Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 1 - Trường THCS Hoàng Văn Thụ

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS:

1/ Kiến thức.

- Nắm được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

- Hiểu được ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Bước đầu hiểu được đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

2/ Kĩ năng.

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc

 văn hóa dân tộc.

 - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực

 văn hóa, lối sống.

3/ Thái độ.

 Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác.

B/ CHUẨN BỊ :

- GV: Soạn giáo án,tranh ảnh, mẩu chuyện về cuộc đời của Bác.

- HS: Trả lời các câu hỏi ở SGK.

 

doc37 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 973 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 1 - Trường THCS Hoàng Văn Thụ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n rÊt sinh ®éng vµ hÊp dÉn. H×nh thøc th¬ lôc b¸t dÔ thuéc dÔ nhí.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học 
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
Bài vừa học:
Tập viết đoạn thuyết minh ngắn có sử dụng các biện pháp nghệ thuật.
 b. Bài sắp học:
“LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP
NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH”/ SGK/ 15,16.
+ Nhóm 1, 2, : thuyết minh cái quạt.
+ Nhóm 3, 4, : thuyết minh chiếc nón.
Tuần: 01
Tiết : 05
TLV: LUYỆN TẬP: SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
Soạn: 27/08/2014
Dạy: 29/08/2014
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Giúp HS:
1/ Kiến thức.
- Nắm được cách làm bài thuyết minh về một thứ đồ dung ( Cái quạt, cái bút, cái kéo).
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
 2/ Kĩ năng.
- Xác định yêu cầu của đề bài thuyết minh về một thứ đồ dung cụ thể.
- Lập dàn ý chi tiết và viết phận mở bài cho bài văn thuyết minh về một đồ dung.
B/ CHUẨN BỊ:
- GV:giáo án - sgk
- HS: chuẩn bị theo câu hỏi sgk.
C.	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:( 3 phút.) Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
 3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hôm nay các em tiếp tục luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật, kết hợp thuyết minh với miêu tả, biểu cảm để làm cho văn bản sinh động, hấp dẫn, bớt khô khan. 
Hoạt động dạy - học
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Củng cố kiến thức
Mục tiêu: HS nắm được : - Bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng có mục đích giới thiệu công dụng, cấu tạo, chủng loại, lịch sử của đồ dùng đó.
 - Một số biện pháp nghệ thuyệt trong văn bản thuyết minh như tự thuật, kể chuyện, hỏi đáp theo lối nhân hóa,...có tác dụng làm cho bài viết hấp dẫn, sinh động.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 10 phút.
I- Củng cố kiến thức
Thuyết minh một đồ vật.
- Yêu cầu :
+ Về nội dung : văn bản thuyết minh phải nêu được công dụng, cấu tạo, chủng loại, lịch sử của các đồ dùng như trong đề nêu.
+ Về hình thức : phải biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật để giúp cho văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn.
Yêu cầu của một văn bản thuyết minh là gì? (về nội dung, hình thức)
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: - Xác định yêu cầu của một đề bài thuyết minh cụ thể.
Lập dàn ý chi tiết và viết phần mở bài.
Trình bày dàn ý trước lớp.
Tìm biện pháp nghệ thuật để viết phần mở bài trong dàn ý nêu trên.
Phương pháp: Thảo luận nhóm, thuyết trình.
Thời gian: 25 phút.
II- Luyện tập
Trình bày và thảo luận một
Cho HS mỗi nhóm trình bày dàn ý, chi tiết, dự kiến cách sử dụng biện pháp nghệ thuật trong bài thuyết minh. Đọc đoạn mở bài.
Tìm hiểu đề
? Đề y/c t/m vấn đề gì?
? Khi thuyết minh về chiếc nón , em cần giới thiệu những điều gì? (Nêu được công dụng, cấu tạo, chủng loại)
? Về hình thức thể hiện, em sẽ vận dụng những biện pháp nghệ thuật nào để bài viết trở nên vui tươi, hấp dẫn?( Hình thức kể chuyện, sử dụng phép nhân hoá)
Gv chia nhóm, Hs từng nhóm trình bày các kiến thức về chiếc nón.
? Nơi làm nón nổi tiếng ở nước ta? ( Làng Tây Hồ, thành phố Huế).
Vào những thập niên 60, nghệ nhân Bùi Quang Bặc là người đầu tiên nghĩ ra cách ép những bài thơ vào nón lá
? Cách làm những chiếc nón? (Làm khung nón đạt yêu cầu tròn.
Làm 16 nan vành để xếp lá nón
Xếp lá đạt yêu cầu không dầy quá, không thưa quá.
Phủ lớp quang dầu) 
? Công dụng của những chiếc nón trong đời sống hàng ngày?( Chiếc nón gắn liền với đời sống con ngưòi : che nắng , che mưa... Chiếc nón đi vào thơ ca , nhạc hoạ...)
Thuyết minh về chiếc nón.
1. Mở bài : Giới thiệu chung về chiếc nón.
2. Thân bài: 
a. Lịch sử chiếc nón.
b. Cấu tạo của chiếc nón.
c. Quy trình làm ra chiếc nón.
d. Giá trị kinh tế, văn hóa, nghệ thuật của chiếc nón.
3. Kết bài: Cảm nghĩ chung về chiếc nón trong đời sống hiện tại.
* Đoạn văn mở bài: Chiếc nón trắng Việt Nam không phải chỉ dùng để che mưa, che nắng, mà dường như nó còn là một phần không thể thiếu đã góp phần làm nên vẻ đẹp duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam. Chiếc nón trắng từng đi vào ca dao: “Qua đình ngả nón trông đình/Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu!”. Vì sao chiếc nón trắng lại được người Việt Nam nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng yêu quý và trân trọng như vậy? Xin mời các bạn hãy cùng tôi thử tìm hiểu về lịch sử, cấu tạo, công dụng của chiếc nón trắng nhé
Gọi một HS thuộc nhóm chuẩn bị đề này trình bày. ( Cái quạt)
1) Mở bài : Giới thiệu chung về chiếc quạt.
2) Thân bài :
─ Định nghĩa cái quạt là 1 công cụ như thế nào ?
─ Liệt kê họ nhà quạt.
─ Nêu cấu tạo và công dụng của mỗi loại như thế nào ?
─ Cách bảo quản ra sao ?
3) Kết bài : Cảm nhận chung về chiếc quạt trong đời sống.
Thuyết minh cái quạt.
1) Mở bài : Giới thiệu chung về chiếc quạt.
2) Thân bài :
─ Định nghĩa cái quạt là 1 công cụ như thế nào ?
- Nêu công dụng của cái quạt:
+ Để quạt khi trời nóng.
+ Để trang trí.
+ Để biểu diễn nghệ thuật.
- Cấu tạo của cái quạt:
+ Ốc xoắn: bằng sắt.
+ Khung quạt: bằng nan, sắt.
+ Đồ bao bọc: bằng ni lông, giấy.
- Chủng loại: quạt nan, giấy, điện.
- Lịch sử của cái quạt: có từ lâu đời.
- Nêu cấu tạo và công dụng của mỗi loại 
- Cách bảo quản 
3) Kết bài : Cảm nhận chung về chiếc quạt trong đời sống.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học 
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
Bài vừa học: 
- Tiếp tục hoàn chỉnh dàn ý của mình, tập viết đoạn văn cho phần mở bài.
- Xác định và chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh Họ nhà kim
 - Hãy nhắc lại dàn ý một bài văn thuyết minh gồm mấy phần? Cách vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh ? 
b. Bài sắp học: “ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH”/ SGK/17->21.
+ Đọc kỹ văn bản và các chú thích. 
+ Trả lời các câu hỏi SGK.
+ Chuẩn bị bài tập phần Luyện tập.
Tuần: 02
Tiết : 06, 07
VB: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH
 ( Gác - xi - a Mác -két )
Soạn: 01/09/2014
Dạy: 03/09/2014
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Giúp HS:
1/ Kiến thức:
- Nắm được một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản
- Nắm được hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản.
 2/ Kĩ năng:
Đọc – hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình của nhân loại.
 3/ Thái độ:
Giáo dục học sinh yêu chuộng hoà bình, ý thức đấu tranh ngăn chặn chiến tranh, giữ gìn ngôi nhà trái đất.
B/ CHUẨN BỊ:
- GV:giáo án – sgk; tìm thêm tư liệu để phục vụ bài dạy.
- HS: chuẩn bị theo câu hỏi sgk.
C.	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	 1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ: (5 p). 
	1. Vốn tri thức văn hoá của Bác Hồ có được từ đâu?
	A. Ghé lại nhiều hải cảng, thăm nhiều nước trên thế giới, trên những con tàu vượt trùng dương.
	B. Nhờ Bác biết nhiều tiếng nước ngoài.
	C. Nhờ đến đâu Bác cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật đến mức khá uyên thâm.
	D. Chịu ảnh hưởng tất cả các nền văn hoá, tiếp thu cái hay, phê phán cái dở của chúng.
	2. Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện như thế nào?
	3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
 Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, những ngày đầu tháng 8/1945, chỉ bằng hai quả bom nguyên tử đầu tiên ném xuống hai thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki, đế quốc Mỹ đã làm hai triệu người Nhật bị thiệt mạng và còn di hoạ đến bây giờ. Thế kỷ XX, thế giới phát minh ra nguyên tử, hạt nhân đồng thời cũng phát minh ra những vũ khí huỷ diệt, giết người hàng loạt, khủng khiếp. Từ đó đến nay, những năm đầu của thế kỷ XXI và cả trong tương lai, nguy cơ về một cuộc chiến tranh hạt nhân tiêu diệt cả thế giới luôn luôn tiềm ẩn và đe doạ nhân loại. Đấu tranh vì một thế giới hoà bình luôn là một trong những nhiệm vụ vẻ vang nhưng cũng khó khăn nhất của nhân dân các nước. Hôm nay, chúng ta nghe tiếng nói của một nhà văn nổi tiếng Nam Mỹ (Cô-lôm-bi-a) : Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
? Em hiểu biết gì về nguyên tử, hạt nhân, những ứng dụng của nó trong hoà bình và trong chiến tranh? 
Nguyên tử là phần tử hóa học nhỏ nhất không thể phân chia cấu tạo nên vật chất . Mỗi loại nguyên tử có tính chất vật lý và hóa học đặc trưng và tạo nên một nguyên tố hóa học. Mỗi nguyên tố có một nguyên tử số xác định. 
Hạt nhân nguyên tử, còn được gọi tắt là hạt nhân, là cấu trúc vật chất đậm đặc (có mật độ cực lớn - đạt đến 100 triệu tấn trên một centimet khối), chiếm khối lượng chủ yếu (gần như là toàn bộ) của nguyên tử. Về cơ bản, theo các hiểu biết hiện nay thì hạt nhân nguyên tử có kích thước nằm trong vùng giới hạn bởi bán kính cỡ 10-15 m, được cấu tạo từ hai thành phần sau:
- Proton: là loại hạt mang điện tích +1, có khối lượng bằng 1.67262158 × 10−27 kg (938.278 MeV/c²) và spin +1/2. Trong tiếng Hy Lạp, proton có nghĩa là "thứ nhất". Proton tự do có thời gian sống rất lớn, gần như là bền vĩnh viễn. Tuy nhiên quan điểm này vẫn còn một số hoài nghi trong vật lý hiện đại. 
- Nơtron: là loại hạt không mang điện tích, có khối lượng bằng 1.67492716 × 10-27 kg (939.571 MeV/c²) và spin +1/2, tức là lớn hơn khối lượng của proton chút ít. Nơtron tự do có thời gian sống cỡ 10 đến 15 phút và sau đó nhanh chóng phân rã thành một proton, một điện tử (electron) và một phản nơtrino.
? Chiến tranh thông thường và chiến tranh nguyên tử hạt nhân khác nhau như thế nào? 
Vũ khí hạt nhân (tiếng Anh: nuclear weapon) là loại vũ khí hủy diệt hàng loạt mà năng lượng của nó do các phản ứng phân hạch hạt nhân hoặc/và phản ứng hợp hạch gây ra. Một vũ khí hạt nhân nhỏ nhất cũng có sức công phá lớn hơn bất kỳ vũ khí quy ước nào. Vũ khí có sức công phá tương đương với 10 triệu tấn thuốc nổ có thể phá hủy hoàn toàn một thành phố. Nếu sức công phá là 100 triệu tấn (mặc dù hiện nay chưa thể thực hiện được) thì có thể phá hủy một vùng với bá

File đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 9 3 COT TUAN 1 2.doc
Giáo án liên quan