Các điểm lưu ý kỳ thi quốc gia năm 2015

1. Từ năm 2015, tổ chức một kỳ thi quốc gia (gọi là kỳ thi trung học phổ thông quốc gia) lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm căn cứ tuyển sinh đại học, cao đẳng.

2. Kỳ thi THPT quốc gia hằng năm được tổ chức vào trung tuần tháng 6. Năm 2015, kỳ thi được tổ chức trong các ngày 9, 10, 11 và 12 tháng 6.

3. Môn thi

3.1. Để được xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng, thí sinh phải thi 4 môn (gọi là 4 môn thi tối thiểu) gồm 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 môn tự chọn trong số các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lí.

3.2. Ngoài 4 môn thi tối thiểu, thí sinh có thể đăng ký thi thêm các môn khác trong số các môn tự chọn để có thêm cơ hội xét tuyển vào đại học, cao đẳng.

Thí sinh đã tốt nghiệp THPT các năm trước chỉ đăng ký các môn thi phục vụ cho tuyển sinh đại học, cao đẳng.

3.3. Thí sinh không học môn Ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng được chọn môn thi thay thế môn Ngoại ngữ trong số các môn tự chọn.

Thí sinh có chứng chỉ Ngoại ngữ theo quy định do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) công bố sẽ được miễn thi tốt nghiệp THPT môn Ngoại ngữ.

4. Đề thi

4.1. Các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí: Thi tự luận, thời gian thi 180 phút; Các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ: Thi trắc nghiệm, thời gian thi 90 phút.

4.2. Đề thi đánh giá thí sinh ở 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao, đảm bảo phân hóa trình độ thí sinh.

5. Tổ chức thi

Việc coi thi, chấm thi được tổ chức theo cụm. Bộ GDĐT sẽ công bố các cụm thi và giao nhiệm vụ chủ trì tổ chức coi thi, chấm thi cho các trường đại học đủ năng lực.

6. Xét công nhận tốt nghiệp THPT

Các sở GD-ĐT kết hợp sử dụng kết quả 4 môn thi tối thiểu với điểm trung bình cả năm lớp 12 và điểm khuyến khích (nếu có) để xét công nhận tốt nghiệp THPT.

7. Tuyển sinh đại học, cao đẳng

 

docx2 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các điểm lưu ý kỳ thi quốc gia năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Từ năm 2015, tổ chức một kỳ thi quốc gia (gọi là kỳ thi trung học phổ thông quốc gia) lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm căn cứ tuyển sinh đại học, cao đẳng.
2. Kỳ thi THPT quốc gia hằng năm được tổ chức vào trung tuần tháng 6. Năm 2015, kỳ thi được tổ chức trong các ngày 9, 10, 11 và 12 tháng 6.
3. Môn thi
3.1. Để được xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng, thí sinh phải thi 4 môn (gọi là 4 môn thi tối thiểu) gồm 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 môn tự chọn trong số các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lí.
3.2. Ngoài 4 môn thi tối thiểu, thí sinh có thể đăng ký thi thêm các môn khác trong số các môn tự chọn để có thêm cơ hội xét tuyển vào đại học, cao đẳng.
Thí sinh đã tốt nghiệp THPT các năm trước chỉ đăng ký các môn thi phục vụ cho tuyển sinh đại học, cao đẳng.
3.3. Thí sinh không học môn Ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng được chọn môn thi thay thế môn Ngoại ngữ trong số các môn tự chọn.
Thí sinh có chứng chỉ Ngoại ngữ theo quy định do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) công bố sẽ được miễn thi tốt nghiệp THPT môn Ngoại ngữ.
4. Đề thi
4.1. Các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí: Thi tự luận, thời gian thi 180 phút; Các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ: Thi trắc nghiệm, thời gian thi 90 phút.
4.2. Đề thi đánh giá thí sinh ở 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao, đảm bảo phân hóa trình độ thí sinh.
5. Tổ chức thi
Việc coi thi, chấm thi được tổ chức theo cụm. Bộ GDĐT sẽ công bố các cụm thi và giao nhiệm vụ chủ trì tổ chức coi thi, chấm thi cho các trường đại học đủ năng lực.
6. Xét công nhận tốt nghiệp THPT
Các sở GD-ĐT kết hợp sử dụng kết quả 4 môn thi tối thiểu với điểm trung bình cả năm lớp 12 và điểm khuyến khích (nếu có) để xét công nhận tốt nghiệp THPT.
7. Tuyển sinh đại học, cao đẳng
7.1. Trước ngày 1 tháng 1 hàng năm, các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng (gọi chung là trường ĐH, CĐ) công bố mức độ và cách thức sử dụng kết quả của kỳ thi để tuyển sinh.
Căn cứ kết quả thi, Bộ GD-ĐT công bố ngưỡng điểm xét tuyển tối thiểu đối với từng môn. Các trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả kỳ thi dựa trên ngưỡng điểm này để tuyển sinh theo quy định của quy chế.
Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh của trường ĐH, CĐ và kết quả thi của mình, thí sinh đăng ký tuyển sinh vào các trường theo nguyện vọng cá nhân.
7.2. Các trường ĐH, CĐ tuyển sinh theo các phương thức khác phải xây dựng và công bố công khai Đề án tự chủ tuyển sinh theo quy định của quy chế.
8. Tại các địa phương không có cụm thi do trường đại học chủ trì, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những thí sinh tham dự kỳ thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT, Bộ GDĐT sẽ thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức một số cụm thi do các sở GD-ĐT chủ trì.
9. Các sở giáo dục và đào tạo, Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng) tổ chức cho thí sinh đăng ký dự thi vào trung tuần tháng 3; nhập dữ liệu vào phần mềm quản lý thi và chuyển dữ liệu về Bộ GD-ĐT vào giữa tháng 4 hàng năm.
Câu hỏi: Chứng chỉ nào thì được miễn thi tốt nghiệp THPT môn Ngoại ngữ? Quy đổi chứng chỉ sang điểm như thế nào? Điểm này có được dùng căn cứ để xét tuyển vào ĐH, CĐ?
Bộ GD-ĐT cho biết, thời gian tới sẽ quy định chi tiết các chứng chỉ được miễn thi tốt nghiệp THPT môn Ngoại ngữ, bên cạnh đó cũng sẽ có quy đổi từ chứng chỉ sang điểm số để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Các chứng chỉ quốc tế chắc chắn được xét miễn thi, còn những chứng chỉ mua do các tổ chức đánh giá trong nước chưa đáng tin cậy có thể xảy ra chuyện “mua bán chứng chỉ” dễ dàng với giá 200.000-300.000 đồng như dư luận từng phản ảnh sẽ không được chấp thuận.
Trong tương lai, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức các trung tâm kiểm tra, đánh giá trình độ ngoại ngữ. Về lâu dài, thí sinh có thể tham gia các kì kiểm tra của các trung tâm này để xác nhận trình độ ngoại ngữ, không cần dự thi ngoại ngữ theo kiểu tập trung như hiện nay.
Việc chứng chỉ này có được làm căn cứ để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ hay không phụ thuộc vào yêu cầu của từng trường. Khi các trường có sử dụng kết quả của kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia để xét tuyển thì sẽ quy định cụ thể đối với các môn thi vào một ngành học nào đó.
Câu hỏi: Đề thi ở kì thi THPT quốc gia sẽ như thế nào? Phần kiến thức trong đề thi ra sao? Có phân biệt phần để xét tốt nghiệp và phần để làm căn cứ xét tuyển vào ĐH, CĐ hay không?
Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, công tác đề thi tiếp tục được đổi mới theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng dần các câu hỏi ở mức độ vận dụng, các câu hỏi mở; nội dung câu hỏi của đề thi sẽ đảm bảo cả 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao, vừa có phần cơ bản đáp ứng cho hầu hết thí sinh, vừa có phần nâng cao nhằm phân hóa trình độ học sinh phục vụ công tác tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ.
Ông Trần Văn Kiên - Phó Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho hay, đề thi vẫn bám sát chương trình phổ thông và chủ yếu là chương trình lớp 12.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển khẳng định: Thí sinh dự thi ở cụm thi do các trường ĐH,CĐ chủ trì và dự thi cụm do Sở GD-ĐT địa phương chủ trì thì đề thi đều giống nhau. Không tách riêng phần thí sinh làm đến phần để được công nhận tốt nghiệp và phần thí sinh làm để tuyển sinh. Đề thi đáp ứng được cả yêu cầu về phần cơ bản để học sinh trung bình có thể đỗ tốt nghiệp và có phần nâng cao, phân hóa để làm cơ sở các trường ĐH, CĐ lựa chọn thí sinh.
 Câu hỏi: Việc đăng ký nguyện vọng vào các trường ĐH, CĐ sẽ như thế nào? Được đăng ký bao nhiêu nguyện vọng?
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho hay, việc đăng ký nguyện vọng vào các trường ĐH,CĐ ở kì thi THPT quốc gia khác so với trước đây. Nếu trước đây là thí sinh đăng ký nguyện vọng trước sau đó thi mới có kết quả thì này đổi thành thi xong có kết quả lúc đó sử dụng kết quả này đăng ký nguyện vọng vào các trường phù hợp với điểm thi của mình. Điều kiện để được đăng ký phù thuộc vào yêu cầu của các trường ĐH, CĐ đưa ra.
Bộ GD-ĐT sẽ sửa quy chế để thí sinh có thể in kết quả điểm của mình trên mạng để mang đi xét tuyển. Các trường ĐH, CĐ sẽ kiểm tra kết quả của thí sinh có đúng hay không bằng cách tra cứu dữ liệu chung. Như vậy thí sinh sẽ đăng ký được nhiều nguyện vọng miễn là đáp ứng được yêu cầu của trường đưa ra.
Câu hỏi: Những thí sinh đã tốt nghiệp THPT những năm trước đây dự thi như thế nào? Đối tượng dự thi liên thông ra sao? Trượt tốt nghiệp năm trước sẽ dự thi xét tuyển ĐH, CĐ ra sao?
Bộ GD-ĐT cho biết, thí sinh đã tốt nghiệp THPT các năm trước chỉ đăng ký các môn thi phục vụ cho tuyển sinh đại học, cao đẳng. Nghĩa là, tùy thuộc vào trường thí sinh muốn đăng ký nguyện vọng yêu cầu thi môn nào thì thí sinh chỉ cần đăng ký dự thi môn đó ở kì thi THPT quốc gia. Điều này cũng tương tự như đối với thí sinh dự thi liên thông.
Đối với những thí sinh trượt tốt nghiệp THPT năm trước thì cách thức dự thi như những học sinh THPT năm nay dự thi.
Câu hỏi: Tất cả các trường ĐH, CĐ đều dùng kết quả của kì THPT quốc gia để xét tuyển? Sau kì thi này có còn kì thi nào khác của các trường ĐH, CĐ?
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho hay, mục đích của kì thi quốc gia là cung cấp dữ liệu cho các trường ĐH-CĐ để tuyển sinh. Vì thế Bộ GD-ĐT mong có nhiều trường sử dụng kết quả này để giảm tốn kém, áp lực cho xã hội và người dân.
Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT không khống chế việc các trường tự chủ tuyển sinh riêng hoặc có thêm kì kiểm tra bổ sung bên cạnh kết quả của kì thi quốc gia. Các trường hoàn toàn có thể sử dụng toàn phần, hoặc một phần kết quả của kì thi quốc gia, tùy thuộc vào yêu cầu, đặc thù đào tạo của trường mình.
Như vậy dù dự kì thi THPT quốc gia, thí sinh vẫn có thể tham dự một kì thi tiếp theo do trường muốn đăng ký nguyện vọng tổ chức nếu trường này không sử dụng kết quả của kì thi THPT quốc gia để xét tuyển.

File đính kèm:

  • docxCac diem luu y ky thi Quoc gia nam 2015.docx