Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp khai thác giá trị nghệ thuật trong văn bản văn học trung đại chương trình Ngữ văn 9

1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Căn cứ vào hướng dẫn của SGD&ĐT Hải Dương, hướng dẫn của PGD thị xã Chí Linh về việc viết sáng kiến năm học 2014- 2015.

Xuất phát từ thực tế giảng dạy bộ môn Ngữ văn, nhất là dạy phần văn bản trung đại trong các nhà trường THCS hiện nay còn nhiều hạn chế: người dạy chỉ chú trọng khai thác giá trị nội dung mà chưa đi sâu khai thác giá trị nghệ thuật; người học chưa húng thú, còn tâm lí ngại học các tác phẩm văn học trung đại, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến về vấn đề: “Một số biện pháp khai thác giá trị nghệ thuật trong văn bản văn học trung đại chương trình Ngữ văn 9” nhằm nâng cao chất lượng môn học.

2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:

2.1. Điều kiện:

Nhà trường có đủ các trang thiết bị, phương tiện dạy học, tài liệu tham khảo, máy tính, máy chiếu, tranh ảnh tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình dạy học.

Giáo viên có tâm huyết, có ý thức học hỏi, sưu tầm tài liệu nghiên cứu, tìm tòi phương pháp, xây dựng kế hoạch giảng dạy, áp dụng cho bài giảng văn học trung đại.

 

doc31 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 243 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp khai thác giá trị nghệ thuật trong văn bản văn học trung đại chương trình Ngữ văn 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trung đại Việt Nam
4.2. Nắm chắc thể loại, giá trị nội dung và nghệ thuật của từng văn bản trung đại chương trình Ngữ văn 9
Dạy các tác phẩm văn học trung đại đòi hỏi một cách tiếp cận riêng khác với dạy các văn bản tự sự, miêu tả hay nghị luận. Cho nên, trước khi dạy, giáo viên cần nắm được hệ thống các văn bản trung đại trong chương trình Ngữ văn 9 để từ đó có định hướng, cách khai thác riêng cho từng bài. 
Chương trình Ngữ văn 9 gồm các tác phẩm: 
STT
Tác phẩm
Tác giả
Thể loại
Nội dung chủ yếu
Nghệ thuật chủ yếu
1
Chuyện người con gái Nam Xương
(16 trong 20 truyện truyền kỳ mạn lục. Mượn cốt truyện “Vợ chàng Trương”)
Nguyễn Dữ
(TK16)
Truyện truyền kỳ mạn lục (ghi chép tản mạn những truyện kỳ lạ vẫn được lưu truyền). Viết bằng chữ Hán.
- Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
- Niềm cảm thương số phận bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến.
- Truyện truyền kỳ viết bằng chữ Hán.
- Kết hợp những yếu tố hiện thực và yếu tố kỳ ảo, hoang đường với cách kể chuyện, xây dựng nhân vật rất thành công.
2
Hồi thứ 14 của Hoàng Lê nhất thống trí
Ngô Gia Văn Phái (Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du TK 18)
Tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi.
- Hình ảnh anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ với chiến công thần tốc vĩ đại đại phá quân Thanh mùa xuân 1789.
- Sự thảm hại của quân tướng Tôn Sĩ Nghị và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước hại dân.
- Tiểu thuyết lịch sử chương hồi viết bằng chữ Hán.
- Cách kể chuyện nhanh gọn, chọn lọc sự việc, khắc hoạ nhân vật chủ yếu qua hành động và lời nói.
3
Truyện Kiều
(Mượn cốt truyện “Kim Vân Kiều Truyện” của Trung Quốc)
Nguyễn Du
(TK 18-19)
Chuyển thể văn xuôi thành thơ lục bát – thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc gồm 3254 câu.
Cuộc đời và tính cách Nguyễn Du, vai trò và vị trí của ông trong lịch sử văn học Việt Nam.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Truyện thơ Nôm, lục bát.
- Tóm tắt nội dung cốt chuyện, sơ lược giá trị nội dung và nghệ thuật (SGK)
Đoạn trích
Chị em Thuý Kiều
Nguyễn Du 
(TK 18-19)
Trân trọng ngợi ca vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều. Vẻ đẹp toàn bích của những thiếu nữ phong kiến. Qua đó dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh.
- Thể hiện cảm hứng nhân văn văn Nguyễn Du
Nghệ thuật ước lệ cổ điển lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để tả vẻ đẹp con người. Khắc hoạ rõ nét chân dung chị em Thuý Kiều.
Đoạn trích
Cảnh ngày xuân
Nguyễn Du 
(TK 18-19)
Bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng.
Tả cảnh thiên nhiên bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu chất tạo hình.
Đoạn trích
Kiều ở lầu Ngưng Bích
Nguyễn Du 
(TK 18-19)
Cảnh ngộ cô đơn buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo rất đáng thương, đáng trân trọng của Thuý Kiều
- Miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất.
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình tuyệt bút.
4
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Nguyễn Đình Chiểu (TK19)
Truyện thơ Nôm – 2082 câu thơ lục bát.
- Vài nét về cuộc đời, sự nghiệp, vai trò của Nguyễn Đình Chiểu trong lịch sử văn học VN.
- Tóm tắt cốt chuyện LVT.
- Khát vọng hành đạo giúp đời sống của tác giả, khắc hoạ những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật : LVT tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa, khinh tài ; KNN hiền hậu, nết na, ân tình.
- Là truyền thơ Nôm, một trong những tác phẩm xuất sắc của NĐC được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân.
- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả rất giản dị, mộc mạc, giàu màu sắc Nam Bộ.
	Như vậy, phần lớn các tác phẩm Trung đại chương trình Ngữ văn 9 đã đạt mức điêu luyện, tinh xảo về ngôn ngữ, các hình thức mĩ từ như ẩn dụ, ước lệ tượng trưng, nghệ thuật đối, nhân hóa, thâm xưng, điệp ngữ, đảo ngữ, ... đã được sử dụng khi xây dựng hình tượng nhân vật. Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy, cần bám sát đặc trưng thể loại, các tín hiệu nghệ thuật để trên cơ sở đó, dẫn dắt học sinh đi tìm cái hay, cái đẹp trong tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm.
4.3. Chuẩn bị tâm thế cho học sinh và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài
4.3.1. Cần chuẩn bị tâm thế cho học sinh: Đây là việc rất cần thiết, nếu không làm cho học sinh quyết tâm, hứng khởi như trước khi vào một trận đánh gian nan thì sẽ hạn chế thắng lợi. Vậy làm thế nào để học sinh hăm hở và biết cách học? Đó là nghệ thuật của mỗi giáo viên trước đối tượng cụ thể của mình. 
Đối với bản thân tôi, sau khi kết thúc cụm bài về văn bản nhật dụng ở học kì I lớp 9, tôi động viên các em sẵn sàng, náo nức bước vào một thế giới văn chương trung đại đầy bí ẩn và hấp dẫn, nhưng cũng đầy khó khăn thử thách đòi hỏi các em phải có tinh thần không sợ mỏi gối chùn chân bằng cách dẫn dắt, nói chuyện, kể chuyện thơ, tổ chức cho các em xem vở chèo “Chiếc bóng oan khiên” được chuyển thể từ “Chuyện người con gái Nam Xương”, cho các em xem những hình ảnh minh họa các nhân vật trong “Truyện Kiều”, .... đồng thời sơ lược cho các em biết được nghệ thuật xây dựng các nhân vật và tại sao các tác giả trung đại lại sử dụng các nghệ thuật đó khi xây dựng nhân vật qua từng tác phẩm để các em có cái nhìn tổng quan về nghệ thuật trong văn học trung đại từ đó giúp các em thấy được ý nghĩa của việc học các tác phẩm văn học trung đại và cách học các văn bản trung đại nhằm giúp các em tự tin, hào hứng bước vào bài học.
	4.3.2. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài soạn chu đáo trên cơ sở hướng dẫn của hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa và sự hướng dẫn của giáo viên. Yêu cầu học sinh chỉ ra được nghệ thuật đặc sắc trong văn bản đó. Với học sinh học tốt, cần đọc thêm tư liệu để bước đầu hiểu được tác phẩm, sưu tầm các câu thơ, bài thơ có sử dụng nghệ thuật giống với tác phẩm sắp được học hay các nhận định về tác phẩm. 
Ví dụ: Khi dạy những trích đoạn trong Truyện Kiều hay các đoạn trích trong Truyện Lục Vân Tiên, tôi hướng dẫn các em cụ thể như sau: 
 	Thứ nhất: Yêu cầu học sinh tìm hiểu xuất xứ đoạn trích trong tác phẩm. Chủ yếu tìm hiểu hoàn cảnh và tâm trạng của nhân vật trước đó. Việc này chẳng những cần thiết cho sự tìm hiểu đoạn trích mà còn giúp cho học sinh nắm vững cốt truyện. Vì các đoạn giảng được sắp xếp theo trình tự trước sau trong tác phẩm. Chẳng hạn khi dạy đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” các em cần năm được vị trí đoạn trích và tóm tắt được cảnh ngộ của Kiều trước khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
Thứ hai: Rèn luyện phương pháp đọc hiểu văn bản cho học sinh. Yêu cầu học sinh luyện cách đọc diễn cảm đoạn trích hoặc diễn xuôi đoạn trích ở nhà. 
Thứ ba: Tìm hiểu các điển tích, điển cố, các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích đó.
4.4. Định hướng của giáo viên và cách khai thác giá trị nghệ thuật trong văn bản trung đại chương trình Ngữ văn 9
4.4.1. Chuẩn bị bài giảng 
Cần chuẩn bị bài giảng chu đáo, vì đó là một khâu vô cùng quan trọng quyết định rất lớn đến thành công của bài dạy. Chuẩn bị bài giảng chu đáo giúp giáo viên sẽ làm chủ được kiến thức, làm chủ được bài dạy không bị cuống, hay bị “bí” khi giảng, không bị cuốn theo học sinh. 
Cần đầu tư thời gian trí tuệ vào việc soạn bài. Tìm hiểu bài kĩ lưỡng nhuần nhuyễn đến mức thuộc thơ, sống với bài thơ, tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, đặc biệt nắm chắc được những đặc sắc về nghệ thuật và tác dụng của các nghệ thuật trong văn bản đó để hiểu được thấu đáo nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 
4.4.2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: Cần kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh, bởi đây chính là tiền đề quan trọng để học sinh cảm thụ được tác phẩm ngay trên lớp. Kiểm tra kĩ bài soạn ở nhà của học sinh, có biện pháp nhắc nhở, phê bình thậm chí cảm hóa nếu học sinh có biểu hiện soạn chống đối như: soạn sơ sài, soạn nhưng chỉ là chép lại mà không hiểu, không nhớ. 
4.4.3. Lựa chọn phương pháp dạy học: Cần có những phương pháp thích hợp, đồng thời phải biết cách sử dụng, phối hợp các phương pháp phân tích tác phẩm một cách nhuần nhuyễn nhất, nhằm giúp học sinh vừa nắm bắt tri thức, vừa nắm bắt phương pháp học tập, nghiên cứu.
4.4.4. Tạo hứng thú cho học sinh từ cách vào bài: Cần tìm cách vào bài để tạo không khí phù hợp với bài học. Có thể là một đoạn thơ, một bức tranh... mang nội dung tư tưởng tương đồng với tác phẩm chuẩn bị học. 
Ví dụ: Giới thiệu bài mới khi học đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” của Nguyễn Đình Chiểu, tôi chọn cách vào bài như sau: 
Nguyễn Đình Chiểu có hai câu thơ nổi tiếng thể hiện quan điểm về văn chương: “Văn dĩ tài đạo” 
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
Quan điểm ấy được quán triệt trong suốt cuộc đì sáng tác của ông, cả trước và sau khi Pháp xâm lược. Lục Vân Tiên là tác phẩm nêu cao đạo lí sống của dân gian “Anh hùng tiếng đã gọi rằng, giữa đường thấy chuyện bất bình nào tha” ca ngợi đức tính “trai thì trượng nghĩa làm đầu. Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình” Bài học Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về văn chương đạo lí của Nguyễn Đình Chiểu. 
4.4.5. Hướng dẫn học sinh đọc văn bản: Với phần đọc hiểu văn bản, giáo viên chú ý hướng dẫn học sinh cách đọc diễn cảm tạo điều kiện cho cảm xúc của học sinh được khởi động theo âm - vang của ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ thơ, và ngôn ngữ nhân vật trữ tình, cái mà đọc bằng mắt nhiều khi không đạt được. Đọc chính là tạo lên rung động thơ, tạo lên sự đồng điệu về tâm hồn để rồi tiến tới sự đồng tình và đồng ý với tác giả.
4.4.6. Cách khai thác giá trị nghệ thuật trong văn bản trung đại chương trình Ngữ văn 9
Để khai thác hiệu quả giá trị nghệ thuật của văn bản người dạy cần xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lí: 
Khi đặt câu hỏi người giáo viên cần chú ý: Suy nghĩ thật kĩ vấn đề mình sắp dạy, tham khảo các câu hỏi gợi ý trong sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài soạn. Xây dựng hệ thống câu hỏi riêng của mình cho bài soạn. Chú ý đón bắt, khơi gợi những ý tưởng mới mẻ của học sinh, từ thực tế trả lời của các em, điều chỉnh lại cách hỏi cho phù hợp. Chú trọng những câu hỏi khai thác giá trị nghệ thuật.
Chẳng hạn, khi dạy văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” cần khai thác được nghệ thuật đặc sắc của truyện để học sinh thấy được đó là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật: 
? N

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_khai_thac_gia_tri_ngh.doc
Giáo án liên quan