Giáo án môn Khoa học Lớp 4 - Tuần 16, Bài 31: Không khí có những tính chất gì?
Không khí có những tính chất gì?
I.Mục tiêu:
-Quan sát và thí nghiệm để phat hiện ra một số tính chất của KK : Trong suốt, không màu không mùi, không có hình dạng nhất định; KK có thể bị nén lại và giản ra.
-Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của KK trong đời sống: Bơm xe đạp, bơm banh
*GDBVMT: Có ý thức giữ sạch bầu không khí chung.
*KNS: Tìm kiếm và xử lý thông tin, quan sát hợp tác.
II.ĐDDH: -HS: Vở thực hành, dụng cụ học tập
-GV: Bơm tiêm, bong bóng, lọ nước hoa
Tuần 16 – Bài 31 Không khí có những tính chất gì? I.Mục tiêu: -Quan sát và thí nghiệm để phat hiện ra một số tính chất của KK : Trong suốt, không màu không mùi, không có hình dạng nhất định; KK có thể bị nén lại và giản ra. -Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của KK trong đời sống: Bơm xe đạp, bơm banh *GDBVMT: Có ý thức giữ sạch bầu không khí chung. *KNS: Tìm kiếm và xử lý thông tin, quan sát hợp tác. II.ĐDDH: -HS: Vở thực hành, dụng cụ học tập -GV: Bơm tiêm, bong bóng, lọ nước hoa III. Hoạt động dạy học: 1/Bài cũ (4’) - HS 1) KK có ở đâu? Lấy ví dụ chứng minh. - HS 2) Nêu định nghĩa về khí quyển. - Nhận xét, ghi điểm. 2/Bài mới: Hoạt động của thầy TG Hoạt động của trò *Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ tìm hiểu, làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của KK và nêu được ứng dụng của một số tính chất của KK trong đời sống. 2’ Hoạt động 1: Trò chơi thổi bóng MT: Phát hiện KK không có hình dạng nhất định 7’ -Tổ chức HS thi thổi bong bóng theo 4 đội -Phổ biến luật chơi: Các nhóm cùng có số bóng như nhau cùng bắt đầu thổi, nhóm nào thổi xong trước, bóng đủ căng và không bị vỡ là nhóm thắng cuộc -GV cho lớp nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương nhóm thắng cuộc. Yêu cầu +Mô tả hình dạng của quả bóng vừa được thổi +Cái gì chứa trong quả bóng và làm cho chúng có hình dạng như vậy? +KK bên trong các quả bóng có hình gì? +Nêu một số VD khác cho em biết KK có hình dạng khác? +Vậy KK có hình dạng như thế nào? Kết luận: KK không có hình dạng nhất định mà có hình dạng của toàn bộ khoảng trống bên trong vật chứa nó -Các nhóm thi đua thực hiện -HS nhận xét +Các quả bóng có hình dạng khác nhau: To, nhỏ, hình thù cũng khác nhau. +KK được thổi vào bong bóng và bị buộc giữ lại trong đó khiến quả bóng căng phồng lên. +KK bên trong quả bóng này có hình bầu dục, + Cái cốc, cái chai + Không có hình dạng nhất định. *Hoạt động 2 (PP bàn tay nặn bột) MT: Nhận biết tính chất không màu, không mùi, không vị của KK 20’ Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề -GV nêu câu hỏi: +Ngoài tính chất không có hình dạng nhất định, không khí còn có những tính chất nào khác (về màu, mùi, vị)? Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của HS -Cho HS làm việc theo nhóm 4, ghi nội dung trả lời vào bảng phụ (4’) -Gọi đại diện các nhóm trình bày Bước 3: Đề xuất câu hỏi và thiết kế phương án thực nghiệm *Đề xuất câu hỏi nghi vấn: -Cho HS nhận xét kết quả các nhóm: +Có điểm nào giống nhau? +Có điểm nào khác nhau? -Gợi ý HS đặt câu hỏi nghi vấn: Do có nhiều ý kiến khác nhau nên các em có thể tự đặt câu hỏi đề xuất về sự nghi vấn này? -Gọi HS nêu câu hỏi nghi vấn (GV ghi nhanh lên bảng) *Đề xuất phương án thực nghiệm: -Hỏi: Theo các em ta làm thế nào để tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi trên? -GV hướng dẫn HS lựa chọn phương án “thí nghiệm” Bước 4: Tiến hành thực nghiệm-tìm tòi nghiên cứu -Tổ chức HS làm thí nghiệm nhóm đôi (4’) -Yêu cầu: Bằng cách dùng các giác quan: Mắt, mũi, lưỡi thực hiện thí nghiệm, ghi vở thực hành -Nhắc HS làm thí nghiệm sao cho trả lời được các câu hỏi nghi vấn -GV xịt nước hoa vào một góc phòng, cho HS nêu nhận xét? -Các em hãy cho ví dụ khác không phải là mùi của KK mà là mùi của các chất khác có trong KK? Liên hệ GD HS ý thức BV bầu KK trong sạch: Chúng ta nên thu dọn rác , tránh để bẩn, hôi thối bốc mùi vào KK. *Hỏi: Qua thực hiện các thí nghiệm để kiểm chứng các em tìm được KK có những tính chất gì? -Cho HS so sánh lại với quan niệm ban đầu nhằm khắc sâu kiến thức +Lắng nghe -Các nhóm thảo luận -Trình bày -HS nêu -HS có thể đặt câu hỏi là: +KK có màu sắc không? +KK có mùi gì? Vị gì?... -HS có thể trả lời: Hỏi cha mẹ, đọc sách, làm thí nghiệm -Các nhòm làm thí nghiệm, đại diện ghi chép vào vở thực hành -HS trình bày -Đó không phải là mùi của KK mà là mùi của nước hoa có trong KK -Mùi xà bông thơm, mùi của sầu riêng chín, mùi hôi thối của rác thải -HS nêu: KK trong suốt, không màu, không mùi, không vị. *Hoạt động 3: (Phương pháp thực hành) MT: +Biết KK có thể bị nén lại và gián ra +Nêu một số VD về việc ứng dụng một số tính chất của KK trong đời sông. 9’ -Tổ chức HS thí nghiệm theo nhóm 4 -GV phát một số bơm tiêm cho các nhóm -Yêu cầu: +Bước 1: Đặt thân bơm vào vỏ bơm tiêm +Bước 2: Dùng tay ấn thân bơm vào sâu trong vỏ bơm tiêm, tay em cảm thấy thế nào? +Bước 3: Thả tay ra, quan sát thân bơm tiêm +Theo dõi KK bên trong ống các em có nhận xét gì về KK? (3’) -Gọi các nhóm trình bày -Qua kết quả thực hành, KK còn có tính chất gì? *Hình thành bài học: Qua bài học hôm nay, KK có những tính chất gì? -Hỏi:Trong cuộc sống thực tế con người đã ứng dụng tính chất của KK vào những việc gì? 3/Củng cố dặn dò: -Dặn HS chuẩn bị bài: KK gồm những thành phần nào? -Nhận xét tiết học. 1’ -Các nhóm làm thí nghiệm theo yêu cầu -HS trình bày: Trong vỏ bơm có chứa đầy không khí. Khi ấn thân bơm vào sâu trong vỏ bơm tiêm thì KK bị nén lại. Thả tay ra thân bơm trở về vị trí ban đầu chứng tỏ KK đã giãn ra. -KK có thể nén lại và giãn ra. * KK trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. KK có thể nén lại và giãn ra. -HS tiếp nối nhau phát biểu: +Bơm bóng bay +Bơm lốp xe đạp, xe máy +Bơm phao bơi
File đính kèm:
- giao_an_mon_khoa_hoc_lop_4_tuan_16_bai_31_khong_khi_co_nhung.doc