậu có phản ứng ntn?
Chị Dậu: van xin
? Lời van xin của chị có làm thay đổi được tình hình hay không?
- Ngược lại với sự mềm mỏng van xin của chị tên cai lệ trợn hai mắt quát
? Chị Dậu tỏ thái độ ra sao?
thiết tha van xin
? Còn cai lệ?
 giọng hầm hè đòi trói anh Dậu, giật phắt cái dây thừng chạy sầm sập đến cạnh anh Dậu định trói.
? Lúc này chị Dậu có hành động gì?
tiếp tục van xin
? Cai lệ có thay đổi thái độ trước tình cảnh đó không?
đánh chị Dậu, sấn đến anh Dậu
chị tiếp tục cự lại bằng lí lẽ “Chồng tôi đau ốm... „Cách xưng hô thay đổi(tôi-ông)
? Có sự thay đổi gì trong cách xưng hô này?
Sự nhẫn nhịn của chị đã quá giới hạn, chị đã đứng thẳng lên nâng vị thế của mình ngang hàng với kẻ đại diện cho chính quyền địa phương
? Đáp lại thái độ cứng rắn của chị Dậu cai lệ có hành động gì?
cai lệ tát vào mặt chị, nhảy đến cạnh anh Dậu
- Sự tàn bạo của kẻ ác đã khiến chị chống trả một cách quyết liệt“Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem „(bà –mày).
? Cách xưng hô đó của chị thể hiện điều gì?
(sự căm giận và khinh bỉ cao độ ở chị. Chị đã bật dậy chống trả với một sức mạnh ghê gớm, bất ngờ).Lần này chị không đấu lí mà quyết ra tay đấu lực với chúng. 
? Cảnh chị Dậu vùng lên trừng trị lũ tay sai được tác giả tả như thế nào? 
túm lấy cổ ấn dúi, nhanh như cắt, túm tóc lẳng..
? Nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan nhận xét trong cuốn Nhà văn hiện thực“Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo „.Vậy theo em“tuyệt khéo „ở chỗ nào?
Miêu tả tỉ mỉ, đối lập, quan sát tinh tế, ngôn ngữ tự nhiên, so sánh độc đáo.
Từ ngữ đều là lời ăn tiếng nói hằng ngày của người dân miền Bắc.
- Giọng văn pha chút hài hước của tác giả làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị và sự thảm bại của hai tên tay sai.
? Vì sao chị Dậu có đủ dũng khí để quật ngã 2 tên đàn ông độc ác, tàn nhẫn ấy?
- Đó là sức mạnh của lòng yêu thương, căm hờn.
? Toàn bộ đoạn trích phần 2 tái hiện cảnh tượng diễn ra tại gia đình chị Dậu đã giúp cho em có được nhận xét nào về chị Dậu, cai lệ
? Đoạn văn giúp em hiểu thêm điều gì về người nông dân và ý chí của họ?
- Sức sống mạnh mẽ và tinh thần phản kháng.
- Đoạn trích làm toát lên một cách sinh động chân lí cuộc sống“Con giun xéo lắm cũng quằn „“Tức nước vỡ bờ „-có áp bức, có đấu tranh. 
- Đoạn trích nổi lên một hình tượng đẹp đẽ về người phụ nữ nông dân Việt Nam: Chị Dậu sống triền miên trong bùn lầy tăm tối nhưng tâm hồn của chị lại rất cao đẹp, yêu thương chồng con hết mực;đảm đang, tháo vát; thông minh sắc sảo; tinh tế, dịu dàng nhưng cũng rất cứng cỏi và tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt. Đúng như nhà văn Nguyễn Tuân đã viết khi đọc Tắt đèn:“Trên cái tối giời, tối đất của đồng lúa ngày xưa, thấy sừng sững cái chân dung lạc quan của chị Dậu. „ 
? Nêu tóm tắt những giá trị nghệ thuật của đoạn trích?
? Em cảm nhận được những giá trị nội dung nào của đoạn trích? 
II. Tìm hiểu văn bản
 2. Nhân vật cai lệ, chị Dậu
- Cai lệ là kẻ hung dữ, độc ác, tàn nhẫn, vô tâm.
- Chị Dậu là một phụ nữ giàu tình thương,
đầy dũng khí, dám đứng lên chống lại cường quyền, bạo lực.
* Ghi nhớ/33
* Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập
- Mục tiêu: Mở rộng kiến thức,rèn luyện cách đọc diễn cảm có phân vai.
- Phương pháp: Đàm thoại
- Thời gian: 5 phút
? Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng,với tác phẩm Tắt đèn,Ngô Tất Tố đã“xui người nông dân nổi loạn „.Em hiểu thế nào về nhận xét đó?
III. Luyện tập
Thông qua tác phẩm NTT đã phản ánh hiện thực về sức phản kháng mãnh liệt chống lại áp bức của những người nông dân lao động hiền lành chất phác, không phải là xui người nông dân nổi loạn nhưng tác giả cũng thể hiện rõ quan điểm về cuộc sống; có áp bức tất sẽ dẫn đến đấu tranh đõ cũng là lời cảnh báo với chính quyền thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ.
4. Củng cố: 
- GV khái quát nội dung tiết học
- Gv hướng dẫn học sinh đọc phân vai.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Đọc trước bài Xây dựng đoạn
Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doctiet 8,9.doc
Giáo án liên quan