Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 85 - Bài 20

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 - Tiếp tục bổ sung kiến thức và kĩ năng làm bài văn thuyết minh.

 - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào quá trình tạo lập văn bản.

2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức:

- Sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.

- Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.

- Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn giới thiệu danh làm thắng cảnh.

b. Kĩ năng

- Quan sát danh lam thắng cảnh.

- Đọc tài liệu, tra cứu, thu thập, ghi chép những tri thức khách quan về đối tượng để sử dụng trong bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.

- Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu: biết viết một bài văn thuyết minh vê một cách thức, phương pháp, cách làm có độ dài 300 chữ

II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. Kĩ năng tư duy sáng tạo

2. Kĩ năng thể hiện sự tự tin

3. Kĩ năng giao tiếp

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 85 - Bài 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/ 01/ 2013
Ngày giảng: 28/ 01/ 2013
Bài 20
Tiết 85: Thuyết minh một danh lam thắng cảnh
I. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu chung
	- Tiếp tục bổ sung kiến thức và kĩ năng làm bài văn thuyết minh.
	- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào quá trình tạo lập văn bản.
2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức: 
- Sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
- Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
- Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn giới thiệu danh làm thắng cảnh.
b. Kĩ năng
- Quan sát danh lam thắng cảnh.
- Đọc tài liệu, tra cứu, thu thập, ghi chép những tri thức khách quan về đối tượng để sử dụng trong bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
- Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu: biết viết một bài văn thuyết minh vê một cách thức, phương pháp, cách làm có độ dài 300 chữ
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng tư duy sáng tạo
2. Kĩ năng thể hiện sự tự tin
3. Kĩ năng giao tiếp
III.Đồ dùng
IV. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học
Phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề ( Động não, đặt câu hỏi) Thảo luận( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
V. các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra đầu giờ ( 5’)
H. Khi làm bài văn thuyết minh về một phương pháp ( cách làm) người ta cần thực hiện những yêu cầu nào?
- Tìm hiểu kĩ và nắm chắc phương pháp ( cách làm ) đó.
- cần trình bày rõ:
+ Điều kiện, cách thức, thứ tự cách làm sản phẩm đó và yêu cầu chất lượng của sản phẩm.
+ Lời văn trong bài thuyết minh ngắn gọn và dễ hiểu
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động 1. Khởi động ( 1’)
 Văn thuyết minh đa dạng về đối tượng thuyết minh, nhưng để có một bài văn hay người thuyết minh cần có tri thức về đối tượng mà mình sẽ thuyết minh. Vậy thuyết minh về một danh lam thắng cảnh người viết cần phải đảm bảo những yêu cầu nào bài học hôm nay giúp chúng ta cùng tìm hiểu
Hoạt động dạy và học
T/g
Nội dung
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu
- Sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
- Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
- Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn giới thiệu danh làm thắng cảnh.
* Cách tiến hành
- HS đọc bài văn
H. Bài văn thuyết minh những đối tượng nào? các đối tượng ấy có quan hệ với nhau như thế nào?
- 2 đối tượng: hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn có quan hệ gần gũi và gắn bó với nhau đền Ngọc Sơn tọa lạc trên hồ Hoàn Kiếm
H. qua bài văn, em hiểu biết gì về hai đối tượng trên?
- Hồ Hoàn Kiếm: nguồn gốc hình thành, di tích trên hồ
- Đền Ngọc Sơn: nguồn gốc, sơ lược quá trình xây dựng đền, vị trí cấu trúc đền
H. Muốn viết bài văn giới thiệu 1 danh lam thắng cảnh như vậy, người viết cần có những kiến thức nào?
+ Chuẩn bị những kiến thức sâu rộng về địa lí, lịch sử, văn hóa, văn học, nghệ thuật có liên quan đến đối tượng 
+ Phải đọc sách báo, tư liệu có liên quan, thu thập, nghiên cứu và ghi chép
+ Phải xem tranh ảnh, phim, băng… đến tận nơi nhiều lần để xem xét, quan sát, nhìn, nghe, hỏi han, tìm hiểu.
H. Bài văn có bố cục như thế nào? xác định nội dung mỗi đoạn?
H. Bài văn được sắp xếp theo thứ tự nào?
H. Bài văn có đủ 3 phần mở bài và t hân bài kết bài không?
- thiếu mở bài và kết bài cần bổ sung
H. Phần thân bài cần bổ sung những gì? vì sao?
- ví trí, diện tích độ sâu qua các mùa, nói kĩ hơn về Tháp Rùa, rùa Hồ Gươm, quanh cảnh đường phố quanh hồ 
H. Em có nhận xét gì về lời văn trong văn bản trên?
- Lời văn chính xác, biểu cảm có kết hợp miêu tả và bình luận để tạo nên sức hấp dẫn cho bài văn
- GV khái quát
H. Khi viết bài văn thuyết minh một danh lam thắng cảnh cần chuẩn bị những gì? yêu cầu về bố cục, lời văn và thể văn thế nào?
- HS đọc ghi nhớ
- Xđ nội dung cần ghi nhớ 
Hoạt động 2. Luyện tập
* Mục tiêu
- lập dàn bài cho bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
- Dựa vào bài văn trên, viết một đoạn văn thuyết minh.
* Cách tiến hành
- Học sinh đọc bài tập và xác định yêu cầu.
- HS hoạt động nhóm 8/ 5’ 
- Các nhóm báo cáo, nhận xét
- GV chốt.
GV HD học sinh làm bài tập 2, 3
2. Có thể từ trên gác nhà bưu điện nhìn bao quát toàn cảnh hồ, đền, từ đường Đinh Tiên Hoàng nhìn Đài Nghiên, Tháp Bút, qua cầu Thuê Húc vào đền. Tả trong đền. Từ Ba Đình nhìn ra hồ, về phía Thủy Tạ, phía Tháp Rùa…
3. Có thể chọn những chi tiết sau: Rùa Hồ Gươm, truyền thuyết trả gươm thần, cầu Thê Húc, Tháp Bút. Vấn đề giữ gìn cảnh quan và sự trong sạch của Hồ Gươm
- Có thể lấy câu nói của nhà văn nước ngoài làm phần mở bài hoặc kết bài.
- HS về nhà viết một đoạn văn cho phần mở bài hoặc kết bài cho bài văn trên
20’
16’
I. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh
1.Bài tập: Tìm hiểu bài văn “ Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn”
* Để viết được bài văn thuyết minh cần quan sát thực tế, đọc sách báo, tư liệu có liên quan, thu thập, nghiên cứu và ghi chép, chuẩn bị những kiến thức sâu rộng về địa lí, lịch sử, văn hóa, văn học, nghệ thuật có liên quan đến đối tượng.
* Bố cục
3 đoạn
- Giới thiệu về Hồ Hoàn Kiếm
- Giới thiệu đền Ngọc Sơn
- Giới thiệu bờ Hồ
* Thứ tự không gian, vị trí từng cảnh->v ật-> hồ-> đền-> bờ hồ
* Lời văn chính xác, biểu cảm có kết hợp miêu tả và bình luận để tạo nên sức hấp dẫn cho bài văn
2. Ghi nhớ
- Yêu cầu về bố cục, lời văn, thể văn
II. Luyện tập
Bài tập 1. Lập lại dàn bài cho bài giới thiệu về Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn
Lập dàn bài
1/ Mở bài: Giới thiệu khái quát về quần thể Hồ Hoàn Kiềm và đền Ngọc Sơn 
2/ Thân bài
- Ví trí, những bộ phận
- Giới thiệu từng bộ phận
- Ví trí của thắng cảnh trong đời sống tinh thần của con người.
3/ Kết bài: ý nghĩa lịch sử, xã hội, văn hóa của thắng cảnh, bài học về tôn tạo và duy trì thắng cảnh.
4.Củng cố ( 1’)
- Gv hệ thống lại phương pháp thuyết minh một danh lam thắng cảnh, bố cục, lời văn.
5. Hướng dẫn học tập( 1’)
- Học sinh về nhà học bài theo nội dung học tập trên lớp; làm tiếp bài tập 2,3 và viêt đoạn văn cho phần mở bài hoặc phần kết bài
- Chuẩn bị bài: ôn tập về văn thuyết minh
*Yêu cầu đọc và trả lời các câu hỏi sgk.

File đính kèm:

  • doctiet 86.doc
Giáo án liên quan