Bài viết số 5 môn Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án)

Đề bài 1: Côn Sơn là một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử và là niềm tự hào của người dân thị xã Chí Linh. Em hãy giới thiệu để mọi người cùng biết về quần thể di tích danh thắng này.

 2. Yêu cầu đáp án và biểu điểm.

* Về phương diện nội dung: 8đ

Đề 1:

1. Mở bài: 1đ

- Giới thiệu đối tượng thuyết minh: Côn Sơn – một di tích lịch sử, một danh lam thắng cảnh, niềm tự hào của người dân Chí Linh.

- Mức chưa tối đa: Giới thiệu còn sơ sài, chưa hấp dẫn.

- Mức không đạt: Không viết mở bài hoặc lạc đề.

2. Thân bài: 4đ

 a. Vị trí địa lí: Thuộc địa phận phường Cộng Hoà, thị xã Chí Linh, cách trung tâm thiax khoảng chừng 5 km.

 b. Cảnh quan đặc sắc:

- Khu di tích danh thắng Côn Sơn bao gồm cả núi Kỳ Lân và núi Ngũ Nhạc liền kề, là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm vào thời Trần (Côn Sơn-Yên Tử-Quỳnh Lâm). Đây cũng là vùng danh sơn huyền thoại, với những thắng cảnh tuyệt vời, những di tích cổ kính, gắn liền với thân thế, sự nghiệp của Nguyễn Trãi, vị anh hùng dân tộc kiệt xuất đã làm rạng rỡ non sông đất nước, cùng với nhiều danh nhân văn hóa của dân tộc như Trần Nguyên Đán, Pháp Loa, Huyền Quang.

- Quần thể khu di tích Côn Sơn được xếp hạng quốc gia năm 1962 và xếp hạng đặc biệt quan trọng vào năm 1994.

 

docx4 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài viết số 5 môn Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọi người cùng biết về quần thể di tích danh thắng này.
 2. Yêu cầu đáp án và biểu điểm.
* Về phương diện nội dung: 8đ
Đề 1: 
1. Mở bài: 1đ
- Giới thiệu đối tượng thuyết minh: Côn Sơn – một di tích lịch sử, một danh lam thắng cảnh, niềm tự hào của người dân Chí Linh.
- Mức chưa tối đa: Giới thiệu còn sơ sài, chưa hấp dẫn.
- Mức không đạt: Không viết mở bài hoặc lạc đề.
2. Thân bài: 4đ
 a. Vị trí địa lí: Thuộc địa phận phường Cộng Hoà, thị xã Chí Linh, cách trung tâm thiax khoảng chừng 5 km.
 b. Cảnh quan đặc sắc:
- Khu di tích danh thắng Côn Sơn bao gồm cả núi Kỳ Lân và núi Ngũ Nhạc liền kề, là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm vào thời Trần (Côn Sơn-Yên Tử-Quỳnh Lâm). Đây cũng là vùng danh sơn huyền thoại, với những thắng cảnh tuyệt vời, những di tích cổ kính, gắn liền với thân thế, sự nghiệp của Nguyễn Trãi, vị anh hùng dân tộc kiệt xuất đã làm rạng rỡ non sông đất nước, cùng với nhiều danh nhân văn hóa của dân tộc như Trần Nguyên Đán, Pháp Loa, Huyền Quang.
- Quần thể khu di tích Côn Sơn được xếp hạng quốc gia năm 1962 và xếp hạng đặc biệt quan trọng vào năm 1994.
 * Hồ Côn Sơn: Trước núi Côn Sơn có một hồ nước trong xanh rộng mênh mông, đó chính là hồ Côn Sơn. Hồ Côn Sơn là minh đường của Ức Trai linh từ - nơi sơn thuỷ hữu tình, tụ linh, tụ phúc ban phát mọi điều tốt lành. Hồ Côn Sơn như góp phần tô điểm thêm cho vẻ đẹp hư ảo của chốn lâm tuyền. Đặc biệt, vào những ngày lễ hội, hồ Côn Sơn là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hoá như: rước nước, đua thuyền, câu cá... thu hút khách thập phương. Có thể nói, hồ Côn Sơn hiện nay và
Hồ Côn Sơn được tôn tạo năm 1998, có diện tích 43 ha, với sức chứa hàng trăm ngàn m3 nước. Bao quanh hồ là hệ thống đường dạo, cây cảnh. Hồ không chỉ cung cấp nước cho nông nghiệp mà còn cung cấp nguồn thuỷ sản phong phú cho địa phương.
 * Núi Côn Sơn: Núi Côn Sơn còn gọi là Kỳ Lân, nằm về phía đông bắc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đây là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của nước ta được ghi trong sử sách từ nhiều thế kỷ trước. Vì vậy đã từ lâu, Côn Sơn trở thành một vùng văn hoá lịch sử, nơi di dưỡng tinh thần của bao bậc hiền triết. Các tao nhân mặc khách và muôn vàn kẻ sĩ của mọi triều đại tìm về Côn Sơn như tìm về căn nhà vũ trụ để thực hiện cuộc sống tâm linh trong sự hoà hợp tột cùng của âm – dương, sơn - thuỷ và trời - đất.
 * Chùa Côn Sơn: Chùa có tên chữ là Thiên Tư Phúc tự, hay còn gọi là chùa Hun, tọa lạc ở ngay dưới chân núi Côn Sơn, có từ trước thời Trần. Vào đời Lê, chùa được trùng tu và mở rộng rất nguy nga đồ sộ. Trải qua biến thiên về lịch sử và thời gian, chùa Côn Sơn ngày nay chỉ còn là một ngôi chùa nhỏ ẩn mình dưới tán lá xanh của các cây cổ thụ. 
Chùa được kiến trúc theo kiểu chữ công gồm Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện. Thượng điện thờ Phật, có những tượng Phật từ thời Lê cao 3m. Phía sau chùa là nhà Tổ, có tượng Trúc Lâm tam tổ (Trần Nhân Tông - Pháp Loa - Huyền Quang), tượng ông bà Trần Nguyên Đán, hai pho tượng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ.
Sân chùa có cây đại 600 tuổi, 4 nhà bia, đặc biệt là bia "Thanh Hư động" có từ thời Long Khánh (1373-1377) với nét chữ của vua Trần Duệ Tông và bia hình lục lăng, "Côn Sơn thiện tư bi phúc tự" đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc khi Người về thăm di tích này (15/2/1965).
 * Giếng Ngọc: Giếng Ngọc nằm ở sườn núi Kỳ Lân, bên phải là lối lên Bàn Cờ Tiên, phía dưới chân Đăng Minh Bảo Tháp. Tương truyền đây là giếng nước do Thiền sư Huyền Quang được thần linh báo mộng ban cho chùa nguồn nước quý. Nước giếng trong vắt, xanh mát quanh năm, uống vào thấy khoan khoái dễ chịu. Từ đó có tên là Giếng Ngọc và nước ở giếng được các sư dùng làm nước cúng lễ của chùa.
 * Tháp Đăng Minh: Phía sau chùa Côn Sơn là khu mộ tháp. Đăng Minh bảo tháp được dựng bằng đá xanh, cao 3 tầng, trong đặt xá lợi và tượng Thiền sư Huyền Quang.
 * Suối Côn Sơn: Suối Côn Sơn bắt nguồn bởi 2 dãy núi Côn Sơn và Ngũ Nhạc, dài khoảng 3km uốn lượn tạo nhiều nghềnh thác kế tiếp nhau rồi đổ ra hồ Côn Sơn. Dòng suối hẹp, cây cối um tùm mang dáng vẻ hoang sơ, thơ mộng, là điểm dừng chân không thể bỏ qua của du khách. Suối Côn Sơn đã đi vào thơ văn Nguyễn Trãi:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Suối Côn Sơn chảy rì rào quanh năm suốt tháng, bên suối có hai tảng đá lớn tương đối bằng phẳng gọi là Thạch Bàn.
* Thạch Bàn: Bên suối Côn Sơn có một phiến đá gọi là Thạch Bàn, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh dừng chân nghỉ khi Người tới thăm di tích này. Từ chân núi đi theo lối mòn có kê đá xuống phía chân núi có một tảng đá lớn, mặt phẳng và nhẵn nằm kề ven suối gọi là Thạch Bàn lớn. Tương truyền khi xưa Nguyễn Trãi lấy làm "chiếu thảm" nghỉ ngơi, ngắm cảnh, làm thơ và suy tư việc nước.
 * Bàn Cờ Tiên: Từ chùa Côn Sơn leo khoảng 600 bậc đá là đến đỉnh núi Côn Sơn (cao 200m). Đỉnh Côn Sơn là một khu đất bằng phẳng, tại đây có một phiến đá khá rộng, tục gọi là Bàn Cờ Tiên. - Tương truyền: Vào những ngày mây trắng bao phủ, tiên trên trời thường bay xuống đánh cờ trên đỉnh Côn Sơn. Một hôm đang mải mê đánh cờ, bỗng nghe có tiếng người ồn ào, các vị liền bay đi để lại bàn cờ đang đánh dở, nên có tên gọi là Bàn cờ tiên. 
- Hiện nay trên Am Bạch Vân có dựng một nhà bia theo kiểu vọng lâu, hai tầng tám mái cổ kính. Ở đây, du khách có thể nhìn về bốn phía bao quát trong tầm mắt cảnh núi sông hùng vĩ. Từ Chùa Côn Sơn lên Bàn Cờ Tiên có hàng trăm bậc đá từ nhiều thế kỷ trước, nay đã được khôi phục gồm trên 600 bậc
 * Đền thờ Nguyễn Trãi: Sau một qúa trình chuẩn bị, qua nhiều cuộc hội thảo được sự đóng góp của nhiều nhà khoa học, nhiều chuyên gia đầu ngành, nhiều nghệ nhân, trên nhiều lĩnh vực, như xây dựng, sử học, hội hoạ, kiến trúc, hán nômcùng với quyết tâm cao của cán bộ và nhân dân tỉnh Hải Dương, đền thờ Ức Trai đã chính thức được khởi công xây dựng. Sau gần hai năm thi công, ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất (tức ngày 22/9/2002) lễ khánh thành đền thờ Ức Trai đã được tổ chức long trọng tại Côn Sơn. Đền thờ Ức Trai toạ lạc trên một vị trí có thể nói là đắc địa dưới chân núi Ngũ Nhạc. Hướng chính là Nam ghé Đông 29010’. Minh đường của đền nhìn thẳng ra hồ Côn Sơn, nơi có núi Phượng Hoàng và núi Hồ Phóng chầu vào. Thế của đền thờ Nguyễn Trãi là:
Tựa vào sừng sững Tổ sơn
Nhìn ra trập trùng An Lạc
Hữu  bạch hổ là cổ sơn Kỳ Lân
Tả thanh long là linh sơn Ngũ Nhạc
Liền kề dòng suối ngân nga
Bốn Phía rừng thông bát ngát
Ngôi đền xây dựng trên diện tích 10.000m2 với 15 hạng mục công trình. Sau khi thắp hương ở lư hương đá và chiêm ngưỡng bức phù điêu “ngư long gia hội” cùng đôi rồng đá nằm uy linh cuộn mình trên đường thần đạo trước cửa đền, quý khách bước vào đền chính. Đền rộng 200m2, kiến trúc theo kiểu chữ công (I). Các bức cốn, đầu dư đều chạm lộng, chạm bong, theo phong cách cổ truyền thời hậu Lê. Tổng thể công trình được xây dựng bằng những vật liệu quý hiếm: hơn 500m3 gỗ lim; hàng nghìn mét khối đá xanh Thanh Hoá; hàng vạn viên gạch, ngói phục chế theo lối cổHoành phi, câu đối trong đền do Viện nghiên cứu Hán nôm sưu tầm tuyển chọn, Nội dung của hoành phi, câu đối thể hiện tâm hồn, nhân cách cao đẹp, tài năng và công đức lớn lao của Nguyễn Trãi, đồng thời thể hiện thái độ tôn vinh, tấm lòng biết ơn đối với Nguyễn Trãi. Gian Tiền tế bài trí ban thờ công đồng ở chính giữa, bên trái là ban thờ Sơn thần, bên phải là ban thờ Thổ địa theo tín ngưỡng cổ truyền. Trung từ có đặt ban lễ trình. Hậu cung bài trí tượng thờ chân dung Nguyễn Trãi bằng đồng cùng bài vị song thân phụ mẫu.
          Giờ đây, bên cạnh ngôi chùa Côn Sơn nguy nga cổ kính, rừng núi Côn Sơn lại tiếp nhận thêm một công trình văn hoá mới, đó là đền thờ Nguyễn Trãi. Đền thờ uy nghi hoành tráng, càng tô điểm thêm, rạng rỡ thêm khu di tích lịch sử đặc biệt quan trọng quốc gia này.
c. Lễ hội: Lễ hội chùa Côn Sơn chính thức bắt đầu từ ngày 15 tháng giêng tới hết ngày 22 tháng giêng, tuy nhiên hiện nay lễ hội này thường bắt đầu từ ngày 10 đến hết tháng giêng.
d. Giá trị và ý nghĩa lịch sử: 
- Là nơi lưu giữ nhiều di sản phi vật thể
- Là nơi nghỉ ngơi, nơi dừng chân của nhiều danh nhân văn hoá, của các tao nhân mặc khách trong mọi thời đại
- Là khu du lịch đem lại nguồn lợi kinh tế đáng kể cho quê nhà.
- Mức tối đa: Nêu đầy đủ các nội dung trên
- Mức chưa tối đa: Chưa nêu đủ các ý, hoặc còn sơ sài. ( < 4đ) 
- Mức không đạt: Không viết được ý nào hoặc lạc đề.
3. Kết bài đ
- Mức tối đa: Khằng định vai trò ý nghĩa của di tích Côn Sơn. Thái độ giữ gìn, bảo vệ di tích l/s CS.
- Mức chưa tối đa: Chưa khẳng định được vai trò ý nghĩa của di tích Côn Sơn.
- Mức không đạt: Không viết phần kết bài hoặc không đảm bảo yêu cầu tối thiểu, lạc đề.
* Về hình thức và các tiêu chí khác: 2 điểm.
a. Hình thức: 1đ 
 - Mức tối đa: 
+ Viết đúng thể loại văn thuyết minh.
+ Bài viết phái có bố cục ba phần rõ ràng.
+ Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu, chính tả...
+ Ngôn từ chính xác, dễ hiểu.
- Mức chưa tối đa: Chưa đủ bố cục, còn mắc một số lỗi, chưa tách đoạn rõ ràng..
- Mức không đạt: Bố cục không rõ ràng, lộn xộn. mắc nhiều lối diến đạt, dùng từ, đặt câu, chính tả..
. b. Sáng tạo: 0.5đ.
- Mức tối đa: Bài viết có tính sáng tạo, tạo sự hấp dẫn thu hút người đọc nhưng vẫn đảm bảo được tính chân thực.
- Mức chưa tối đa: Bài viết chưa sáng tạo, còn mang tính khuôn mẫu
- Mức không đạt: Bài viết đơn điệu, chủ yếu là liệt kê chi tiết đơn thuần, không có sự sáng tạo.
c. Lập luận: 0,5đ
- Mức tối đa: Bài làm có sự lập luận chặt chẽ, logic, các ý được trình bày theo một trình tự hợp lí đem lại hiệu quả cao cho bài viết, tạo được sự hấp dẫn, thuyết phục đối với người đọc.
- Mức chưa tối đa: Lập luận chưa chặt chẽ, còn lộn xộn, lủng củng
- Mức không đạt: Không biết cách lập luận, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt
..
	* Đề 2: Giới thiệu về Kiếp Bạc. 
1. Mở bài: Giới thiệu về Kiếp Bạc.
2. Thân bài:
 * a. Vị trí địa lí: 
Kiếp bạc thuộc địa phận xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Thời Trần thuộc về hương Vạn Kiếp, lộ Lạng Giang. Kiếp Bạc là một địa danh lừng lẫy bên Lục Đầu Giang, cách Côn Sơn chừng 5 cây số. Kiếp Bạc có thế "rồng vư
- Đường vào Côn Sơ

File đính kèm:

  • docxbai_viet_so_5_mon_ngu_van_lop_8_co_dap_an.docx
Giáo án liên quan