Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 6

I / Mức độ cần đạt : Giúp cho học sinh

- Bước đầu làm quen với thể loại truyện thơ nôm trong văn học trung đại.

- Hiểu và lí giải được vị trí của tác phẩm Truyện Kiều và đóng góp của Nguyễn Du cho kho tàng văn học dân tộc.

II / Trọng tâm kiến thức.

1. Kiến thức.

- Cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Du.

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều.

- Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong một tác phẩm văn học trung đại.

- Những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều.

2. Kĩ năng.

- Đọc- hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại.

- Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả VH trung đại.

III/ Chuẩn bị:

- Giáo viên: Soạn bài, Ảnh chụp Truyện Kiều, khu tưởng niệm Nguyễn Du.

- Học sinh: Đọc kĩ văn bản và sọan bài theo câu hỏi gợi ý

IV / Hướng dẫn thực hiện. .

 1 / Ổn định tổ chức : ( 1 phút ) Giáo viên KT SS học sinh .

 2 / Kiểm tra bài cũ : Thông qua .

 3 / Bài mới : ( 1 phút )

 3.1 / Giới thiệu bài : Giáo viên nêu khái quát vị trí của tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều ( Dùng tranh mượn trong thư viện ) .

- Về tác giả : Là đại thi hào dân tộc .

- Về tác phẩm : Truyện Kiều là kiệt tác của văn học Việt Nam, không những có giá trị quan trọng trong lịch sử văn học nước nhà mà còn có vị trí quan trọng trong đời sống tâm hồn dân tộc .

 

doc12 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 784 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: ( 35 phút ) HD đọc- hiểu văn bản..
O : Học sinh đọc 4 câu thơ đầu và phát biểu .
H: Tác giả dùng hình ảnh nào để tả vẻ đẹp chung của chị em Thuý Kiều .
GV nhận xét : Dùng hai hình ảnh ước lệ :
- Mai cốt cách → chỉ dáng người thanh mảnh cao quý.
- Tuyết tinh thần→Tinh thần trong trắng như tuyết.
H: Em hiểu thế nào về thành ngữ:“Mỗi người vẹn mười ”.
Giáo viên nói : Mỗi người có một vẻ đẹp khác nhau nhưng cả hai đều đẹp một cách hoàn mĩ .
Chỉ bằng một câu thơ mà tác giả đã khái quát được vẻ đẹp chung và vẻ đẹp riêng của từng người.
H: Tác giả dùng những từ ngữ và hình tượng nghệ thuật nào mang tính ước lệ khi ngợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân .
GV nhận xét : 
- Từ trang trọng→đó là vẻ đẹp cao sang, quý phái khác thường ít người sánh kịp.
- Dùng hình ảnh thiên nhiên: trăng, hoa, ngọc, mây, tuyết để miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân.
- Nhan sắc : vẻ đẹp đoan trang, tính cách : hiền thục , phúc hậu.
GV nói : Cũng như lúc tả Thuý Vân, hai câu đầu khái quát đặc điểm nhân vât Kiều .
H: Tác giả khái quát đặc điểm nhân vât Kiều như thế nào .
Gv nhận xét : Thuý Vân→vẻ đẹp cao sang quý phái nhưng Kiều “sắc sảo,mặn mà”→tài sắc hơn hẳn cả Thuý Vân.
H: Để gợi tả vẻ đẹp nhân vật Kiều ,tác giả dùng những hình tượng nghệ thuật ước lệ nào. (Tập trung tả về đôi mắt)
Giáo viên nhận xét :
- Làn thu thuỷ: làn nước mùa thu dợn sóng, gợi vẻ đẹp đôi mắt trong sáng long lanh, linh hoạt.
- Nét xuân sơn: nét núi mùa xuân gợi đôi lông mày thanh tú trên khuôn mặt trẻ trung. 
H: Khi tả, Kiều có những điểm nào giống và khác so với Thuý Vân.
O : Giống:dùng hình tượng nghệ thuật ước lệ .
Khác: chỉ tả đôi mắt Kiều.
GV nói:Tả đôi mắt, vì đôi mắt thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ .
? Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức, tác giả còn nhấn mạnh về điều gì .
O : Ngoài vẻ đẹp, tác giả còn nhấn mạnh về taì cầm, kì, thi
hoạ.Đặc biệt là sự thông minh trời phú hơn hẳn mọi người 
GV nói:Đặc biệt là tài “đàn”của nàng là sở trường ,năng khiếu.
Cung đàn“Bạc mệnh” Kiều tự sáng tác chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm .
Giáo viên nhấn mạnh và ghi bảng: Miêu tả vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều- đó chính là thái độ trân trọng đề cao vẻ đẹp toàn vẹn của con người . Đây chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm.
H: Người ta thường nói: Vân “ Mây thua.....màu da”; Kiều “ Hoa ghen...kém xanh” là sự dự báo số phận của hai người. Theo em có đúng không? Tại sao? (Câu hỏi 5 trong SGK)
Học sinh thảo luận và phát biểu. Gv nhận xét và ghi bảng.
GV nói:Vẻ đẹp của Thuý Vân được tạo nên bởi sự hoà hợp êm đềm với xung quanh “ mây thua”;”tuyết nhường”, nên nàng sẽ có cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.
Còn vẻ đẹp của Thuý Kiều khiến cho thiên nhiên phải ghen ghét → như báo trước cuộc đời éo le, đau khổ.
H: Khi miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân và Thuý Kiều, Tác giả đã dùng bút pháp gi? Em hiểu như thế nào về bút pháp đó?
Học sinh trả lời. Gv nhận xét: Hình ảnh ước lệ tượng trưng chính là lấy thiên nhiên làm chuẩn mực miêu tả vẻ đẹp của con người ( bút pháp nghệ thuật cổ điển )
H: Trong hai bức chân dung của Thuý Vân và Thuý Kiều, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn . Vì sao .
Gv nhận xét : - Kiều nổi bật hơn vì:
+ Tả Vân (4câu) trước làm nền cho chân dung Thuý Kiều.
+ Số câu :Vân(4), Kiều(12)
+ Thuý Vân: Vẻ đẹp ngoại hình .
+ Thuý Kiều : vẻ đẹp cả tài sắc và tâm hồn .
H: Qua đoạn trích, ta thấy rõ điều gì ở tác giả?
Học sinh trả lời. Gv nhận xét và ghi bàng.
Hoạt động 3. HD tự học.
I / Tìm hiểu chung.
 1 / Vị trí đoạn trích .
- Nằm ở phần thứ nhất của tác phẩm, giới thiệu gia cảnh Thuý Kiều.
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật .
 2. / Bố cục văn bản: 4 phần.
 a. 4 câu đầu : Giới thiệu chung về vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều.
 b. 4 câu TT : Tả chân dung Thuý Vân.
 c. 12 câu TT :Gợi tả tài sắc Thuý Kiều.
 d. Còn lại : Nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em Kiều .
II / Đọc hiểu văn bản.
 1. Nội dung.
 a. Thái độ trân trọng ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của Thuý Vân, Thuý Kiều.
 - Vẻ đẹp chung của chị em Thuý Kiều.
+ Mai cốt cách → chỉ dáng người thanh mảnh ,cao quý.
+ Tuyết tinh thần→Tinh thần trong trắng như tuyết.
→ bút pháp ước lệ gợi tả vẻ đẹp duyên dáng,thanh cao của người thiếu nữ.
+ Câu thơ :“Mỗi người vẹn mười ”→ khái quát được vẻ đẹp chung và vẻ đẹp riêng của từng người.
 - Vẻ đẹp của Thuý Vân.
+ Trang trọng→ đó là vẻ đẹp cao sang, quý phái.
+ Các hình tượng nghệ thuật ước lệ: trăng hoa, ngọc, mây, tuyết → vẻ đẹp đoan trang hiền thục, phúc hậu.
- Vẻ đẹp của Thuý Kiều .
+ Là vẻ đẹp “sắc sảo, mặn mà”→ tài sắc vẹn toàn hơn hẳn Thuý Vân.
+ Các hình tượng nghệ thuật ước lệ :
 ● Làn thu thuỷ: gợi vẻ đẹp đôi mắt trong sáng long lanh, linh hoạt.
 ● Nét xuân sơn :gợi hình ảnh đôi lông mày thanh tú.
- Tài : cầm, kì ,thi hoạ.Đặc biệt là sự thông minh trời phú hơn hẳn mọi người .
- Cung đàn“Bạc mệnh” → tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm→ vẻ đẹp của Thuý Kiều là sự kết hợp cả tài sắc và tâm hồn .
 b. Dự cảm về cuộc đời của chị em Thuý Kiều.
-Vẻ đẹp của Thuý Vân là sự hoà hợp êm đềm → sẽ có cuộc đời bình lặng ,suôn sẻ.
- Vẻ đẹp của Thuý Kiều làm cho tạo hoá phải ghen ghét→ báo trước cuộc đời éo le, đau khổ.
 2. Nghệ thuật.
- Sử dụng những hình ảnh ước lệ, tượng trưng.
- Sử dụng nghệ thuật đòn bẩy → tả Thuý Vân trước làm nền cho chân dung Thuý Kiều.
- Lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ miêu tả tài tình.
 3. Ý nghĩa văn bản.
Chị em Thuý Kiều thể hiện tài năng nghệ thuật và cảm hứng nhân văn ngợi ca vẻ đẹp và tài năng của con người của tác Giả Nguyễn Du.
III / Hướng dẫn tự học.
 - Tham khảo đoạn văn “ Đọc thêm”
 - Đọc diễn cảm, học thuộc lòng đoạn trích.
 - Nắm chắc bút pháp nghệ thuật cổ điển và cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du trong đoạn trích.
 - Phân tích một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu.
 4 / Củng cố :( 2 phút )
 ? Nghệ thuật chủ đạo trong đoạn trích là gì .
 ? Cho biết cảm hứng nhân đạo của tác giả.
 5 / Dặn dò : ( 1 phút )
 - Học bài (cả đoạn trích)
 - Soạn bài tiếp theo : Cảnh ngày xuân .
IV.Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 20/09/2013
Ngày dạy: 
Tiết 29: Văn bản: CẢNH NGÀY XUÂN
(TRÍCH TRUYỆN KIỀU - NGUYỄN DU)
I / Mức độ cần đạt: Giúp cho học sinh 
 Hiểu thêm về nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du qua một đoạn trích.
II / Trong tâm kiến thức:
Kiến thức:
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của thi hào dân tộc Nguyễn Du.
- Sự đồng cảm của Nguyễn Du với những tâm hồn trẻ tuổi.
 2. Kĩ năng:
- Bổ sung kiến thức đọc- hiểu văn bản truyện thơ trung đại, phát hiện, phân tích được các chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn trích.
- Cảm nhận được tâm hồn trẻ trung của nhân vật qua cái nhìn cảnh vật trong ngày xuân.
- Vận dụng bài học để viết văn miêu tả, biểu cảm. 
III / Hướng dẫn thực hiện. :
 1 / Ổn định tổ chức : Kiểm tra SS học sinh .
 2 / Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút )
 ? Đọc thuộc lòng đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”. Bút pháp chủ yếu của tác giả sử dụng để tả chân dung hai chị em Thuý Kiều là gì .
 ? Hãy cho biết cảm hứng nhân đạo của tác giả trong đoạn trích .
 3 / Bài mới .
 3.1 / Giới thiệu bài : Tiếp theo đoạn tả chân dung hai chị em Thuý Kiều là đoạn tả cảnh mùa xuân và ba chị em Kiều đi chơi hội đạp thanh trong tiết thanh minh viếng mộ Đạm Tiên và gặp chàng Kim. Qua đoạn trích này ,ta thấy được Nguyễn Du không chỉ là bậc thầy trong nghệ thuật tả chân dung mà con trong tả cảnh thiên nhiên .Sau bức chân dung hai nàng tố nga diễm lệ là bức tranh tả cảnh ngày xuân tháng 3 tuyệt vời .
 3.2 / Các hoạt động dạy học .
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : ( 3 phút ) HD tìm hiểu chung.
O : Hoc sinh đọc, giọng chậm rãi khoan thai
GV nhận xét giọng đọc của học sinh .
H: Cho biết vị trí đoạn trích .
Gv nhận xét : Sau đoạn tả tài sắc chị em Thuý Kiều Đoạn tả cảnh ngày xuân trong tiết thanh minh và cảnh du xuân của chị em Kiều .
H Em hãy cho biết bố cục đoạn trích và trình tự miêu tả . Học sinh phát biểu .GV nhận xét : Đoạn trích chia làm 3 phần .
- 4 câu thơ đầu:Gợi tả khung cảnh ngày xuân .
- 8 câu TT :Gợi tả khung cảnh lễ hội đạp thanh.
- 6 câu cuối :Cảnh chị em Kiều du xuân trở về.
→ miêu tả theo trình tự thời gian cuộc du xuân.
Hoạt động 2 : ( 35 phút ) HD đọc hiểu văn bản..
Giáo viên nói : 4 câu thơ đầu gợi tả khung cảnh thiên nhiên với vẻ đẹp riêng của mùa xuân.
H Hai câu thơ đầu gợi lên khung cảnh gì của mùa xuân ? (xem chú thích) 
GV nhận xét :
Hai câu thơ đầu vừa nói về thời gian vừa gợi không gian .
- Dùng hình ảnh những con én rộn ràng lay liệng như thoi đưa giữa bầu trời trong sáng → gợi tả không gian cao rộng trong sáng .
- Thời gian : Tiết trời đã bước sang tháng 3 .
H Câu thơ này đã tạo cảm giác gì .
GV nhận xét : Câu thơ gợi cảm giác nuối tiếc .
Gv nói: Đặc biệt là hai câu thơ TT .Đây chính là bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân
H: Hình ảnh nào tạo cho bức tranh mùa xuân trở thành bức hoạ tuyệt tác ?
GV nhận xét : 
- Đó là thảm cỏ non trải rộng tới chân trời là gam màu nền cho bức tranh mùa xuân.
- Trên nền màu xanh non ấy điểm một vài bông hoa lê trắng .
H Em có nhận xét gì về bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du khi gợi tả mùa xuân.
GV nhận xét : Màu sắc có sự hài hoà tới mức tuyệt diệu , gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân.
Giáo viên chốt ý: Vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân được khắc hoạ qua cái nhìn của nhân vật trước ngưỡng cửa tình yêu hiện ra mới mẻ, tinh khôi, sống động.
H: Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh gồm mấy hoạt động chính .
Gọi học sinh xem lại chú thích : lễ tảo mộ và hội đạp thanh.
H: Thống kê những từ ghép là danh từ,động từ,tính từ và cho biết những từ ngữ ấy gợi lên không khí và hoạt động của lễ hội như thế nào. 
Học sinh tìm thống kê theo yêu cầu. 
Giáo viên nói : Qua cuộc du xuân của chị em Thuý Kiều, tác giả khắc hoạ một truyền thống văn hoá lễ hội xa xưa. Tiết thanh minh, mọi người sắm sửa quần áo để vui hội đạp thanh và lễ vật để đi tảo mộ .Người ta rắc những thoi vàng vó, đốt tiền giấy hàng mã, để tưởng nhớ những người thân đã khuất.
H: Cảnh vật, không khí mùa xuân trong 6 câu thơ cuối có gì khác với 4 câu thơ đầu. Học sinh phát biểu. 
GV nhận xét : Cảnh vẫn mang cái thanh cái dịu của mùa xuân:
nắng 

File đính kèm:

  • docTuan 6.doc
Giáo án liên quan