Trầm tích văn hoá người việt trong đây thôn vĩ dạ của Hàn Mặc Tử

Trong đời sống tinh thần của người Việt, ăn trầu không đơn thuần là một thói quen, tập tục, mà còn là yếu tố cấu thành những giá trị văn hóa truyền thống. Trầu cau như đồ sính lễ nhất thiết không thể thiếu trong cưới hỏi, lấy vợ lấy chồng, giao tiếp, ứng xử.

 Trong câu thơ " Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên", ta đã thấy tác giả nhắc đến văn hoá trầu cau .

 Khi nhắc đến “hàng cau” sẽ khiến nhiều người đọc liên tưởng đến một biểu tượng kết hợp thú vị khác, đó là dây trầu.

 Rõ ràng, trong dòng chảy của nền văn học Việt Nam hiện đaị, motip trầu cau thường được nhiều nhà thơ nhắc đến như một ẩn dụ phổ biến của câu chuyện tình duyên.

 Chẳng hạn “Nhà em có một giàn giầu/ Nhà anh có một hàng cau liên phòng/ Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,/ Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào ?” (Tương tư - Nguyễn Bính),

 hoặc “Bỗng cuối mùa chiêm quân giặc tới/ Ngõ chùa cháy đỏ những thân cau/ Mới ngỏ lời thôi đành lỗi hẹn/ Đâu ngờ lúc đó mất tin nhau” (Núi Đôi - Vũ Cao).

 Đọc tiếp câu thơ Áo em trắng quá nhìn không ra chúng ta thật sự bị ám ảnh bởi sắc màu trừu tượng. Đến đây, chúng tôi xin được trở lại với tích trầu cau ở luận điểm trên, và để hiểu thêm giá trị của các biểu tượng trong toàn bài thơ. Có thể, biểu tượng trầu vẫn còn lẫn khuất đâu đây trong khu vườn thôn Vĩ, để một lúc nào đó sẽ ánh lên, cộng hưởng với hàng cau, thì màu áo “trắng quá” gợi cho ta liên tưởng đến một biểu tượng tương đồng khác, đó là vôi trắng. Tương tự như văn học dân gian, biểu tượng tà áo trắng ở đây ngoài nghĩa tinh khiết, trinh nguyên của một người con gái. Đây là sự hoà quyện cau xanh, vôi trắng, trầu vàng.

 Nói cách khác, ẩn sau “hàng chữ gấm” là “đôi mắt mờ lệ” của một con người đang độc đạo trên con đường đi tìm câu hát Lý thương nhau (dân ca Nghĩa Bình), từ đó giúp ta dễ dàng nhận ra giá trị đích thực của tác phẩm qua “lớp biểu tượng trầm tích” [2, 269]. Có phải Hàn Mặc Tử đã quá yêu thương cuộc đời mà phổ vào giấc mơ của mình một dáng hình “hoá đá”. Mặt khác, người đọc cũng dễ dàng nhận thấy việc nhà thơ sắp xếp các các biểu tượng văn hoá này như một sự sao chép bất chợt các kỷ niệm. Do vậy, có biểu tượng rất tường minh như hàng cau, lại có biểu tượng nhập nhoè như màu vôi trắng, và trong “vườn ai” biết đâu có sự che khuất, đan xen, trộn lẫn với màu xanh của loài thảo mộc khác mà ta rất khó, hoặc không thể nhận ra bóng dáng lá trầu.

 

doc9 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1790 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trầm tích văn hoá người việt trong đây thôn vĩ dạ của Hàn Mặc Tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m tính hoa mĩ, chứ “em” đây chẳng phải để nói về người con gái nào cả. Ý kiến trên đã không lí giải được gì cho việc Hàn Mặc Tử đã tả mặt chữ điền của người thiếu nữ thôn Vĩ  trong thơ.
 	Ngược với những lí giải truyền thống cũ ở trên, gần đây có ý kiến cho rằng “mặt chữ điền” chẳng phải để tả người mà chỉ là tiếp nối các câu tả cảnh ở đầu bài thơ:  sau khi tả nắng hàng cau, tả vườn cây xanh lá… câu thứ tư tả thêm một nét kiến trúc đẹp: lá trúc che ngang …tấm chữ điền(chấn môn) trước cửa nhà. Quả thật theo phong thủy, kiến trúc xưa thường xây bức chấn môn chắn trước cửa ra vào, cách khoảng 5-7 mét. Tấm chắn này có khi được trang trí hoa lá, hổ phù, có khi đắp nổi nguyên hình một con hổ. Đơn giản hơn, có khi chỉ đắp nổi một hình chữ thập ở giữa khiến nó giống hệt chữ điền (田) và một số người bình dân vùng nông thôn Thừa Thiên, Quảng Ngãi, Bình Định, vào cho đến các tỉnh nam Trung phần xưa vẫn gọi tấm chắn trước cửa ấy là “mặt chữ điền”. Hai bên chấn môn lại thường có trồng thêm hai bụi trúc, phía sau có hòn non bộ…
 	Thời niên thiếu, thân phụ là chủ sự thương chánh, phải đổi đi nhiều nơi; Hàn Mạc Tử đã theo gia đình và học ở nhiều trường khác nhau ở Quảng Ngãi, Bình Định và Huế: năm 1920 học ở trường Tiểu học Sa Kỳ, Quảng Ngãi; năm 1921- 1923 lại vào Quy Nhơn  rồi ra Bồng Sơn; năm 1924 lại trở lại Sa Kỳ. Năm 1926 sau khi thân phụ mất ở Huế (có lẽ lúc này Tử học tại trường Pellerin), gia đình mới chuyển về ở hẳn tại Quy Nhơn. Lớn lên ở vùng trung Trung phần, có thể hình ảnh mấy cành trúc lưa thưa lá che ngang trước chấn môn là hình ảnh rất quen thuộc với Hàn Mạc Tử và rồi hình ảnh ấy đã vào thơ…
 à Tuy còn nhiều tranh cãi, nhưng khi đọc từng dòng thơ ta có thể cảm nhận được thấp thoáng những biểu tượng của văn hoá Việt trong bài thơ "Đây thôn Vỹ Dạ".
VĂN HOÁ LÀNG CHÀI VIỆT TRONG QUÊ HƯƠNG- TẾ HANH
 Những bài thơ viết về quê hương, đất nước, cũng như những bài thơ viết riêng về một làng quê đều tạo được ấn tượng tốt đẹp đậm chất văn hóa trong thơ ca. Cách đây gần 80 năm, trong phong trào thơ mới xuất hiện nhiều cây bút viết về làng quê Việt Nam. Và, họ đã thành danh. 80 năm qua, mỗi khi nhắc đến những bài thơ viết về cảnh làng quê miền Bắc, chúng ta đều nhớ đến những bài thơ của thi sĩ Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ, Bàng Bá Lân... hay nhắc đến thôn Vĩ Dạ ở Huế, chúng ta nhớ đến bài thơ "Đây thôn Vỹ Dạ" của Hàn Mặc Tử. Nói đến Huế đẹp, Huế thơ, ta nhớ đến những bài thơ của thi sĩ Nam Trân. Và như thế, khi nói đến cảnh sinh hoạt của một làng chài ven biển, nhiều người trong chúng ta nhớ ngay đến bài thơ "Quê hương" của nhà thơ Tế Hanh:
 Làng tôi vốn làm nghề chài lưới
 Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông
 Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
 Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
 Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã
 Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
 Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
 Dướn thân trắng bao la thâu góp gió...
 Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
 Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
 "Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe"
 Những con cá tươi ngon thân bạc trắng
 Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng
 Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
 Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
 Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
 Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
 Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
 Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
 Thơ về văn hóa làng chài là một đề tài thật hiếm người viết. Có lẽ, Tế Hanh là người duy nhất viết về làng chài. Và, đã thành công với bài "Quê hương". Tế Hanh tên thật Trần Tế Hanh, sinh ngày 15/5/1921 ở làng Đông Yên, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Văn hóa làng chài trong bài thơ "Quê hương" thể hiện ở hai phương diện:
	1) Chính là cái làng chài Đông Yên thân thương của Tế Hanh
 Sinh ra, lớn lên, gắn bó với quê hương – một làng chài thơ mộng nằm cuối dòng sông Trà hiền hòa. 
Quê hương trong tâm trí của những người con Việt Nam là mái đình, là giếng nước gốc đa, là canh rau muống chấm cà dầm tương. Còn quê hương trong tâm tưởng của Tế Hanh là một làng chài nằm trên cù lao giữa sông và biển, một làng chài sông nước bao vây, phải đi thuyền nửa ngày mới ra đến biển. Các chữ “nước, biển, sông” gợi lên hình ảnh một ngôi làng “vốn làm nghề chài lưới”chỉ gắn với sông nước, biển khơi. Một làng chài “cách biển nửa ngày sông”,một cách nói rất bình dị, dân dã, đậm chất làng chài, tác giả đã đưa cách đo khoảng cách của dân chài vào trong thơ làm cho người đọc 1 lần cảm thấy nét văn hóa làng chài. 
Nơi đây đã bao bọc chở che cho bao ước mơ, bao mái nhà trên biển, trong những căn nhà gỗ đơn sơ mộc mạc nhỏ bé ấy là bức tranh chân thực về một cuộc sống quần cư bình yên nơi vạn chài nó đi theo suốt năm tháng và như phù trợ cho những người con của vạn chài có một cuộc sống trường tồn cùng họ. Nơi mặn mòi biển cả chúng ta hiếm hoi nhìn thấy những gương mặt đã đi qua bao năm tháng bao thế hệ, các cháu con luôn bên cạnh ân cần săn sóc, nơi đây cuộc sống nơi biển cả là quê hương đã bao đời của họ, là những nét văn hóa vạn chài rất riêng rất đặc trưng và điều đó đã hình thành một dòng chảy văn hóa cũng như tín ngưỡng về cuộc sống quần cư làng chài trên biển, về chính cuộc đời những con người thuộc về biển khơi
	2) Thể hiện ở cuộc sống lao động của người dân trên biển
 Tế Hanh đã tinh tế đưa vào thơ của mình hình ảnh sinh hoạt trong cuộc sống của quê hương: Cảnh tấp nập ghe thuyền cá đầy khoang trên bến đỗ, những con thuyền như tuấn mã, căng cánh buồm vôi trắng bạc lộng gió trên biển xanh mênh mông như mảnh hồn làng của ngư phủ giữa sóng nước đại dương. Hình ảnh những con thuyền nằm im bến mỏi sau chuyến ra khơi... Và, cả cái mùi nồng mặn quá của một làng chài. Những hình ảnh vô cùng điển hình cho văn hóa làng chài, chính vì vậy, thơ Tế Hanh gần gũi, quen thân với người yêu thơ.
Bài thơ được viết theo thể thơ tám chữ phối hợp cả hai kiểu gieo vần liên tiếp và vần ôm đã phần nào thể hiện được nhịp sống hối hả của một làng chài ven biển:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
 Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
 Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
 Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
àChỉ vài câu thơ ngắn ngủi, Tế Hanh đặc tả bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống. 
àMột nếp sống lao động đậm chất văn hóa của người dân làng chài. 
	Con thuyền-hình ảnh chỉ có ở làng biển - được so sánh như con tuấn mã làm cho câu thơ có cảm giác như mạnh mẽ hơn, thể hiện niềm vui và phấn khởi của những người dân chài. Bên cạnh đó, những động từ “hăng”, “phăng”, “vượt” diễn tả đầy ấn tượng khí thế băng tới vô cùng dũng mãnh của con thuyền toát lên một sức sống tràn trề, đầy nhiệt huyết người dân biển. Vượt lên sóng. Vượt lên gió. Con thuyền căng buồm ra khơi với tư thế vô cùng hiên ngang và hùng tráng của những con người làm bạn với biển khơi.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
Từ xưa, cây đa, bến nước, sân đình đã là đại diện cho làng quê và nó mang một nét văn hóa của con người Việt. Ngày nay, Tế Hanh dùng hình ảnh cánh buồm để biểu tượng cho làng chài. Cánh buồm trắng thâu gió vượt biển khơi như hồn người dân biển đang hướng tới tương lai tốt đẹp.
à Cánh buồm trắng đã trở thành mảnh hồn làng, hồn của một vùng sông nước mênh mông. Nó trở thành một nét văn hoá tín ngưỡng, văn hoá tâm linh trong lòng người dân chài.
à Làm nghề đi biển, bà con ngư dân chẳng những nặng tình nghĩa mà còn rất xem trọng tâm linh
	Cả đoạn thơ là khung cảnh quê hương và dân chài bơi thuyền ra đánh cá, thể hiện được một nhịp sống hối hả của những con người năng động, là sự phấn khởi, là niềm hi vọng, lạc quan trong ánh mắt từng ngư dân mong đợi một ngày mai làm việc với bao kết quả tốt đẹp:
 Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
 Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
 Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe
 Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
 Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng
 Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
 Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
	Cái văn hóa làng chài được thể hiện ở những con người làng chài với “làn da ngắm rám nắng” ,“Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”.Thân hình vạm vỡ của người dân chài thấm đẫm hơi thở của biển cả nồng mặn vị muối của đại dương bao la. Con người với vóc dáng, màu da và cả hương vị đều đậm chất làng chài vùng biển. Cái độc đáo của câu thơ là gợi cả linh hồn và tầm vóc của con người biển cả. Hai câu thơ miêu tả về con thuyền nằm im trên bến đỗ cũng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ của nó. Thuyền trở nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân. 
à Đều này chứng tỏ người dân biển có đời sống tâm linh, mà đây cũng là một nét văn hóa của làng chài. Họ tin chiếc thuyền hằng đưa họ vượt ngàn nguy hiểm, đem đến cho họ những con cá tươi ngon đó có linh hồn. Đời sống tâm linh còn thể hiện trong câu “Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe”, tác giả đã đưa lời ăn tiếng nói hằng ngày của người dân biển vào trong thơ, nó cho ta thấy cái mộc mạc, bình dị của con người xứ biển. 
à Trước khi ra khơi, ngư dân thường cúng bái, cầu mong cho chuyến lưới đăng thuận buồm xuôi gió. Và khi trở về học không quên lời cảm tạ với biển cả đã cho họ cá tôm đầy thuyền và chuyến đi yên bình.
	Bức tranh làng chài hiện lên với những nét phát họa đặc trưng văn hóa làng chài. Ở đó là âm thanh của gió rít nhẹ trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, là tiếng ồn ào của chợ cá và là những âm thanh lắng đọng trong từng thớ gỗ con thuyền. 
 Vẻ đẹp của những ghe thuyền, những chiếc mủng tre đậu trước cửa nhà, những ngôi nhà kèo cột vào nhau chống giông bão, những ngư dân giản dị, chất phác nhưng vô cùng mến khách, những đứa trẻ da sạm đen, dáng nhỏ nhắn mà nụ cười lại rất tươi vui, hồn nhiên… Khung cảnh bình yên, hiền hoà, chứa đựng đầy nét nguyên sơ của một làng chài trên biển đó là những nét v

File đính kèm:

  • docTRAM TICH VAN HOA NGUOI VIET TRONG DAY THON VI DA CUA HAN MAC TU.doc
Giáo án liên quan