Giáo án Ngữ Văn khối 12 – Học kì II

I.Mục tiêu bài học:

 - Hiểu được cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức của thực dân và chúa đất thống trị, quá trình người dân các dân tộc thiểu số từng bước giác ngộ cách mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình, đi theo tiếng gọi của Đảng.

- Những đóng góp của nhà văn trong nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật,sự tinh tế trong diễn tả thế giới nội tâm, phong tục tập quán người Mông, lời văn tinh tế, đầy chất thơ.

- Có kỹ năng đọc hiểu tác phẩm tự sự.

- Bồi dưỡng tình yêu thương con người.

II. Phương tiện thực hiện:

- SGK, SGV,

- Tài liệu, tranh ảnh minh họa.

III. Cách thức tiến hành:

 Kết hợp nhiều phương pháp: Đàm thoại (Phát vấn phát hiện ,lí giải minh hoạ tìm tòi, đối chiếu), trao đổi thảo luận, diễn giảng

 

docx157 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 921 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ Văn khối 12 – Học kì II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ đó, hình tượng nhân vật Tràng có vai trò lớn trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm :Những người đói, họ không nghĩ đến cái chết mà luôn nghĩ đến sự sống.
   - Cũng qua Tràng và câu chuyện nhặt vợ của anh, nhà văn  giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của những người dân lao động nghèo : đó là vẻ đẹp tình người và niềm tin tưởng vào tương lai. 
4. Củng cố:
- Xem lại dàn ‏‎bài của bài văn.
- Nắm vững phương pháp làm một bài văn nghị luận văn học.
 5. Dặn dò: Soạn bài “Số phận con người”
*Rút kinh nghiệm:NS: 
ND: 
Tiết: 72	
SỐ PHẬN CON NGƯỜI
 (Trích)
 Sô - lô -khốp
 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
- Hiểu rõ tính cách Nga kiên cường, nhân hậu.
- Nắm được nghệ thuật kể chuyện, khắc hoạ tính cách và sử dụng chi tiết của Sô-lô-khốp.
- Cùng suy ngẫm về số phận con người: Số phận mỗi người thường không phẳng phiu mà đầy éo le, trắc trở. Con người phải có đủ bản lĩnh và lòng nhân hậu để làm chủ số phận của mình, vượt lên sự cô đơn, mất mát, đau thương. 
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
 SGK, SGV, Giáo án, một số tranh ảnh về Sô-lô-khốp, đất nước và con người Nga (thời Xô-viết), phim ảnh về bộ phim.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
 Phương pháp diễn giảng kết hợp với phát vấn, nêu vấn đề theo tiến trình quy nạp.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận.
Câu hỏi:
- Yêu cầu và cách viết phần mở bài?
- Yêu cầu và cách viết phần kết bài?
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu chung
- Thao tác 1: Tìm hiểu chung về tác giả.
+ GV: Gọi HS đọc Tiểu dẫn (SGK) và yêu cầu HS tóm tắt những nét chính về tác giả Sô-lô-khốp.
+ HS làm việc cá nhân, phát biểu
+ GV: Chốt lại và cung cấp thêm một số kiến thức về tác giả.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: 
- A. Sô – lô - khốp (1905 - 1984) 
- Ông sinh trưởng trong một gia đình nông dân ở thị trấn Vi – ô – sen – xcai - a, một địa phương thuộc tỉnh Rô - xtốp trên vùng thảo nguyên sông Đông.
- Ông tham gia nhiều công tác cách mạng từ khá sớm: làm thư kí uỷ ban trấn, nhân viên thu mua lương thực, tiễu phỉ...
- Cuối 1922, ông đến Mát – xcơ – va, chấp nhận làm mọi nghề để sinh sống và thực hiện “giấc mơ viết văn”.
- Năm 1925, ông trở lại quê hương và bắt đầu viết “Sông Đông êm đềm”- một bộ tiểu thuyết sử thi đồ sộ dựng lại bức tranh sinh động về cuộc sống của những người nông dân Cô - dắc cùng những biến động xã hội và đấu tranh giai cấp ở vùng này sau Cách mạng Tháng Mười Nga 1917.
- Năm 1926, ông đã in hai tập truyện ngắn “Truyện sông Đông” và “Thảo nguyên xanh”.
- Trong thời kì chiến tranh vệ quốc, với tư cách là phóng viên mặt trận, Sô – lô - khốp xông pha nhiều chiến trường, viết nhiều bài chính luận, kí, truyện ngắn nổi tiếng.
- Sau chiến tranh, ông tập trung chủ yếu vào sáng tác. 
- Năm 1965, ông được tặng Giải thưởng Nô – ben về văn học.
- Những tác phẩm chính:
+ Tập truyện: “Truyện sông Đông”
+ Các tiểu thuyết: “Sông Đông êm đềm”, “Đất vỡ hoang”, “Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc”...
- Thao tác 2: Tìm hiểu chung về tác phẩm.
+ GV: Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác của truyện.
+ GV: Truyện ngắn này có vị trí như thế nào trong nền văn học Nga?
+ HS dựa vào Tiểu dẫn phát biểu vị trí của truyện ngắn Số phận con người trong nền văn học Xô-viết.
2. Tác phẩm: 
a. Hoàn cảnh sáng tác:
- Truyện được công bố lần đầu trên báo Sự thật, số ra ngày 31 – 12 – 1956 và 1 – 1 – 1957.
- Truyện có ý nghĩa khá quan trọng đối với sự phát triển của văn học Xô Viết. Đây là tác phẩm đầu tiên, nhà văn tập trung thể hiện hình tượng con người bất hạnh sau chiến tranh, nhìn cuộc sống và chiến tranh toàn diện, chân thực.
- Về sau, truyện được in trong tập “Truyện sông Đông”.
b. Tóm tắt:
* Hoạt động 2: Tổ chức đọc- hiểu văn bản.
- Thao tác 1: GV định hướng để HS phân tích Hoàn cảnh và tâm trạng của Xô-cô-lốp sau chiến tranh và trước khi gặp bé Va-ni-a
+ GV: Cuộc đời của nhân vật Xô – cô – lốp có những đau khổ, bất hạnh nào?
+ HS làm việc cá nhân, phát biểu trước lớp.
+ GV: Em có suy nghĩ như thế nào về cuộc đời của anh?
+ GV: Sau chiến tranh, cuộc đời của anh tiếp diễn như thế nào?
+ HS làm việc cá nhân, phát biểu trước lớp.
+ GV: Em có suy nghĩ như thế nào về anh qua chi tiết này?
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN:
1. Hoàn cảnh và tâm trạng của Xô-cô-lốp sau chiến tranh và trước khi gặp bé Va-ni-a:
- Bản thân anh chịu nhiều cay đắng:
+ Bị thương hai lần, hai năm bị đoạ đày trong trại tù binh Đức.
+ Sau khi thoát khỏi cảnh nô lệ tù binh, Xô-cô-lốp được biết một tin đau đớn: 
o Vợ và hai con gái anh đã bị bom phát xít giết hại, 
o Đứa con trai yêu quí của anh bị “một tên thiện xạ Đức” giết chết ngay ngày chiến thắng.
à Vì độc lập và sự sống còn của nhân dân, anh đã chịu đựng những mất mát ghê gớm.
- Sau chiến tranh:
+ Anh không còn quê, không còn nhà, không còn người thân, phải sống nhờ nhà người đồng đội cũ
à Sống trong nỗi đau khổ, thất vọng và cô đơn.
- Anh tìm đến chén rượu để dịu bớt nỗi đau: “Phải nói rằng tôi đã thật sự say mê cái món nguy hại ấy!”
à Bị đẩy vào tình cảnh bế tắc, anh suýt rơi vào nguy cơ nghiện rượu.
- Thao tác 2: GV định hướng để HS phân tích Cuộc gặp gỡ giữa Xô – cô – lốp và bé Va-ni- a:
2. Cuộc gặp gỡ giữa Xô – cô – lốp và bé Va-ni- a:
- Xô – cô – lốp:
+ Qua một cuộc gặp gỡ và những câu hỏi ngẫu nhiên, anh biết được bé Va – ni – a mồ côi, cha mẹ đều đã chết dưới bom đạn chiến tranh, không còn bà con thân thích.
+ Cảm thương cho tình cảnh của chú bé, anh lập tức quyết định nhận bé làm con nuôi.
à Đây là quyết định có tính chất bộc phát, hồn nhiên, không có một chút suy tính hay tư lợi nào, một quyết định xuất phát từ tình yêu thương thật sự.
+ Khi đưa đứa con trai mới nhận về nhà, cả hai vợ chồng người bạn anh đề rất vui: “Bà chủ múc súp bắp cải vào đĩa cho nó, rồi đứng nhìn nó ăn ngấu nghiến mà nước mắt ròng ròng”
o Đó là tiếng khóc thương cho hoàn cảnh tội nghiệp của chú bé;
o Là cả tiếng khóc thương cho cả Xô – cô – lốp
o Là tiếng khóc cảm phục trước lòng tốt của Xô - cô- lốp
o Là tiếng khóc tự thương cho hoàn cảnh của bà.
+ Xô – cô - lốp yêu thương bé Va – ni – a rất mực: anh luôn tận tâm chăm sóc đứa con một cách vụng về nhưng rất đáng yêu
à Tình thương bộc trực của người cha đau khổ và hạnh phúc.
+ Có bé Va – ni – a, anh thấy mình như được hồi sinh: anh thấy mọi thứ như bắt đầu “trở nên êm dịu hơn”
à Chính lòng nhân ái đã giúp anh vượt qua cô đơn
- Bé Va – ni – a: 
+ Khi được Xô – cô – lốp nhận làm con, Va – ni – a vô cùng sung sướng và xúc động:
o “nhảy chồm lên cổ tôi, hôn vào má, vào môi, vào trán”
o “nó áp sát vào người tôi, toàn thân cứ run lên như ngọn cỏ trước gió”
+ Cậu vô cùng vui vẻ, hồn nhiên, gắn bó, quyến luyến chẳng rời người bố: áp sát vào người, ôm chặt lấy cổ, áp chặt má, bố đi vắng thì “khóc suốt từ sáng đến tối”
à Tình cảm giữa họ là tình cảm chân thành thắm thiết của hai con người đều phải chịu nhiều mất mát lớn lao trong chiến tranh. Họ gặp nhau một cách ngẫu nhiên nhưng khi gặp nhau rồi thì gắn bó khăng khít với nhau, bù đắp cho nhau.
- Điểm nhìn của tác giả và nhân vật Xô – lô – cốp hoàn toàn trùng khớp nhau:
“Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh”
à Cần phải tổ chức cuộc sống như thế nào để trẻ em được sung sướng, hạnh phúc; phải chăm sóc cho bao đứa trẻ bất hạnh vì chiến tranh.
+ GV: Qua cuộc gặp gỡ và trò chuyện với cậu bé Va – ni – a, anh biết được những gì về hoàn cảnh của cậu bé?
+ GV: An-đrây đã nhận bé Va-ri-a làm con như thế nào? Điều gì đã khiến anh có quyết định nhanh chóng như vậy?
+ HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.
+ GV: Khi đưa đứa con trai mới nhận về nhà, cả hai vợ chồng người bạn anh có thái độ và tâm trạng như thế nào?
+ GV: Tiếng khóc của bà có ý nghĩa như thế nào?
+ GV: Xô – cô – lốp đã có những cử chỉ ân cần, chăm sóc cho bé Va – ni – a như thế nào? 
+ GV: Có bé Va – ni – a, cuộc đời anh cảm thấy như thế nào? 
+ GV: Khi được Xô – cô – lốp nhận làm con, Va – ni – a có những hành động và tâm trạng như thế nào?
+ GV: Tình cảm của cậu bé Va – ni – a dành cho bố như thế nào?
+ GV: Tình cảm của hai con người này gợi cho em có những suy nghĩ gì?
+ GV: Nhận xét về điểm nhìn của tác giả và nhân vật Xô – lô – cốp? Cái nhìn đó được thể hiện trong đoạn văn nào?
+ GV: Qua đoạn văn này, tác giả muốn gởi gắm bức thông điệp gì cho chúng ta?
- Thao tác 2: GV định hướng để HS phân tích Xô-cô-lốp đã vượt lên nỗi đau và sự cô đơn
+ GV: Khi viết về hiện thực sau chiến tranh, tác giả viết với thái độ như thế nào?
+ GV: Cuộc sống của Xô – cô – lốp sau khi nhận chú bé làm con diễn biến như thế nào? Anh gặp phải những khó khăn gì?
+ GV: Xô – cô – lốp cảm nhận như thế nào về thể chất của mình?
+ GV: Nỗi đau về tinh thần ám ảnh anh như thế nào?
+ GV: Theo em, vì sao anh chỉ dám khóc trong giấc mơ?
+ GV: Chốt lại vấn đề.
3. Xô-cô-lốp đã vượt lên nỗi đau và sự cô đơn:
- Sô – lô – khốp là nhà văn hiện thực nghiêm khắc, ông không tô hồng cuộc sống khó khăn mà Xô-cô-lốp phải vượt qua: 
Xe anh quét nhẹ phải con bò nhưng anh bị tước bằng, bị mất việc, phải đi phiêu bạt để kiếm sống.
- Thể chất anh cũng dần yếu đi: “trái tim tôi đã suy kiệt, đã chai sạn vì đau khổ...”, “có khi tự nhiên nó nhói lên, thắt lại và giữa ban ngày mà tối tăm mặt mũi...”
- Nỗi đau ám ảnh anh không dứt: “hầu như đêm nào ... cũng chiêm bao thấy nhưng người thân quá cố”, đêm nào thức giấc gối “cũng ướt đẫm nước mắt”
à Anh đã và đang gánh chịu những nỗi đau không gì bù đắp nỗi, thời gian cũng không xoa dịu được vết thương lòng. Anh đã cứng cỏi nuốt thầm giọt lệ để cho bé Va – ni – a không phỉa khóc.
=> Cái nhìn nhân đạo của tác giả.
- Thao tác 3: GV định hướng cho HS tìm hiểu về thái độ của người kể chuyện và ý nghĩa lời trữ tình ngoại đề ở cuối truyện.
+ GV: Nhận xét về cách xây dựng cốt truyện của tác giả?
+ HS làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến.
+ GV: Trong truyện, Người kể chuyện còn trực tiếp miêu tả những gì? M

File đính kèm:

  • docxGiao an Ngu van 12 ki II chuan.docx