Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 20 đến tuần 37

I. Mục tiêu cần đạt

Phát hiện và bổ sung những mặt còn yếu về kiến thức và kĩ năng.

Rút được những kinh nghiệm bổ ích để chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra tổng hợp cuối năm và kì thi tốt nghiệp THPT.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,

- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,

III. Tổ chức hoạt động dạy và học

Kiểm tra: Tập ghi chép bài học của Hs ở học kì I.

 

doc43 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1963 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 20 đến tuần 37, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giới thiệu vài nét về nhà văn Lỗ Tấn?
- Giới thiệu truyện Thuốc?
- Hs đọc văn bản. Tóm tắt truyện? (PTL, tr 98, 99)
- Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người mang ý nghĩa gì? (Thuốc ở đây được làm từ những vị gì? Thuốc đã chứng tỏ công hiệu của nó như thế nào? Con bệnh có được lựa chọn thuốc cho mình không? Thông điệp nhà văn muốn gửi gắm là gì?)
- Qua những lời bàn luận của các nhân vật trong quán trà của lão Hoa, em hiểu gì về nhân vật Hạ Du? (PTL, tr 102, 103)
- Tìm hiểu ý nghĩa của hình ảnh vòng hoa? 
- Không gian, thời gian nghệ thuật của tác phẩm? (Không gian nghệ thuật dung dị: một quán trà nghèo nàn, một pháp trường vắng vẻ, một bãi tha ma mộ dày khít với một con đường mòn mờ ảo. Không gian nghệ thuật không hề gợi lên vẻ rộng lớn siau6 phàm như trong Tam quốc, Thủy hử hay li kì huyền ảo như Tây du kí, rùng rợn ma mị như Liêu trai chí dị mà rất hiện thực. Có cái gì trầm lắng, tĩnh lặng, chất chứa nỗi niềm. Nhưng thời gian nghệ thuật có tiến triển. Hai cảnh đầu xảy ra vào mùa thu, cảnh sau vào mùa xuân, đúng Tết Thanh minh năm sau. Theo Kim Thánh Thán, thu là buổi chiều của năm, là sự thu vén để kết thúc. Mùa thu lá vàng rơi để tích nhựa qua đông, đón xuân đâm chồi nảy lộc. Thu cũng là mùa trảm quyết chấm hết thời gian năm đó của tử tù. Cái chết của hai người con, một chết chém, một chết bệnh cũng như hai chiếc lá rời cành để tích nhựa cho một mùa xuân hi vọng cũng giống như sự gieo mầm. Đến mùa Thanh minh, hai bà mẹ xa lạ với nhau đã bước qua con đường mòm để tìm đến nhau.)
- Ý nghĩa của truyện?
- Hướng dẫn Hs làm các bài luyện tập.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Lỗ tấn (1881-1936) là nhà văn cách mạng Trung Quốc.
- Năm 13 tuổi, chứng kiến cảnh người cha lâm bệnh, vì không có thuốc mà chết, ông ôm ấp nguyện vọng học nghề thuốc. Ông chọn học ngành Y để chữa bệnh cho những người nghèo, ốm mà không có thuốc, chết vì ngu dốt và mê tín,… như cha mình.
- Đang học Trường Cao Đẳng Y khoa Tiên Đài, trong một lần xem phim ông thấy những người Trung Quốc khỏe mạnh, hăm hở xem quân Nhật chém một người Trung Quốc làm gián điệp cho quân Nga (thời kì chiến tranh Nga- Nhật, 1901- 1905). Ông giật mình mà nhận ra rằng: Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần. Và thế là ông chuyển sang làm văn nghệ.
- Mục đích sáng tác của Lỗ Tấn: dùng ngòi bút để phanh phui các căn bệnh tinh thần của quốc dân: sự mê muội tự thỏa mãn, ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ. Bằng văn chương, ông đã hát cho đồng bào mình nghe bài hát lạc điệu của chính họ, chỉ cho họ những bước đi sai nhịp trên con đường tiến về tương lai. 
2. Tác phẩm
- Truyện được viết năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ tứ bùng nổ. Nói về căn bệnh đớn hèn của dân tộc Trung Hoa do nhân dân thì chìm đắm trong mê muội, lạc hậu mà những người cách mạng thì hoàn toàn xa lạ với nhân dân, nhà văn muốn cảnh báo: Người Trung Quốc cần suy nghĩ nghiêm túc về một phương thuốc để cứu dân tộc.
- Tóm tắt truyện. 
II. Đọc – hiểu văn bản Tiết 83
1. Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người
- Tầng nghĩa thứ nhất: tác giả nói với người đọc về câu chuyện chữa bệnh lao. Bài thuốc mà cha mẹ thằng Thuyên nâng niu rốt cuộc đã không cứu được mạng con. Ở tầng nghĩa này, tác phẩm có chủ đề chống mê tín dị đoan.
- Tầng nghĩa thứ hai: Mọi người phải giác ngộ ra thứ thuốc vốn được sùng bái này là thuốc độc. Đừng có nhắm mắt dùng liều thứ thuốc độc đó. Thế hệ trẻ phải độc lập suy nghĩ, có quyền quyết định tương lai của mình. Người Trung Quốc cần phải tỉnh giấc, không được ngủ mê mãi trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ.
- Tầng nghĩa thứ ba: Phải tìm một phương thuốc để làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng.
2. Hình tượng vòng hoa trên mộ người chiến sĩ cách mạng Hạ Du
- Suy nghĩ và nỗi băn khoăn của bà mẹ Hạ Du khi đứng trước mộ con- Thế này là thế nào?: câu hỏi đầy băn khoăn, nghi hoặc, vừa bàng hoàng, vừa sửng sốt vì có người đã hiểu con mình. Có người đã hiểu sự hi sinh cao cả của Hạ Du, lí tưởng đẹp đẽ của anh và bày tỏ lòng cảm phục thương tiếc anh bằng một vòng hoa kia. 
- Chi tiết vòng hoa cùng với chi tiết về bước chân vượt qua con đường mòn ngăn cách hai bên nghĩa địa của bà mẹ thằng Thuyên và sự vận động, biến chuyển của thời gian nghệ thuật trong tác phẩm, từ đêm thu lạnh lẽo tăm tối, đến sớm mùa xuân thanh minh trong sáng, cũng nói lên niềm lạc quan của tác giả trước tương lai cách mạng, là tấm lòng ông gửi đến những người liệt sĩ. 
- Nhà văn đã gửi đến người đọc thông điệp: Máu của người tử tù đã thức tỉnh một bộ phận quần chúng; đã có người hiểu được cái chết vinh quang của họ và tâm nguyện bước theo những bước chân khai phá mở đường của họ.
3. Nghệ thuật
- Hình ảnh, ngôn từ giài tính biểu tượng.
- Lối dẫn truyện nhẹ nhàng, tự nhiên mà sâu sắc, lôi cuốn.
III. Tổng kết
- Người Trung Quốc cần có một thứ thuốc để chữa trị tận gốc căn bệnh mê muội về tinh thần.
- Nhân dân không nên ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt và người cách mạng thì không nên bôn ba trong chốn quạnh hiu, mà phải bám sát quần chúng để vận động, giác ngộ họ.
LUYỆN TẬP
Bài tập 1
Bài tập 2
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
 1. Củng cố
Ý nghĩa của hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người; vòng hoa trên mộ người chiến sĩ cách mạng Hạ Du?
 2. Hướng dẫn
- Lỗ Tấn cảm nhận được căn bệnh của người dân Trung Hoa như thế nào trong truyện ngắn Thuốc?
- Chuẩn bị: Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận.
Tuần 28
Tiết 84
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. Mục tiêu cần đạt 
Hiểu và có kĩ năng vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiểu mở bài và kết bài thông dụng trong bài văn nghị luận. Tích hợp giáo dục Hs bảo vệ môi trường sống (tài liệu tr 39).
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra:
 Nguyên nhân nào khiến Xô-cô-lốp bị tước bằng lái xe và phải cùng con đi nơi khác? Chi tiết con bò đứng dậy đi vào ngõ, còn tôi bị tước bằng nói lên điều gì? (Chi tiết chiếc áo bành tô mà Va-ni-a chợt nhớ và hỏi cha nói lên điều gì?)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Vì sao không chọn mở bài (1)? (Thông tin thừa, không nêu đề tài chính, nêu tiền đề quá rộng.)
- Vì sao mở bài (2) và (3) phù hợp?
- Mở bài (1): khi vận dụng cần chú ý gì? (SGV tr 97)
- Hướng dẫn Hs rút ra những điểm cần chú ý về cách viết mở bài. (SGV tr 97)
- Hướng dẫn hs làm các bài luyện tập 1, 2 (-mở bài)
I. Viết phần mở bài
1. Tìm hiểu các phần mở bài …
Mở bài (2) và (3) phù hợp với yêu cầu của đề bài. Vì nêu đúng đề tài. Gợi hứng thú và dẫn dắt vấn đề tự nhiên. Nêu đề tài ngắn gọn, rõ ràng, nổi bật.
2. Đọc các phần mở bài …
- (1) người viết dẫn nhận định, câu văn có nội dung liên quan trực tiếp đến vấn đề cần trình bày. 
- (2) nêu vấn đề bằng cách so sáh, đối chiếu đối tượng đang được trình bày trong văn bản với một đối tượng khác dựa trên một đặc điểm tương đồng nổi bật để từ đó nhấn mạnh vào đối tượng cần trình bày.
- (3) nêu vấn đề bằng thao tác so sánh, liên tưởng đối tượng cần trình bày với một số đối tượng khác có đặc điểm tương đồng nhưng chủ yếu nhấn mạnh vào sự khác biệt của đối tượng được nêu trong vấn đề một cách rõ ràng.
3. Phần mở bài cần đáp ứng yêu cầu
- Mở bài trong bài văn nghị luận nhằm giới thiệu vấn đề nghị luận. Có cách mở bài trực tiếp (đi thẳng vào vấn đề), có cách mở bài gián tiếp (dẫn dắt để đi vào vấn đề).
- Ghi nhớ SGK tr 116.
LUYỆN TẬP
Bài tập 1
Bài tập 2 (- Mở bài)
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
 1. Củng cố
Yêu cầu của phần mở bài trong bài văn nghị luận?
 2. Hướng dẫn
- Thực hành viết mở bài cho các đề văn nghị luận các bài viết làm văn từ 1 đến 6 lớp 12.
Chuẩn bị: Số phận con người, tóm tắt tác phẩm, tìm hiểu chung về tác giả.
Tuần 29
Tiết 85, 86
SỐ PHẬN CON NGƯỜI – Sô-lô-khốp
(Trích)
I. Mục tiêu cần đạt
	Hiểu được sự thật khốc liệt của chiến tranh và bản lĩnh vượt lên trên số phận của người lính Xô viết thời hậu chiến. Nắm được nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và xây dựng hình tượng (phân tích tâm trạng) nhân vật.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 76).
	Rèn kĩ năng đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại (văn bản tự sự, truyện dịch).
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra: Tập rèn luyện của Hs.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Giới thiệu vài nét về tác giả?
- Giới thiệu tác phẩm?
- Hs đọc văn bản. Kể tóm tắt văn bản. (PTL tr 116)
- Nhận xét về ngôi kể, cách kể, bố cục? (NVĐ, tr 263)
- Hoàn cảnh và tâm trạng Sô-lô-khốp khi giải ngũ?(NVĐ tr 264)
- Cảm xúc của Xô-cô-lốp sau mấy lần nhìn ngắm thằng bé ở gần cửa hàng giải khát? Vì sao anh nhanh chóng quyết định nhận Va-ni-a làm con nuôi?
- Xô-cô-lốp đã chăm sóc con trai nhỏ mới của mình ra sao? Tình cảm của hai cha con họ như thế nào?
- Chi tiết chiếc áo bành tô mà Va-ni-a chợt nhớ và hỏi cha nói lên điều gì?(NVĐ tr 266)
- Vì sao anh hay chiêm bao, hay tỉnh giấc, khó thở, và bên gối đầm đìa nước mắt? (NVĐ tr 267)
- Nguyên nhân nào khiến Xô-cô-lốp bị tước bằng lái xe và phải cùng con đi nơi khác? Chi tiết con bò đứng dậy đi vào ngõ, còn tôi bị tước bằng nói lên điều gì? (NVĐ tr 267)
- Ý nghĩa 2 đoạn trữ tình ngoại đề? (NVĐ tr 268)
- Ý nghĩa tư tưởng và mục đích sáng tác truyện ?
- Đặc sắc nghệ thuật của truyện? Nhận xét về thái độ của người kể chuyện? (niềm kính trọng, cảm mến: với nỗi buồn thấm thía, tôi nhìn theo hai bố con…)
- Hs làm bài luyện tập 1: Tìm cái mới của truyện trong việc miêu tả sự thật chiến tranh? (toàn diện, chân thật, không né tránh sự thật gai góc, khắc nghiệt.)
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Sô-lô-khốp (1905-1984) là nhà văn Nga lỗi lạc, đã vinh dự nhận Giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1965.
- Sinh tại thị trấn thuộc vùng thảo nguyên sông Đông. Ông tham gia công tác cách mạng từ khá sớm. Cuối năm 1922

File đính kèm:

  • docGIAO AN HKII KHOI 12 Chuan kien thuc.doc