Giáo án Ngữ văn 9 (Cả năm)

 I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1.Kiến thức:

 -Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt.

 -Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

 -Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể

 2.Kĩ năng:

 -Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.

 -Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá, lối sống.

 -Các định giá trị bản thân từ việc tìm hiểu và trình bày vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh.

 

doc304 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 8576 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 (Cả năm), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
truyền thống ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam,…)
II.Thân bài: Tập trung kể các nội dung sau:
-Miêu tả được người lái xe (tuỳ theo tình huống cuộc gặp) về giọng nói, nụ cười, khuôn mặt, trang phục; không gian, cảnh vật, địa điểm, với ai,…
-Trong cuộc gặp gỡ, trao đổi, tái hiện:
+Hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh qua: Hình ảnh những chiếc xe không kính, những nguyên nhân những chiếc xe trở nên như vậy.
+Sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ qua: Tư thế ung dung hiên ngang; thái độ, tình cảm lạc quan, tràn đầy niềm tin chiến thắng; tình đồng chí đồng đội, như anh em, như gia đình trên đường Nam tiến của họ.
*Các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm: là miêu tả những suy nghĩ, tình cảm của em khi gặp người chiến sĩ; những suy nghĩ của em về chiến tranh và trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với quá khứ lịch sử của cha anh, cũng như đối với hiện tại (Làm thế nào để không có chiến tranh? Làm thế nào để giữ hoà bình?)
III.Kết bài: 
-Nêu suy nghĩ về hiện thực khốc liệt của chiến tranh và tinh thần của người chiến sĩ lái xe Trường Sơn. 
-Bài học bản thân.
*HĐ2: Nhận xét đánh giá:
1/Nhận xét chung: GV nhận xét khái quát toàn bộ bài kiểm tra.
*Ưu điểm:
 -Thể loại: Xác định đúng VB tự sự, kết hợp miêu tả
 -Nội dung: Kể chuyện tưởng tượng, kể theo văn bản có sẵn
 -Phương pháp: tự sự kết hợp miêu tả nội tâm và nghị luận.
 -Hình thức: Bố cục 3 phần tương đối hợp lý. Trình bày sạch đep. Nhiều bài viết mạch lạc, câu, đoạn, liên kết câu chặt chẽ.
-Nhiều bài viết có cảm xúc, đầy đủ các nội dung, có nhiều sáng tạo trong khi kể.
 *Hạn chế: 
+Đ1: Nhiều bài viết lạc đề, viết lan man chưa tập trung vào câu chuyện và nhân vật chính.
+Đ2: Còn sai ngôi kể, sửa đổi, thêm bớt chi tiết của cốt truyện không hợp lí. Lời văn chưa phù hợp. Chưa biết cách dẫn gián tiếp để nội dung bài cụ thể, chi tiết hơn. Kể những chi tiếp không cần thiết. Nhiều bài viết theo lối phân tích không phải kể chuyện.
+Một số bài viết sơ lược, mắc nhiều lỗi dùng từ, đặt câu, xây dựng đoạn, dùng từ ngữ, hình ảnh thô mộc. Chưa vận dụng tốt các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
2/ Kết quả
Điểm
Dưới 5
5-5.5
6-7
8-9
10
9/1-31
3
5
16
7
0
9/2-32
0
3
17
12
0
3/Trả bài – Rút KN
 - Trao đổi bài cho nhau – thảo luận, rút kinh nghiệm.
 -Đọc một số đoạn, bài viết tốt.
 -Chữa 1 số lỗi dùng từ sai, lỗi viết câu, trình bày đoạn, diễn đạt, …
I. Tìm hiểu đề-lập dàn ý 
1.Tìm hiểu đề
2.Tìm ý
3.Lập dàn ý
3.Đáp án
II.Nhận xét đánh giá
1.Nhận xét chung
-Ưu
-Khuyết
2.Kết quả cụ thể
3.Trả bài rút kinh nghiệm
IV.CỦNG CỐ-HD HS HỌC Ở NHÀ
*Củng cố: Những điểm cần lưu ý khi viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả?
*HD: Chuẩn bị bài Tập làm thơ tám chữ (tiết 2)
Tuần 16: Tiết 81, bài 15: 	 KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
Ngày dạy: . . . . . . . . . . . 
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	1.Kiến thức:
Đánh giá kết quả học tập của học sinh phần kiến thức văn học: Thơ bà Truyện hiện đại
-Tác phẩm: tóm tắt, thuộc thơ (đoạn trích)
-Phân tích nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản; cảm nhận hình ảnh, câu thơ, đoạn văn hay.
	2.Kĩ năng:
	Tái hiện kiến thức, trình bày cảm nhận, vận dụng kiến thức để trình bày, đáp ứng yêu cầu câu hỏi.
	3.Thái độ:
 Yêu mến những tác phẩm văn học hiện đại.
	II.CHUẨN BỊ:
-GV: giáo án, ma trận, đề 
+Hình thức: Trắc nghiệm (8 câu= 2đ) kết hợp tự luận (4 câu=8đ)
+Thời gian: 45 phút.
-HS: Chuẩn bị kiến thức (ôn tập)
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
GV: phát đề
HS: làm bài
 Tuần 16: Tiết 82-83: Bài 10: 	 TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ (tt)
Ngày dạy: . . . . . . . . . . . 
	I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	1.Kiến thức:
	Đặc điểm của thể thơ tám chữ
	2.Kĩ năng:
	-Nhận biết thơ tám chữ
	-Tạo đối, vần, nhịp trong khi làm thơ tám chữ.
	3.Thái độ: 
 Qua hoạt động tập làm thơ, tám chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập. 
	II.CHUẨN BỊ:
-GV: Sách GK, giáo án
-HS: học bài, đọc trước bài, soạn bài trả lời các câu hỏi SGK.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
*Vào bài:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*HĐ1: III.Thực hành làm thơ tám chữ Bài tập 1-SGK
-HS thảo luận nhóm: đọc các đoạn trích và trả lời câu hỏi số 1. HS trình bày, nhận xét
à một vườn
à qua
*HĐ2: Bài tập 1-SGK
HS suy nghĩ và cùng nhau làm việc theo trình tự, HS nàyà HS khác, GV nhận xét và chốt lại.
à câu thơ cuối phải 8 chữ, có vần ương hoặc a, mang thành bằng
III.Thực hành làm thơ tám chữ
1.Bài tập 1.
Điền từ vào khổ thơ
à một vườn
à qua
2.BT2:
à câu thơ cuối phải 8 chữ, có vần ương hoặc a, mang thành bằng
IV.CỦNG CỐ-HD HS HỌC Ở NHÀ
*Củng cố: Thế nào là thể thơ tám chữ?
*HD: Học bài, làm lại bài tập, chuẩn bị phần III. Thực hành làm thơ tám chữ -Bài tập 3.
Tuần 17: Tiết 84: Bài 17: ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
Ngày dạy: . . . . . . . . . . . 
	I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	1.Kiến thức:
	-Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
	-Tái hiện các kiến thức liên quan đến văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
	-Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
	-Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và tự sự đã học.
	2.Kĩ năng:
	-Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
	-Vận dụng kiến thức đã học để đọc-hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
	3.Thái độ: 
 Tích cực tự giác rèn luyện viết văn thuyết minh và tự sự.
	II.CHUẨN BỊ:
-GV: Sách GK, giáo án
-HS: học bài, đọc trước bài, chuẩn bị các câu hỏi SGK
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: 
(Không kiểm tra bài cũ, thay thế bằng hình thức ôn kiến thức cũ đã học trong nội dung bài học)
3.Bài mới:
*Vào bài: 
Trong học kì I, phần Tập làm văn chúng ta đã tìm hiểu và thực hành viết các loại văn bản nào?(Thuyết minh và tự sự). Các loại văn bản này chúng ta đã học ở lớp trước. Lớp 9 chúng ta tiếp tục tìm hiểu và thực hành văn bản thuyết minh và tự sự nhưng với sự kết hợp các yếu tố mới của các loại văn bản khác. Trước khi kết thúc học kì I, bước sang học kì II với việc tiếp tục tìm hiểu và thực hành văn bản nghị luận, chúng ta ôn tập phần tập làm văn đã học à Tiết 82, bài 17, Ôn tập phần Tập làm văn.
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*HĐ1: Ôn tập văn bản thuyết minh
-HS thảo luận cặp đôi, hoàn thành sơ đồ tư duy về văn thuyết minh trong 2 phút.
+HS trình bày, GV nhận xét, chốt lại kiến thức
Văn bản thuyết minh
-Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh
-Thân bài: trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích,… của đối tượng
-Kết bài: bày tỏ thái độ đối với đối tượng.
Dàn bài
Kết hợp, sử dụng các yếu tố
-Kết hợp yếu tố miêu tả
-Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
-Vai trò: giúp cho việc thuyết minh thêm cụ thể, sinh động, hấp dẫn và làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng
Khái niệm 
Phương pháp thuyết minh
-Nêu định nghĩa
-Giải thích
-Liệt kê
-Nêu ví dụ
-Dùng số liệu
-So sánh
-Phân tích, phân loại
-…
Là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
+GV nhấn mạnh thêm khái niệm của văn bản thuyết minh bằng câu hỏi: Thuyết minh là văn bản cung cấp tri thức về sự vật, hiện tượng,… vậy tri thức ấy phải đáp ứng đòi hỏi gì? (khách quan, xác thực, hữu ích cho con người)
-GV nhấn mạnh vai trò của việc sử dụng yếu tố miêu tả và một số biện pháp nghệ thuật bằng bài tập sau:
+HS đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (Thảo luận cặp đôi 2 phút)
“Gia đình mai vàng chúng tôi là biểu tượng cho ngày tết cổ truyền ở đất phương Nam. Nếu có dịp về vùng quê Nam Bộ vào những ngày tết, các bạn sẽ dễ dàng bắt gặp sắc vàng rực rỡ của chúng tôi. Tuỳ theo ngày bứt lá của gia chủ mà đến ngày 29, 30 tháng chạp và đặc biệt là ngày mồng một tết là anh em nhà mai chúng tôi nở rộ, điểm tô sắc xuân của đất trời. Từ những búp hoa nõn nà, chúng tôi bung nở ra những cánh hoa vàng tươi thắm. Hoa mai chúng tôi thường có năm cánh. Nhưng cũng có sáu cánh, tám cánh… và đến cả trăm cánh nữa đấy. “Sắc mai tươi sáng, hương hoa nhẹ nhàng” là nhận xét của tổ tiên ta từ thuở mang gươm đi mở cõi. Xuân về, tết đến, không chỉ khoe sắc khoe hương trước sân nhà mà chúng tôi còn là hoa trưng trên bàn thờ tổ tiên, mang lại niềm ước mơ một năm an lành may mắn cho mọi nhà.
?Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để giới thiệu về hoa mai vàng? (tự thuật theo lối nhân hóa)
?Chỉ ra yếu tố miêu tả trong đoạn văn? (Từ những búp hoa nõn nà, chúng tôi bung nở ra những cánh hoa vàng tươi thắm. Hoa mai chúng tôi thường có năm cánh. Nhưng cũng có sáu cánh, tám cánh… và đến cả trăm cánh nữa đấy. “Sắc mai tươi sáng, hương hoa nhẹ nhàng”)
?Vai trò của yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh?( giúp cho việc thuyết minh thêm cụ thể, sinh động, hấp dẫn và làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng)
-GV trình bày thêm: cần chú ý khi kết hợp các yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật vào bài văn thuyết minh phải hợp lí, tránh lạm dụng, việc sử dụng các phương pháp thuyết minh để cung cấp kiến thức khách quan là quan trọng.
à hoàn thành nội dung về vai trò của việc sử dụng các yếu tố miêu tả và một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
*HĐ2: Ôn tập văn bản tự sự:
*Khái niệm:
?Văn bản tự sự là gì?
-Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
-Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê.
-Chuyển ý: Em hãy cho biết trong bài viết số 3 về văn tự sự vừa qua, yêu cầu chúng ta cần có kết hợp thêm hai yếu tố nào? (miêu tả nội tâm và nghị luận)
*Miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự:
-HS thảo luận cặp đôi: đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
“Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa lòng họ… Một hôm, tôi phàn nàn việc ấy vớ

File đính kèm:

  • docGiao an ngu van 9 ca nam.doc
Giáo án liên quan