Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 10 - Kiểm tra Văn (Truyện trung đại)

A. Mục tiêu cần đạt :

Qua tiết kiểm tra HS đạt được:

- Nắm được kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam : những thể loại chủ yếu , giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm tiêu biểu

- Qua bài kiểm tra : Đánh giá được trình độ của mình về các mặt kiến thức và năng lực diễn đạt

B. Chuẩn bị :

- Thầy soạn bài lên lớp,ra đề phù hợp

- Trò ôn bài cũ (7 nội dung sgk)

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1/. ỔN ĐỊNH LỚP: HS bỏ sách vào cặp,lấy giấy bút làm bài

2/ KIỂM TRA: GV phát đề thi.

3/ HỌC SINH LÀM BÀI: GV quan sát , nhắc nhỡ HS ngồi làm bài không nghiêm túc

4/ GIÁO VIÊN THU BÀI: Thu bài theo bàn

 5/ RÚT KINH NGHIỆM:

 6/ Hướng dẫn chuẩn bị bài

 

doc21 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 805 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 10 - Kiểm tra Văn (Truyện trung đại), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững người chiến sĩ quân đội- những người đồng đội của ông trong hai cuộc k/chiến chống Pháp và chống Mỹ.
GV? Trình bày xuất xứ tác phẩm?
GV: Tác giả đã kể lại hoàn cảnh ra đời bài thơ: Đây là thời kì mà cách mạng của ta gặp rất nhiều khó khăn. “Vào cuối 1947 tôi tham gia chiến dịch VB –Thu đông. Pháp nhảy dù ở VB, hành quân từ Bắc Cạn->Thái Nguyên. Chúng tôi phục kích giặc từng chặng để đánh,khi đó tôi là chính trị viên đại đội,chiến dịch vô cùng gian khổ, bản thân người lính chỉ có phong phanh trên mình áo cánh nâu, đầu không mũ, chân không giày, đêm ngủ lấy lá khô trải, không chăn màn, ăn uống hết sức kham khổ, vì trên đường truy kích địch tôi nhận n/v chăm sóc thương binh và chôn cất tử sĩ. Sau đó tôi bị ốm nằm lại trong một nhà sàn heo hút gió. Đơn vị vẫn hành quân và để lại một đồng chí chăm sóc tôi. Không có đồng chí đó chắc có lẽ tôi đã bỏ mạng. Sự ân cần của đồng chí đó khiến tôi nhớ đếnnhững lần đau ốm được mẹ, được chị chăm sóc. Và, tôi đã sáng tác bài thơ “đ/c””->bài thơ ra đời là kết quả của những trải nghiệm thực và cảm xúc sâu xa của t/g về tình đồng đội. Phần lớn các tác phẩm viết về người lính CM thường khai thác cảm hứng lãng mạn anh hùng. Bài thơ “Đồng chí” cùng một số bài khác đã mở ra khuynh hướng viết về quần chúng kháng chiến.
2/Tác phẩm:
 Bài thơ “Đồng chí” ra đời năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947)
GV: Hướng dẫn đọc : hơi chậm thể hiện cảm xúc dồn nén, lắng lại sự gần gũi thống nhất cùng chung cảnh ngộ tâm trạng của người lính. Khổ thơ cuối đọc với nhịp chậm hơn và giọng hơi lên cao để khắc họa những hình ảnh vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa biểu tượng.
- GV đọc mẫu
- HS đọc lại bài
3. Đọc - Tìm hiểu chú thích:
GV? Em hiểu như thế nào là đồng chí, nước mặn đồng chua, tri kỉ, sương muối?
- HS g/thích phần chú thích.
GV? Bài thơ được viết theo thể loại nào? phương thức biểu đạt?
- Hstl:Thể thơ tự do các câu thơ với số lượng tiếng khác nhau, câu thơ ngắn, chủ yếu là vần chân, nhịp thơ không cố định, mà theo mạch cảm xúc.
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với miêu tả.
GV? Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ?
-Hstl : Cảm hứng về tình đồng chí , đồng đội của những người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Trình bày bố cục bài thơ?
- Hstl:Trình bày cá nhân. Chia làm ba đoạn :
- Đ1 : 7 dòng thơ đầu -> Cơ sở của tình đồng chí.
- Đ2 : 10 dòng tiếp -> Những biểu hiện cụ thể của tình đồng chí.
- Đ3: Còn lại -> Biểu tượng của tình đồng chí
4. Bố cục: 3 phần
Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết 
Mục tiêu: HS hiểu, cảm thụ được giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi; thuyết trình; đọc sáng tạo tái hiện hình tượng.
Thời gian: 25 phút.
II. Tìm hiểu văn bản.
Đọc lại 7 câu thơ đầu. Nêu nội dung chính .
Theo nhà thơ, tình đồng chí, đồng đội của những người lính bắt nguồn từ những cơ sở nào?
- Hstl: .Quê hương anh nước mặn đồng chua
 Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
1. Cơ sở hình thành tình đồng chí:
- Cùng chung cảnh ngộ- vốn là những người nông dân nghèo từ những miền quê hương “ Nước mặn đồng chua”, “Đất cày lên sỏi đá”. 
GV? Hình ảnh “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” cho biết điều gì về quê hương của các anh bộ đội?
- Hstl: - Quê hương các anh rất nghèo, h/ả thường thấy ở những vïng quê chiêm trũng, vïng trung du bạc màu. 
->Tình đ/c, đồng đội bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ x/thân nghèo khó, cùng chung g/cấp nông dân.
=>Xa lạ=>quen nhau
GV? Vì sao họ là những người xa lạ ở khắp miền Tổ Quốc lại trở nên thân thiết?
- Hstl: Súng bên súng, đầu sát bên đầu
 Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
- Cùng chung nhiệm vụ, chung lí tưởng, cùng chung chiến hào chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc. Họ cùng nhau chia sẻ những khó khăn thiếu thốn gian lao trong c/đời quân ngũ. 
=>Xa lạ => quen nhau => tri kỉ=> đồng chí.
- Cùng chung lí tưởng, cùng chung chiến hào chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
GV? Nhận xét cách dùng từ ngữ của t/g khi nói về tình đ/c?
- Hstl: Từ ngữ gợi cảm mộc mạc, sử dụng thành ngữ, BP đối ngữ nói lên những người lính có chung g/c, chung lí tưởng, chung mục đích chiến đấu
GV? Câu thơ thứ 7 ở giữa bài thơ có gì đặc biệt?
- Hstl: Câu thơ chỉ có 1 từ (2 tiếng) “Đồng chí” và dấu (!)
 -> nốt nhấn, vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định, đồng thời như một bản lề gắn kết đoạn đầu với đoạn sau.
->6 dòng đầu có thể xem là sự lí giải về cơ sở của tình đ/c. Dòng thứ 7 có c/trúc đ/biệt (chỉ 1 từ) như 1 phát hiện, 1 lời k/định sự kết tinh t/cảm giữa những người lính.
- Tình đồng chí sâu lắng, thiêng liêng.
GV bình: Câu thơ “Đồng chí !” được lấy làm nhan đề, nó biểu hiện chủ đề, nó là linh hồn của bài thơ tạo nên sự độc đáo. “Đồng chí !” là tiếng gọi thiêng liêng, tiếng gọi đ/c bật lên từ đáy lòng, từ t/c của những con người gắn bó với nhau. Hai tiếng đ/c đến đây đã đủ đứng riêng làm một câu thơ. Có người thắc mắc :nó liền mạch với câu thơ trên hay thuộc về những câu thơ dưới->sự thắc mắc này có cơ sở bởi nó vừa là cao trào của 6 câu trướ,c vừa mở ra những gì ẩn chứa trong những câu sau, nó như cái bản lề nối 2 đoạn thơ, khép mở 2 ý thơ cơ bản: . Và khi đọc có một khoảng lặng trước và sau nó (đó là khoảng lặng không lời đầy ý nghĩa)
Bµi tËp: NhËn ®Þnh nµo nãi ®óng nghÜa gèc cña tõ §ång chÝ 
 A. Lµ nh÷ng ng­êi cïng nßi gièng , d©n téc.
 B. Lµ nh÷ng ng­êi sinh ra cïng mét ®¼ng cÊp, sèng cïng mét thêi ®¹i. 
 C. Lµ nh÷ng ng­êi cïng theo mét t«n gi¸o.
 D. Lµ nh÷ng ng­êi cïng mét chÝ h­íng chÝnh trÞ.
 “Đồng chí !”là những người cùng chung 1 chí hướng chính trị, là thấu hiểu hoàn cảnh, tâm sự của nhau, là sự chia sẻ những gian khổ thiếu thốn chồng chất của c/đời người lính , đ/biệt trong những năm đầu k/chiến chống Pháp. Tình cảm ấy đã đem lại cho họ 1 sức mạnh lớn lao. Chúng ta sẽ tìm hiểuở mục tiếp theo.
GV Gọi hs đọc đoạn 2(10 câu tiếp).
GV? Tìm những hình ảnh biểu hiện tình đồng chí, đồng đội làm lên sức mạnh tinh thần của người lính Cách mạng ?
-Hstl: Ruộng nương anh..
..nhớ người ra lính.
2/ Những biểu hiện của tình đồng chí trong chiến đấu gian khổ:
GV? Từ " mặc kệ" giúp em hiểu điều gì ?
- Hstl: chỉ thái độ ra đi một cách dứt khoát, không vướng bận, là sự biểu hiện một hy sinh lớn, một trách nhiệm lớn với non sông đất nước.
GV: Em hiểu như thế nào về hình ảnh " Giếng nước, gốc đara lính" ?biện pháp nt được sử dụng?
- Hstl: + Lớp nghĩa đầu tiên của câu thơ, nhà thơ đã sử dụng biện pháp nhân hóa, “Giếng nước gốc đa” nhờ thế mà có tâm trạng như con người, cũng biết “nhớ” người ra lính. 
 + Ở lớp nghĩa thứ hai của câu thơ lại mang hình ảnh hoán dụ. Vì ở làng quê xưa, vùng nào cũng có “giếng nước”, “gốc đa”. Lấy “giếng nước gốc đa” để chỉ dân làng, những người thân yêu ở hậu phương thì đó chính là cách nói hoán dụ, gợi những kỉ niệm quê hương.... 
 ( VHTT- Số 188- trang58)
 Là hình ảnh nhân hoá, hoán dụ, chỉ quê hương, người thân nhớ về các anh, nỗi nhớ của người hậu phương.
BP nhân hoá -> Sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau
- Chung một nỗi niềm nhớ về quê hương.
GV gọi hs đọc những câu thơ tiếp .
GV? Em cảm nhận được gì qua những câu thơ trên ?
Nhà thơ có cường điệu những khó khăn ấy lên không?
GV nói thêm về căn bệnh sốt rét thường gặp ở những người đã sống ở rừng .
- HS đọc 
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh.
.
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
- Sát cánh bên nhau bất chấp những gian khổ thiếu thốn.
“Anh với tôi...chân không giày”
GV? Tác giả đã sử dụng những biện pháp NT nào ? Phân tích tác dụng ?
- HS thảo luận: Hình ảnh cụ thể, chân thực -> sự thiếu thốn, khó khăn trong thời kì cam go khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Những câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau -> sự gắn bó, chia sẻ
 -Bút pháp tả thực,câu thơ sóng đôi-họ chia sẻ những khó khăn, thiếu thốn của cuộc đời lính.
GV? Phân tích h/ảnh " Thương nhau tay nắm lấy bàn tay" ?
-HS Phân tích: Hình ảnh thơ mộc mạc, giản dị vừa nói lên tình cảm gắn bó sâu nặng giữa những người lính vừa gián tiếp thể hiện sức mạnh của tình cảm ấy.
-T/c gắn bó sâu nặng, tình đồng chí đồng đội thiêng liêng
- Câu thơ “Thương nhau...tay”gợi lên tình đồng đội cảm động, thiêng liêng.
GV: Trong bài thơ “Gía từng thước đất” nhà thơ đã viết:
 “Đồng đội ta 
 là hớp nước uống chung,bát cơm sẻ nửa
 là chia nhau một mảnh tin nhà ,
 Chia nhau cuộc đời
 chia nhau cái chết...”
Nhà thơ Tố Hữu khi vẽ chân dung anh vệ quốc trong bài “Cá nước”cũng với h/a cụ thể “Giọt giọt mồ hôi rơi/Trên má anh vàng nghệ/Anh vệ quốc quân ơi/Sao mà yêu anh thế”
GV gọi hs đọc 3 câu thơ cuối. Ba câu thơ gợi cho em suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu ?
GV: Các em quan sát sgk, dựa vào ý thơ hãy tưởng tượng và dựng lại cảnh này?
-quan sát tranh
- HS bộc lộ: “Đêm nay rừng hoang sương muối.
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
Đêm đông gió rét các anh đang phục kích chờ giặc vào đêm trăng sáng,vầng trăng lên cao xuống thấp-đến thời điểm nào đó nhìn từ 1 góc độ vầng trăng như treo trên đầu mũi súng.
3. Ba câu thơ cuối:
GV? P/tích vẻ đẹp và ý nghĩa biểu tượng của tình đồng chí ? 
GV? Đặt h/a khẩu súng bên cạnh vầng trăng gợi sự liên tưởng gì?
- Hstl: Đây là bức tranh đẹp. Trên nền cảnh rừng đêm giá rét là 3 hình ảnh gắn kết : người lính, khẩu súng và vầng trăng. Họ đứng cạnh nhau, truyền hơi ấm cho nhau, giúp nhau vượt lên
- Hình ảnh " Đầu súng trăng treo" là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ
-> Là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội.
-> Hình ảnh cô đọng, gợi cảm, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ.
GV: Chiến tranh rồi sẽ qua đi năm tháng đầy gian khổ hi sinh mất mát rồi sẽ lùi dần vào dĩ vãng nhưng còn đọng lại mãi một hồn thơ Chính Hữu, một tình đ/c gắn bó keo sơn. Đẹp mãi những năm tháng không thể nào quên của DT ta.
- Là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội.
- Hình ảnh cô đọng, gợi cảm, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ.
Ho

File đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 9 3 COT TUAN 10.doc
Giáo án liên quan