Giáo án Tập làm văn 8 - Bài 3

1. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này, học sinh đạt được :

1.1. Kiến thức:

 - Củng cố hiểu biết về di tích, danh thắng ở địa phương.

 - Củng cố kiến thức về kiểu văn bản thuyết minh, đặc biệt là thuyết minh một di tích hoặc một danh thắng.

1.2. Kĩ năng:

 - Biết cách tìm hiểu về một di tích, danh thắng.

 - Biết cách viết văn bản thuyết minh.

1.3.Thái độ:

 - Trân trọng các giá trị văn hoá của các di tích, các danh thắng địa phương.

 - Tự hào, yêu quý quê hương.

 

doc2 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1512 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập làm văn 8 - Bài 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài 3: tập làm văn
Luyện tập viết văn bản thuyết minh về di tích,
Danh thắng ở địa phương
(1 tiết)
1. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, học sinh đạt được :
1.1. Kiến thức:
	- Củng cố hiểu biết về di tích, danh thắng ở địa phương.
	- Củng cố kiến thức về kiểu văn bản thuyết minh, đặc biệt là thuyết minh một di tích hoặc một danh thắng.
1.2. Kĩ năng:
	- Biết cách tìm hiểu về một di tích, danh thắng.
	- Biết cách viết văn bản thuyết minh.
1.3.Thái độ:
	- Trân trọng các giá trị văn hoá của các di tích, các danh thắng địa phương.
	- Tự hào, yêu quý quê hương.
2. Thông tin:
  Các phương pháp thuyết minh:
	- Nêu định nghĩa
	- Giải thích
	- Liệt kê
	- Nêu ví dụ, dùng số liệu
	- So sánh, phân tích
  Các điểm cần lưu ý khi viết văn bản thuyết minh về di tích, danh thắng:
	- Cần có những tư liệu cụ thể về di tích, danh thắng như: nguồn gốc, không gian, thời gian, giá trị của di tích, danh thắng…
 	- Cần có sự khảo sát, điều tra bằng nhiều nguồn để có được những tư liệu cần, đủ và chính xác.
	- Cần vận dụng tổng hợp, linh hoạt các phương pháp thuyết minh nhưng cũng cần xác định phương pháp chính. 
	- Cần có thái độ tình cảm đúng đắn khi thuyết minh.
	- Có thể sử dụng các phương thức biểu đạt tả, thuật, kể, các biện pháp nghệ thuật để thuyết minh di tích, danh thắng.
	- Có thể giả định về đối tượng đọc văn bản thuyết minh để lựa chọn vai giao tiếp và ngôn ngữ của văn bản.
	- Cần xây dựng dàn bài chi tiết trước khi viết bài.
	- Có thể có thêm kênh hình: ảnh, tranh về di tích hoặc danh thắng.
  Bố cục bài văn thuyết minh có 3 phần:
- Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh.
- Thân bài: Trình bày cấu tạo, đặc điểm, lợi ích... của đối tượng.
- Kết bài: Bày tỏ thái độ với đối tượng.

File đính kèm:

  • docBAI 3.doc
Giáo án liên quan