Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 20

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 - Biết linh hoạt trình bày văn bản tự sự với các dung lượng khác nhau phù hợp với yêu cầu của mỗi hoàn cảnh giao tiếp, học tập.

 - Củng cố kiến thức về thể loại tự sự đã được học.

 - Có ý thức trong việc rèn luyện các thao tác tóm tắt tác phẩm tự sự.

2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

- Các yếu tố của thể loại tự sự ( nhân vật, sự việc, cốt truyện )

- Yêu cầu cần đạt của một văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự.

b. Kĩ năng

- Biết tóm tắt văn bản tự sự theo các mục đích khác nhau.

II. CHUẨN BỊ

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1566 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/ 9/ 2013
Ngày giảng: 19/ 9/ 2013
Bài 4
Tiết 20: luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
( Tự học có hướng dẫn)
I. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu chung
	- Biết linh hoạt trình bày văn bản tự sự với các dung lượng khác nhau phù hợp với yêu cầu của mỗi hoàn cảnh giao tiếp, học tập.
	- Củng cố kiến thức về thể loại tự sự đã được học.
	- Có ý thức trong việc rèn luyện các thao tác tóm tắt tác phẩm tự sự.
2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
- Các yếu tố của thể loại tự sự ( nhân vật, sự việc, cốt truyện…)
- Yêu cầu cần đạt của một văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự.
b. Kĩ năng
- Biết tóm tắt văn bản tự sự theo các mục đích khác nhau.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: bảng phụ
2. Học sinh: trả lời các câu hỏi sgk
III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
Thông báo, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề( động não, đặt câu hỏi); thảo luận( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
IV. Các bước lên lớp
1. Tổ chức (1’) lớp 9a: ; lớp 9b:
2. Kiểm tra ( Không kiểm tra bài cũ)
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
HĐ 1. Khởi động ( 1’)
Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính của văn bản đó. Văn bản tóm tắt phải trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt( cốt truyện và sự việc chính ).Ngày hôm nay chúng ta lại cùng nhau ôn lại vấn đề này. 
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ2. Hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu
- Các yếu tố của thể loại tự sự ( nhân vật, sự việc, cốt truyện…)
- Yêu cầu cần đạt của một văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự.
* Cách tiến hành
- GV cho 3 HS đọc các tình huống trong sgk.
H.Cả ba tình huống trên đều phải tóm tắt văn bản. Vậy theo em cần phải tóm tắt như thế nào?
 - TH1:Phải kể diễn biến của bộ phim cùng tên với một tác phẩm văn học đã được học để người không đi xem nắm được. Do đó người kể phải bám sát nhân vật chính và cốt truyện trong phim.
- TH2: Đây là một hình thức buộc nguời học văn phải trực tiếp đọc tác phẩm trước khi học. Do đó khi đã tóm tắt được tác phẩm thì người học sẽ có hứng thú hơn trong phần đọc hiểu và tóm tắt văn bản.
TH3: Đây là việc kể lại một cách tóm tắt tác phẩm văn học mà mình yêu thích, do đó người kể phải trung thực với cốt truyện, khách quan với nhân vật, cố gắng hạn chế những thêm thắt không cần thiết hoặc những lời bình chủ quan dài dòng của mình.
 H. Hãy nêu mục đích tóm tắt văn bản tự sự?
 Tóm tắt văn bản tự sự giúp người đọc và người nghe dễ nắm được nội dung chính của câu truyện.
- HS trả lời 
- GV kết luận: Trong thực tế không phải lúc nào chúng ta cũng có thời gian và điều kiện để trực tiếp xem phim hoặc trực tiếp đọc nguyên văn một tác phẩm văn học, vì vậy, có thể nói việc tóm tắt văn bản tự sự là một nhu cầu tất yếu đặt ra. 
+ Dùng để trao đổi vấn đề liên quan đén tác phẩm được tóm tắt.
+ Dùng để lưu trữ tài liệu học tập
+ Dùng để giới thiệu tác phẩm tự sự.
H. Hãy nêu lên một số tình huống khác trong cuộc sống mà em thấy cần phải vận dụng kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự?
- HS trả lời→ GV bổ sung và nêu một số tình huống 
+ Lớp trưởng báo cáo vắn tắt cho cô giáo chủ nhiệm nghe về hiện tượng vi phạm nội quy của lớp mình( Sự việc gì? ai vi phạm? hậu quả?...)
+ Người đi đường kể cho nhau nghe về một vụ tai nạn giao thông.
GV: Có thể nói, trong cuộc sống bộn bề muôn mặt, ở đâu hay lĩnh vực nào chúng ta cũng gặp những tình huống phải vận dụng việc tóm tắt văn bản tự sự, chẳng hạn cha nói với con, vợ nói với chồng,bạn bè nói với nhau, thầy cô nói với học sinh…có nhà ngôn ngữ nói rằng nếu “đối thoại” được coi là hình thức hoạt động ngôn ngữ đầu tiên của xã hội loài người thì tự sự cũng chính là hình thức “ tái tạo hiện thực” đầu tiên cả loài người!Và dĩ nhiên đã có những “tự sự thiên trường” hàng nghìn trang thì hiển nhiên cũng phải có “tự sự tóm tắt” vài trang, vài dòng! Nói như vậy để thấy rằng tóm tắt văn bản tự sự là một hoạt động có tính phổ cập cao. 
- GV treo bảng phụ.
- HS đọc bài tập trên bảng phụ
H. Các sự việc chính đã nêu đủ chưa?
Nếu thiếu thì thiếu sự việc gì?
- Nêu lên bảy sự việc khá đầy đủ của cốt truyện. Tuy nhiên vẫn thiếu một sự việc quan trọng:
 Sau khi vợ trẫm mình tự vẫn, một đêm trương sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới đêm đêm.
 Như vậy, chính sự việc này đã làm chàng hiểu ra vợ bị oan chứ không phải đợi tới khi Phan Lang về kể.
H. Các việc nêu trên đã hợp lí chưa? có cần thay đổi gì không?
- GV :
 + Sự việc 7 là chưa hợp lí
 + Giữ nguyên sự việc từ 1→ 6 
- Sự việc 7: một đêm ngồi bên đèn, đứa con chỉ vào cái bóng... chàng tỉnh ngộ thấu nỗi oan của vợ nhưng sự việc đã trót qua rồi.
- Sự việc 8: Trương sinh nghe Phan Lang kể bèn lập đàn giải oan...lúc ẩn lúc hiện.
H. Qua tìm hiểu bài tập này em cần lưu ý điều gì khi tóm tắt văn bản tự sự?
 Văn bản tóm tắt phải nêu đầy đủ các nhân vật và sự việc chính, phù hợp với văn bản được tóm tắt 
H.trên cơ sở đã bổ sung đầy đủ và sắp xếp hợp lí các sự việc và nhân vật hãy viết văn bản tóm tắt khoảng 20 dòng.
- GV cho HS chuẩn bị (7’)
- Gọi 2 HS tóm tắt.→ HS nhận xét.
- GV nhận xét và đọc bài GV viết để HS tham khảo.
 Xưa có chàng Trương Sinh, vừa cuới vợ xong đã phải đầu quan đi lính để lại mẹ già và người vợ trẻ là Vũ Thị Thiết, còn gọi là Vũ Nương, bụng mang dạ chửa. Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất. Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con trai, nghi là vợ mình không chung thủy. Vũ Nương bị oan, bàn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Sau khi vợ chết, một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới với mẹ đêm đêm. Lúc đó Trương Sinh chợt hiểu ra rằng vợ mình đã bị oan. Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa linh Phi, vợ vua Nam Hải nên khi chạy nạn trên biển chết đuối được Linh Phi cứu sống để trả ơn.Phan Lang gặp lại Vũ Nương trong động Linh Phi, hai người nhận ra nhau và cùng trò chuyện. Nhân việc Phan Lang được trở lại trần gian, Vũ Nươngbèn gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Trương Sinh nghe Phan Lang kể, thương nhớ vợ vô cùng bèn lập đàn giải oan trên bờ Hoàng Giang. Vũ Nương trở về, ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện.
H. Nếu phải tóm tắt văn bản một cách ngắn gọn thì em sẽ tóm tắt như thế nào mà người đọc vẫn nắm được nội dung chính của văn bản?
 Xưa có chàng Trương Sinh, vừa cưới vợ xong thì đi lính. Giặc tan, Trương Sinh trở về, nghe lời con nhỏ, nghi là vợ mình không chung thủy, Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói chính là người hay tới đêm đêm. Lúc đó chàng mới hiểu ra vợ mình bị oan. Phan Lang tình cờ gặp lại Vũ Nương dưới thủy cung. Khi Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương giử chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh. Trương Sinh lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện.
H.Như vậy qua việc tóm tắt trên em rút ra nhận xét gì về việc tóm tắt văn bản?
GV chốt lại toàn bộ nội dung bài học.
H. Qua tìm hiểu bài tập hãy cho biết mục đích và yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự ?
- 1 HS đọc ghi nhớ SGK.
HĐ 3. HDHS Luyện tập
* Mục tiêu
 - Lựa chọn các văn bản tóm tắt một tác phẩm cho phù hợp với mục đích sử dụng.
- Lựa chọn các sự việc trong một tác phẩm truyện cho một văn bản tóm tắt.
- Sắp xếp các sự kiện thuộc một tác phẩm theo một trật tự phù hợp.
- Tóm tắt một tác phẩm dưới dạng đề cương.
- Tóm tắt một tác phẩm thành một văn bản ngắn với độ dài quy định
- Lựa chọn từ ngữ, câu văn phù hợp để phù hợp với văn bản tóm tắt.
* cách tiến hành
GV HD học sinh về nhà tóm tắt
 Lão Hạc là người nông dân nghèo, lão có một người con trai...nhục lắm"
 Lão Hạc làm thuê làm mướn...bán con vàng... gửi mảnh vườn và ba mươi đồng bạc để phòng khi lão chết.
 Ông giáo cứ đinh ninh lão Hạc là người lo xa, nhưng đến khi phải chứng kiến cái chết thê thảm của lão Hạc thì ông giáo chợt hiểu ra tất cả...
I.Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự 
 1. Bài tập ( sgk - 58)
- Cả 3 tình huông đều phải tóm tắt văn bản .
II. Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự
1. Bài tập ( sgk- 58)
 - Các sự việc chính trong truyện được tóm tắt phải được tổ chức thành một chỉnh thể thống nhất, trung thành với cốt truyện.
b/ tóm tắt văn bản tự sự
 Văn bản tóm tắt phải ngắn gọn, ngôn ngữ phải cô đọng.
III. Ghi nhớ( SGk)
- Mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự.
VI. Luyện tập
Tóm tắt tác phẩm " Lão Hạc"
4. Củng cố: GV hệ thống lại bài.
5. Hướng dẫn học bài:
+ HS về nhà học bài.
+ Chuẩn bị bài: Sự phát triển của từ vựng
* Đọc và trả lời các câu hỏi SGK.

File đính kèm:

  • doctiet 20.doc
Giáo án liên quan