99 đề đọc hiểu (có đáp án) Ngữ văn 12

HỌC KỲ I

STT Số đề và Đáp án Bài

1 03 Tuyên ngôn độc lập

2 03 Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc.

3 01 Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS

4 04 Tây Tiến

5 06 Việt Bắc

6 06 Đất nước (Trích Mặt đường khát vọng).

7 03 Đọc thêm: - Đất nước. ( Nguyễn Đình Thi)

8 01 Đọc thêm - Dọn về làng.

9 04 Tiếng hát con tàu

10 02 Đò Lèn

11 04 Sóng

12 02 Đàn ghi-ta của Lorca

13 05 Đọc thêm: - Bác ơi!

14 01 Người lái đò sông Đà

15 01 Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Trích)

16 04 Văn bản ngoài chương trình nhưng có nội dung liên quan

Cộng 50

HỌC KỲ II

STT Số đề và Đáp án Bài

1 07 Vợ chồng A Phủ

2 06 Vợ nhặt

3 03 Rừng xà nu

4 03 Những đứa con trong gia đình

5 02 Bắt sấu rừng U Minh hạ

6 02 Chiếc thuyền ngoài xa

7 02 Hồn Trương ba, da Hàng thịt

8 02 Nìn về vốn văn hoá dân tộc

9 02 Một người Hà Nội

10 02 Mùa lá rụng trong vườn

11 18 Văn bản ngoài chương trình nhưng có nội dung liên quan

Cộng 49

 

doc6 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 2219 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 99 đề đọc hiểu (có đáp án) Ngữ văn 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạn văn trên và trả lời các câu hỏi sau:
1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên? 
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? 
3. Xác định biện pháp tu từ cú pháp trong câu văn : Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng  nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.
4. Nêu ý nghĩa biểu tượng ngón tay trong văn bản ?
5. Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ bản thân về trách nhiệm bảo vệ tổ quốc của tuổi trong cuộc sống hôm nay.
Trả lời :
1. Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt vì đây là lời kể chuyện của nhân vật cụ Mết trong đêm Tnú về thăm làng Xô Man sau ba năm đi lực lượng.
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là :
	- Cụ Mết kể lại và giải thích vì sao Tnú không cứu được vợ, con.
	- Bản thân Tnú cũng bị giặc bắt và tra tấn
	- Cụ Mết dẫn trai làng vào núi Ngọc Linh để lấy vũ khí về giết giặc
	- Lời dặn dò của cụ Mết : phải cầm vũ khí để đứng lên chiến đấu.
3. Biện pháp tu từ cú pháp trong câu văn : Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng  nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc.: liệt kê, tăng tiến Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó: tố cáo tội ác man rợ của kẻ thù. Ca ngợi tinh thần trung thành cách mạng,bản lĩnh kiên cường, dũng cảm của nhân vật Tnú. Đó còn là biểu tượng bi hùng, giàu chất sử thi và cảm hứng lãng mạn.
4/ Câu nói: chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!... có ý nghĩa: phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng. Nhân dân miền Nam không có con đường nào là cầm vũ khí để đánh giặc cứu nước, đem lại độc lập, tự do và hạnh phúc
5/ Đoạn văn phải đảm bảo các nội dung:
- Nhận thức của bản thân về tình hình đất nước hiện nay: thời cơ và thách thức
- Bảo vệ Tổ quốc là gì ?
- Tuổi trẻ phải làm gì để góp phần bảo vệ Tổ quốc?
- Liên hệ bản thân.
Đề 2:MỘT NGƯỜI HÀ NỘI
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng”
(Trích Một người Hà Nội- Nguyễn Khải- Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr.82) 
1. Đoạn văn trên được viết theo thao tác lập luận nào ?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn là gì ? 
3. Xác định phép điệp trong đoạn văn và nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp đó.
 4. Tại sao nhà văn Nguyễn Khải gọi nhân vật bà Hiền là hạt bụi vàng ?
Trả lời:
1. Đoạn văn trên được viết theo thap tác lập luận bình luận
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn là nhà văn Nguyễn Khải suy ngẫm về nhân vật bà Hiền để gợi những nét đẹp và chiều sâu văn hoá của người Hà Nội.
3. Phép điệp trong đoạn văn là điệp ngữ hạt bụi vàng. Hiệu quả nghệ thuật của phép điệp đó : nhấn mạnh phẩm giá người Hà Nội, đồng thời gợi niềm tin, niềm lạc quan, tự hào về một hà Nội trong tương lai, văn hoá Hà Nội trong xã hội hiện đại.
 4. Nhà văn Nguyễn Khải gọi nhân vật bà Hiền là hạt bụi vàng vì Bà Hiền là kết tinh của vẻ đẹp người Hà Nội truyền thống và Hà Nội hôm nay. Cụ thể: 
− Bà Hiền là một người phụ nữ xinh đẹp, có phong cách sang trọng, quí phái. 
− Có suy nghĩ sâu xa khi xây dựng gia đình. 
− Có quan niệm sống và giáo dục con cái một cách đúng đắn, sâu sắc. 
− Có niềm tin vào giá trị, sức mạnh của những truyền thống văn hóa tốt đẹp. 
− Giữa thời Hà Nội sống trong kinh tế thị trường, bà vẫn giữ cái phong cách của người Hà Nội: phong lưu, nề nếp, văn hóa. 
 Đề 3:TIẾNG HÁT CON TÀU
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét 
 Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng, 
 Như xuân đến chim rừng lông trở biếc 
 Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương. 
(Trích Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau :
1. Nêu ý chính của đoạn thơ? 
2. Xác định các biện pháp tu từ trong đoạn thơ và nêu tác dụng của nó trong việc thể hiện nội dung?
3. Nêu ngắn gọn chiều sâu triết lí trong câu thơ : Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương. ?
Trả lời:
1. Ý chính của đoạn thơ: Đoạn thơ với những so sánh, liên tưởng độc đáo làm hiện lên tình yêu đôi lứa bền chặt, thuỷ chung. Đồng thời nhà thơ khẳng định chính tình yêu lứa đôi làm nên sức mạnh cho tình yêu quê hương đất nước.
2. Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ : đó là phép so sánh: nhớ em như đông về nhớ rét ; Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng; Như xuân đến chim rừng lông trở biếc .
	Ý nghĩa: Tác giả sử dụng so sánh lạ, độc đáo: cái rét là linh hồn của mùa đông vì mùa đông mà không có rét sẽ không thành mùa động. Em là linh hồn thẳm sâu của nỗi nhớ khắc khoải, tự nhiên trong anh. Anh không có em sẽ không thành tình yêu. Hình ảnh Tình yêu như: cánh kiến hoa vàng – xuân đến chim rừng lông trở biếc là hình ảnh đẹp, đầy sức sống gợi tình yêu trẻ trung, sôi nổi, nỗi nhớ bao trùm bốn mùa thể hiện sự sâu sắc, vĩnh cửu mà luôn tươi mới. Tình yêu ở đây không chỉ là tình yêu đôi lứa mà còn là sự kết tinh của những tình cảm sâu nặng với quê hương, đất nước.
3. Chiều sâu triết lí trong câu thơ : Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương: Nhà thơ lí giải cơ sở của tình yêu đất nước từ tình yêu đôi lứa . Đó là phần sâu nhất để “tâm hồn hoá” địa danh xa xôi chính là tình yêu nhỏ bé, thân thuộc, nhân bản.
Đề 4 (NGỮ LIỆU NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH)
Đọc bài thơ sau:
        Lá đỏ 
Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường, như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường
Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn
                           ( Nguyễn Đình Thi )
         1/Bài thơ trên thuộc thể thơ gì?  
         2/ Câu thơ “Em đứng bên đường, như quê hương” sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu ý nghĩa tác dụng của biện pháp tu từ đó.
        3/ Nêu ý nghĩa nhan đề "Lá đỏ"?
Đề 5: 
Đọc văn bản sau:     CHA ĂN MẶN, CON KHÁT NƯỚC   
Đàn ông hút thuốc, uống bia, rượu nhiều hoặc bị tiếp xúc với thuốc trừ sâu trong lúc muốn có con sẽ có thể gây hại không những đến đứa trẻ chưa ra đời mà còn đến các thế hệ sau. Đó là kết luận của các chuyên gia thuộc Đại học Rutgers ( Mĩ) sau khi thực hiện các thí nghiệm trên động vật trong phòng thí nghiệm. Theo báo Telegraph, kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ mật thiết giữa những hành động trên và tỉ lệ gia tăng các chứng vô sinh ở đàn ông cũng như sảy thai, chết non ở trẻ. Các nhà khoa học khẳng định những thói quen xấu ở nam giới sẽ dẫn đến biến đổi gien và những thay đổi này sẽ truyền sang các thế hệ sau.
                                                    (Nguồn: báo Thanh niên số 51, ngày 20-2-2008)
        1/ Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào là chính?  
         2/ Văn bản trên đề cập vấn đề gì và phù hợp với những người đọc nào?
        3/ Tiêu đề sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó?
        4/ Ngoài tác hại như văn bản đã thể hiện, hãy viết một đoạn văn trình bày hiểu biết của anh.chị về các tác hại của việc đàn ông hút thuốc, uống bia, rượu nhiều, đồng thời đưa ra biện pháp khắc phục hiện tượng đó.
( Còn nữa)
GIỚI THIỆU PHẦN MỀM DẠY- HỌC VÀ ÔN TẬP
TRONG KỲ THI QUỐC GIA THPT NĂM 2015 NGỮ VĂN 12 
( có phí)
1. Tiện ích của phần mềm :
- Với giáo viên: sẽ có thêm tư liệu để sọan giảng các trích đọan, không cần tìm thêm tư liệu bên ngoài, chỉ cần lấy tư liệu hình ảnh, diễn ngâmngay trên trang web để bổ sung cho bài giáo án điện tử. Với trang Website này, thầy cô và các em học sinh có đầy đủ tư liệu để đọc hiểu tác phẩm văn học, xem tranh minh hoạ ; nghe nhạc và làm bài tập trắc nghiệm v.v. Thầy cô sẽ trích xuất từ trang web này những hình ảnh, nhạc để liên kết vào bài soạn giáo án điện tử của mình, làm cho bài soạn thêm phần phong phú.
-Với học sinh : có thể sử dụng trang web để đọc hiểu rộng hơn về chương trình Ngữ Văn lớp 12 . Các em sẽ tự ôn thi Quốc gia THPT theo sự hướng dẫn cụ thể.
2. Các phần chính của phần mềm:
2.1/ Phần Bài tập trắc nghiệm của trang web gồm có:
- Trắc nghiệm Phần Văn 
Trắc nghiệm Tiếng Việt 
-Trắc nghiệm Làm văn:
Mục đích phần trắc nghiệm khách quan là hỗ trợ học sinh tự học thông qua tự kiểm tra kiến thức đã học. Làm bài tập trắc nghiệm, học sinh chỉ cần đưa trỏ chuột vào các thanh tiêu đề, liên kết với các bài, đánh dấu chọn vào câu đúng. Mỗi đề đưa ra đều có 04 lựa chọn. Học sinh khi tự học, sẽ làm bài trực tiếp trên máy tính. Cuối bài tập đều có đáp án và tính câu đúng theo tỉ lệ %, bao nhiêu phần trăm đúng là sẽ tính ra điểm. Ví dụ: đúng 100% được tính 10 điểm.
Thầy cô cũng dựa vào hệ thống bài tập trắc nghiệm để thiết kế câu hỏi Đọc hiểu văn bản trong PISA. Trang web cũng chuyển toàn bộ bài tập trắc nghiệm sang tập tin word ( có đáp án) để thầy cô chỉnh sửa và in ấn.
2.2/ Phần Cùng đọc hiểu văn bản của trang web gồm nhiều thư mục . Cụ thể :
2.2.1/Hỏi đáp Ngữ văn 12: Đây là phần giúp giáo viên dạy tiết ôn tập và học sinh có kiến thức để làm bài về tác gia, tác phẩm, ý nghĩa nhan đề, nội dung và nghệ thuật chính của tác phẩm. Chỉ cần liên kết vào trong từng câu hỏi, sẽ có phần gợi ý trả lời. 
2.2.2/ Chân dung nhà văn : Đây là phần tư liệu giúp hiểu thêm về cuộc đời của các nhà văn, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm trong chương trình thông qua những mẩu chuyện có thật, những giai thoại, những bài phỏng vấn hoặc chính nhà văn nói về tác phẩm của mình.
2.2.3/Ôn tập nghị luận văn học: Gồm nghị luận về thơ ( HKI) và nghị luận về tác phẩm văn xuôi ( HKII). Đặc biệt có phần 99 bài tập và đáp án Đọc hiểu.
2.2.4/Bồi dưỡng thi học sinh Giỏi (trong dia CD 2) : Gồm những đề thi và gợi ý làm bài giúp GV và học sinh có cơ sở luyện tập để dự thi học sinh giỏi cấp Tỉnh đạt kết quả cao.
2.3/ Phần Audio-Phim và hình ảnh: Gồm một số tư liệu sát với chương trình SGK Văn 12 đề thầy cô khi dạy minh hoạ trực tiếp trên phần mềm hoặc trích xuất ra để soạn giáo án điện tử.
3- Cấu hình để ứng dụng chương trình:
- Công cụ sử dụng: Microsoft Office FrontPage 2003 dưới ngôn ngữ *.html
- Cấu hình tối thiểu: Pentium III ; 256 Mb Ram, độ ph

File đính kèm:

  • doc99 deDA doc hieu Van 12 on thi QGTHPT.doc