Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 7, Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác - Phạm Văn Tuấn

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:

- Các phong trào đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân ở nữa đầu thế kỷ XIX: phong trào đập phá máy móc và bãi công.

 - C.Mác và F.Ang –ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

 - Lí luận cách mạng của giai cấp vô sản.

 - Bước tiến mới của phong trào công nhân từ 1848-1870.

2. Kỹ năng:

 - Biết phân tích, đánh giá về quá trình phát triển của phong trào công nhân.

 - Biết tiếp cận với văn kiện lịch sử – Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản

3. Thái độ :

 - Lòng biết ơn các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học- lí luận cách mạng soi đường cho giai cấp công nhân đấu tranh xây dựng một xã hội tiến bộ.

 - Tinh thần quốc tế chân chính, tinh thần đoàn kết đấu tranh của giai cấp công nhân.

 

II. CHUẨN BỊ :

1. Chuẩn bị của giáo viên:

 - Tranh ảnh trong SGK, ảnh chân dung C.Mác, F. ăng ghen.

 - Văn kiện tuyên ngôn Đảng Cộng sản và tài liệu khác phục vụ bài học.

 - Phương án tổ chức lớp học: Hoạt động cá nhân/ nhóm

2. Chuẩn bị của học sinh:

Sưu tầm tư liệu lịch có liên quan bài học, quan sát bản đồ, tranh ảnh rút ra nhận xét.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1724 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 7, Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác - Phạm Văn Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 	/ / 2011	 Tiết :	07
Bài dạy: Bài 4: 
I. MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:
- Các phong trào đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân ở nữa đầu thế kỷ XIX: phong trào đập phá máy móc và bãi công.
	- C.Mác và F.Aêng –ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học. 
	- Lí luận cách mạng của giai cấp vô sản. 
	- Bước tiến mới của phong trào công nhân từ 1848-1870. 
2. Kỹ năng: 	
	- Biết phân tích, đánh giá về quá trình phát triển của phong trào công nhân. 
	- Biết tiếp cận với văn kiện lịch sử – Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản 
3. Thái độ : 
	- Lòng biết ơn các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học- lí luận cách mạng soi đường cho giai cấp công nhân đấu tranh xây dựng một xã hội tiến bộ. 
	- Tinh thần quốc tế chân chính, tinh thần đoàn kếùt đấu tranh của giai cấp công nhân. 
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của giáo viên:
	- Tranh ảnh trong SGK, ảnh chân dung C.Mác, F. ăng ghen. 
	- Văn kiện tuyên ngôn Đảng Cộng sản và tài liệu khác phục vụ bài học. 
	- Phương án tổ chức lớp học: Hoạt động cá nhân/ nhóm
2. Chuẩn bị của học sinh:
Sưu tầm tư liệu lịch có liên quan bài học, quan sát bản đồ, tranh ảnh rút ra nhận xét. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: (1ph) 
- Điểm danh học sinh:	
- Học sinh vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: (5phút)
Câu hỏi: Những sự kiện nào chứng tỏ đến giữa thế kỉ XIX , chủ nghĩa tư bản đã thắng lợi trên phạm vi thế giới ?
Dự kiến trả lời:
- Sang TK XIX , dưới nhiều hình thức khác nhau các cuộc cách mạng tư sản đã thành công ở Châu Mĩ – La – tinh và Châu Aâu : 
+ Ở Mĩ –La – tinh : Đầu TK XIX phong trào đấu tranh giành độc lập dâng cao dẫn đến sự ra đời của hàng loạt quốc gia TS mới .
+ Ở Châu Aâu : Phong trào CM lại nổ ra mạnh mẽ ở Pháp sau đó lan sang các nước .
1859 – 1870 vận động thống nhất I – ta – li – a 
1864 – 1871 đấu tranh thống nhất nước Đức .
1861 cải cách nông nô ở Nga .
- Nửa sau TK XIX hầu hết các nước Châu Phi , Châu Á lần lược trở thành những nước thuộc địa phụ thuộc vào chủ nghĩa tư bản phương Tây .
Giới thiệu bài: (1ph) 
	Sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản càng khoét sâu thêm mâu thuẩn giữa 2 giai cấp tư sản và vô sản. Để giải quyết mâu thuẫn đó giai cấp vô sản đã tiến hành cuộc đấu tranh như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung của bài hôm nay. 
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
18’
* HOẠT ĐỘNG 1:
(H): Cuộc cách mạng công nghiệp đưa đến hệ quả gì?
(H): Vì sao ngay từ khi mới ra đời công nhân đã đấu tranh chống lại giới chủ?
(H): Hãy quan sát H. 24 . Em hãy mô tả điều em thấy trong hình?
GV: Cho học sinh đọc đoạn chữ in nhỏ SGK.
(H): Vì sao giới chủ lại thích sử dụng lao dộng trẻ em?
(H): Qua bức tranh hình 24 em có suy nghĩ gì về quyền trẻ em hôm nay?
(H): Bị áp bức bóc lột công nhân đã đấu tranh chống CNTB. Nhưng họ đấu tranh bằng hình thức gì?
(H): Vì sao họ lại sử dụng những hình thức đấu tranh đó? Hình thức đấu tranh đó chững tỏ nhận thức của công nhân như thế nào? 
(H): Việc đập phá máy móc có đưa đến thành công trong cuộc đấu tranh chống tư bản?
(H): Muốn cuộc đấu tranh chống lại tư bản thắng lợi công nhân phải làm gì?
* HOẠT ĐỘNG 1:
- Công nghiệp phát triển mạnh mẽ, mình thành 2 giai cấp cơ bản là tư sản và vô sản.
- Vì họ bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề, điều kiện làm việc và ăn ở kém, bị lệ thuộc vào máy móc với cường độ nhanh và liên tục.
- Trẻ em đang làm việc trong hầm mỏ với điều kiện lao động nặng nhọc, bụi bẩn, trẻ em phải còng lưng đẩy xe than nặng nề .
- 1 hs đọc cả lớp chú ý theo dõi.
- Tiền lương trả thấp, lao động nhiều giờ, chưa có ý thức đấu tranh .
- Trẻ em hôm nay được chăm sóc, bảo vệ được học hành vui chơi, được gia đình, xã hội quan tâm bảo vệ 
- Đập phá máy móc, đốt công xưởng và bãi công, đòi tăng lương giảm giờ làm.
- Do Nhận thức còn hạn chế nhầm tưởng máy móc, công xưởng làm họ phải khổ. Hình thức đấu tranh đó thể hiện nhận thức còn non kém của công nhân.
- Không 
- Phải đoàn kết, giai cấp công nhân đã thành lập tổ chức công đoàn 
I. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NỬ ĐẦU THẾ KỈ XIX
1. Phong trào đập phá máy móc và bãi công:
* Nguyên nhân:
- Do công nhân kể cả trẻ em phải làm việc quá sức, lương thấp.
- Điều kiện làm việc và ăn ở kém.
- Công nhân trở thành nô lệ của máy móc.
* Hình thức đấu tranh:
- Hình thức đấu tranh đầu tiên của công nhân là đập phá máy móc, đốt công xưởng, nổ ra đầu tiên ở Anh sai đó lan sanh Pháp, Bỉ, Đức.
- Đến thế kỉ XIX, công nhân chuyển sanh đấu tranh bằng hình thức bãi công, đòi tăng lương, giảm giờ làm, thành lập tổ chức công đoàn để bảo vệ mình.
* HOẠT ĐỘNG 2:
GV: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã đưa đến nhiều thành phố, trung tâm kinh tế ra đời, xã hội có những mâu thuẫn giai cấp giữa vô sản với tư sản ngày càng gay gắt --> đấu tranh của công nhân càng quyết liệt. 
(H): Nêu những phong trào đấu tranh tiêu biểu của công nhân Pháp, Đức, Anh?
GV: Đặc biệt là phong trào hiến chương ở Anh qua hình 25 “công nhân Anh ký tên vào bản kiến nghị đòi quyền tổng tuyển cử phổ thông. Bản kiến nghị với 3 triệu chữ ký đã được 20 công nhân trong chiếc hòm to, theo sau là hàng ngàn người gửi lên nghị viện. Nhân dân chào đón hân hoan, nhưng nghị viện không chấp nhận”, mặc dù phong trào thất bại nhưng đã chứng tỏ phong trào có tính quần chúng cao, tính tổ chức và mục tiêu chính trị rõ nét.
(H): Phong trào công nhân châu Aâu 1830-1840 có điểm gì khác so với phong trào công nhân trước đó?
(H): Tại sao những cuộc đấu tranh của công nhân châu Aâu (1830-1840) diễn ra mạnh mẽ nhưng đều không giành được thắng lợi?
(H): Mắc dù thất bại nhưng phong trào công nhân trong giai đoạn này có ý nghĩa gì?
* HOẠT ĐỘNG 2:
-Học sinh nghe giảng.
- Pháp:Năm 1831 công nhân dệt Li-ông khởi nghĩa. Khẩu hiệu của họ là:”Sống trong lao động chết trong chiến đấu”. Năm 1834, họ lại tiếp tục khởi nghĩa
- Đức: Năm 1844 công nhân dệt vùng Sơ-lê-din khởi nghĩa chống lại sự hà khắc của giới chủ
-Anh: năm 1836-1847 một phong trào công nhân nổ ra rộng lớn có tổ chức đã diễn ra, đó là “Phong trào Hiến chương”.
- HS quan sát hình 25 và nghe giảng.
- Phong trào công nhân có sự đoàn kết đấu tranh,công nhân trở thành lực lượng chính trị độc lập, đấu tranh chính trị trực tiếp chống lại giai cấp tư sản. Điều này đánh dấu sự trưởng thành của công nhân, tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác. 
- Phong trào công nhân thất bại vì thiếu tổ chức lãnh đạo vững vàng và chưa có đường lối chính trị đúng đắn.
- Đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế và tạo tiền đề cho sự ra đời của lý luận cách mạng
2. Phong trào công nhân trong những năm 1830 –- 1840:
* Các phong trào tiêu biểu:
- Ở Pháp: Năm 1831, công nhân dệt tơ thành phố Li-ông khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm gời làm và đòi thiết lập chế độ cộng hòa, với khẩu hiệu đấu tranh “Sống trong lao động, chết trong chiến đấu”
- Ở Đức: Năm 1844, công nhân dệt vùng Sơ-lê-din khởi nghĩa chống lại sự hà khắc của giới chủ.
- Ở Anh: Từ năm 1836 đến năm 1847, nổ ra Phong trào Hiến chương có quy mô rộng lớn, có tổ chức và mang tính chất chính trị rõ rệt.
* Kết quả: Phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX đều bị thất bại vì thiếu tổ chức lãnh đạo vững vàng và chưa có đường lối chính trị đúng đắn.
* Ý nghĩa: Đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế và tạo tiền đề cho sự ra đời của lý luận cách mạng
13’
* HOẠT ĐỘNG 3:
- Tóm tắt phong trào đấu tranh của công nhân từ đầu thế kỷ XIX đến 1840. Kết quả phong trào đạt được những gì?
-Vì sao các phong trào công nhân nửa đầu thế kỷ XIX đều bị thất bại?
* HOẠT ĐỘNG 3:
- Trả lời
- Trả lời
* CỦNG CỐ
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (2ph)
- Về nhà học bài cần nắm: 
	+ Tóm tắt phong trào đấu tranh của công nhân từ đầu thế kỷ XIX đến 1840. Kết quả phong trào đạt được những gì?
+ Vì sao các phong trào công nhân nửa đầu thế kỷ XIX đều bị thất bại?
- Chuẩn bị bài “Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác ” (phần II)
 	 + Tìm hiểu thân thế và sự nghiệp của Mác và Aêng-ghen
	 + Tiền đề dẫn đến sự ra đời của chủ nghiã Mác.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG : 

File đính kèm:

  • docT7- PTCS VA SU RA DOI CUA CHU NGHIA MACI (PHAN I).doc
Giáo án liên quan