Tập huấn biên soạn đề kiểm tra môn: Lịch sử cấp THCS

PHẦN THỨ NHẤT:

 Định hướng chỉ đạo về đổi mới kiểm tra đánh giá.

PHẦN THỨ HAI:

Biên soạn đề kiểm tra.

 

 

ppt22 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1454 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tập huấn biên soạn đề kiểm tra môn: Lịch sử cấp THCS, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 và mức độ khó tương đương nhau. + Nhiều giáo viên chấm cùng một bài đều cho điểm như nhau hoặc gần như nhau. + Kết quả bài kiểm tra phản ánh đúng trình độ, năng lực của người học.Khi ra đề giáo viên cần: + Giảm các yếu tố ngẫu nhiên, may rủi đến mức tối thiểu. + Diễn đạt đề bài rõ ràng để học sinh hiểu đúng nội dung, yêu cầu của đề. + Ra nhiều câu hỏi, bao quát tới mức tối đa các vấn đề cần kiểm tra. + Câu hỏi kiểm tra đòi hỏi học sinh vừa phải ghi nhớ, vừa phải hiểu, vừa phải biết vận dụng vào việc tiếp thu kiến thức mới vào cuộc sống.4. Kiểm tra, đánh giá phải bảo đảm kết hợp giữa sự đánh giá của giáo viên với sự tự đánh giá của học sinh. Yêu cầu và đòi hỏi của KTĐG đặt ra là phát huy tính chủ động tích cực của học sinh trong việc xác định mục đích, động cơ, thái độ và tâm lý trong học tập, biết tự đánh giá kết quả học tập của mình một cách chủ động, không quá lo sợ kiểm tra dẫn tới học tập đối phó và gian lận trong thi cử....5. Các phương pháp kiểm tra, đánh giá càng đơn giản, tốn ít thời gian, sức lực và ít chi phí, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể càng tốt. Đơn giản không có nghĩa là sơ sài, bài kiểm tra đơn điệu và buồn tẻ với câu hỏi của giáo viên và trả lời của học sinh nhằm tóm tắt những kiến thức có sẵn trong SGK và lời thầy giảng trong vở ghi. Bài kiểm tra đòi hỏi học sinh khả năng hiểu sâu sắc các kiến thức lịch sử và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.Nghiên cứu tài liệu ( 10 phút ):- Định hướng chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá ?I. Định hướng chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giáPhải có sự hướng dẫn, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp QLGDPhải có sự hỗ trợ của đồng nghiệp, nhất là GV cùng bộ mônCần phải lấy ý kiến của HS để hoàn thiện PPDH và KT-ĐGPhát huy vai trò thúc đẩy của đổi mới KT-ĐG đối với đổi mới PPDHĐổi mới KT-ĐG phải đồng bộ với các khâu liên quan và nâng cao các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy họcPhải đưa nội dung chỉ đạo đổi mới KT-ĐG vào trọng tâm cuộc vận động “Mỗi thầy cô là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”Đối với bộ môn lịch sử:- Phải đảm bảo sự cân đối các yêu cầu kiểm tra về kiến thức (nhớ, hiểu, vận dụng), rèn luyện kỹ năng và yêu cầu về thái độ đối với học sinh và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập, rèn luyện năng lực tự học và tư duy độc lập ( cả KT và KN).- Khắc phục tình trạng thiên về kiểm tra ghi nhớ kiến thức; tăng cường ra đề “mở” nhằm kiểm tra mức độ thông hiểu và vận dụng tổng hợp tri thức để giải quyết vấn đề; rèn luyện các kỹ năng và học sinh được tự do biểu đạt chính kiến khi trình bày Vận dụng linh hoạt các hình thức và xác định rõ yêu cầu về KTĐG phù hợp với thời lượng và tính chất đề kiểm tra: + Kiểm tra, đánh giá thường xuyên: Bao gồm kiểm tra miệng (cho điểm hoặc đánh giá bằng nhận xét) cần vận dụng linh hoạt giữa câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. Khi kiểm tra miệng, cần chú ý rèn luyện kỹ năng nói, kỹ năng diễn đạt trước tập thể.+ Trong kiểm tra, đánh giá học kì cần chú trọng đánh giá kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hoá kiến thức, rèn luyện khả năng vận dụng các kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn, đặc biệt chú ý kỹ năng viết, kỹ năng trình bày một vấn đề.Khuyến khích vận dụng các hình thức kiểm tra đánh giá thông qua các hoạt động học tập ngoài lớp học của học sinh như bài tập nghiên cứu nhỏ, dựa trên các hoạt động sưu tầm; tham quan thực địa, bảo tàng; phân tích đánh giá các số liệu, bản đồ, làm đồ dùng dạy học và lấy điểm thay cho các bài kiểm tra trong lớp học.II. Một số nhiệm vụ trong chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá:1. Các công việc cần tổ chức thực hiện:a) Các cấp quản lý GD và các trường PT cần có kế hoạch chỉ đạo đổi mới PPDH, trong đó có đổi mới KT-ĐG trong từng năm học và trong 5 năm tới. Kế hoạch cần quy định rõ nội dung các bước, quy trình tiến hành, công tác kiểm tra, thanh tra chuyên môn và biện pháp đánh giá chặt chẽ, hiệu quả cuối cùng thể hiện thông qua kết quả áp dụng của GV.b) Để làm rõ căn cứ khoa học của việc KT-ĐG, cần tổ chức nghiên cứu cho đội ngũ GV cốt cán và toàn thể GV nắm vững CTGDPT của cấp học, từ mục tiêu cấp học, cấu trúc chương trình, chương trình các môn học, các hoạt động GD và đặc biệt là chuẩn KT-KN, yêu cầu về thái độ đối với người học. Khắc phục tình trạng Gv chỉ dựa vào SGK để làm căn cứ soạn bàiĐể vừa coi trọng nâng cao nhận thức vừa coi trọng đổi mới trong hoạt động KT-ĐG của từng GV, phải lấy đơn vị trường học và tổ chuyên môn là đơn vị cơ bản triển khai thực hiện. d) Về chỉ đạo của các cơ quan quản lý GD và các trường. 	2. Phương pháp tổ chức thực hiện: a) Công tác đổi mới KT-ĐG là nhiệm vụ quan trọng lâu dài nhưng phải có biện pháp chỉ đạo cụ thể có chiều sâu cho mỗi năm học, tránh chung chung theo kiểu phát động phong trào thi đua sôi nổi chỉ nhằm thực hiện một “chiến dịch” trong một thời gian nhất định. Đổi mới KT-ĐG là một hoạt động thực tiễn chuyên môn có tính khoa học cao trong nhà trường, cho nên phải đồng thời nâng cao nhận thức, bổ sung kiến thức, trang bị kỹ năng cho đội ngũ GV, đông đảo HS và phải tổ chức thực hiện đổi mới trong hành động, đổi mới cách nghĩ, cách làm, đồng bộ với đổi mới PPDH, coi trọng hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, kiểm chứng kết quả để củng cố niềm tin để tiếp tục đổi mới. b) Các cấp quản lý phải coi trọng sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, nhân điển hình tập thể, cá nhân tiên tiến trong đổi mới KT-ĐG. c) Trong mỗi năm học, các cấp quản lý tổ chức các đợt kiểm tra, thanh tra chuyên đề để đánh giá hiệu quả đổi mới KT-ĐG ở các trường PT, các tổ chuyên môn và từng GV. Thông qua đó, rút ra kinh nghiệm chỉ đạo, biểu dương khen thưởng các đơn vị, cá nhân làm tốt, uốn nắn các biểu hiện bảo thủ ngại đổi mới hoặc thiếu trách nhiệm, bàng quan thờ ơ. 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện:a) Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo: ( nghiên cứu trong tài liệu )b) Trách nhiệm của nhà trường, tổ chuyên môn và GV:Trách nhiệm của GV: + Mỗi GV cần xác định thái độ cầu thị, tinh thần học tập suốt đời, không chủ quan thỏa mãn; tự giác tham gia các lớp bồi dưỡng, tự bồi dưỡng thường xuyênKiên trì vận dụng những điều đã học để năng cao chất lượng dạy học.+ Nắm vững nội dung chương trình, đổi mới PPDH và KT – ĐG, rèn luyện kĩ năng kĩ thuật DH; Không ngừng nâng cao các lĩnh vực hỗ trợ chuyên môn như ngoại ngữ, tin học.+ Thực hiện đổi mới PPDH của GV phải đi đôi với hướng dẫn HS về PPHT hợp lí, biết tự ĐG, khiêm tốn tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp và của HS về PPDH, KT ĐG của mình để tự điều chỉnh.+ Tham gia dự giờ của đồng nghiệp, tiếp nhận đồng nghiệp dự giờ của mình, thẳng thắn góp ý kiến và tiếp thu ý kiến của đồng nghiệphọc hỏi kinh nghiệm nhằm trau dồi năng lực chuyên môn.PHẦN THỨ HAIBIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRAI. Một số vấn đề chung về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh môn Lịch Sử.	1. Về khái niệm kiểm tra, đánh giáKiểm tra, đánh giá (KTĐG) kết quả học tập lịch sử ở trường phổ thông là một quá trình tiến hành có hệ thống, liên tục và thường xuyên, theo dõi thu thập số liệu, chứng cứ nhằm đánh giá kết quả học tập, củng cố, mở rộng, tăng cường hoạt động học tập của học sinh. Đồng thời, qua đó xác định mức độ các mục tiêu dạy học đạt được, làm cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên, cho nhà trường và cho bản thân học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông. KTĐG kết quả học tập lịch sử ở trường phổ thông nhằm đo khả năng biết, hiểu, vận dụng kiến thức của học sinh về sự phát triển của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc, qua đó rút ra điểm mạnh, điểm yếu của nội dung, chương trình, SGK để có những bổ sung, điều chỉnh kịp thời về cách dạy và cách học, giúp bộ môn lịch sử thực hiện tốt vai trò giáo dục của mình. Như vậy, kiểm tra và đánh giá là hai công việc có nội dung khác nhau, nhưng có mối liên quan mật thiết với nhau, những thông tin thu được đối chiếu với những mục tiêu đề ra nhằm đề xuất những giải pháp phù hợp để điều chỉnh phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Trong quá trình dạy học, kiểm tra được xem là phương tiện và hình thức của đánh giá. Thông qua kiểm tra cung cấp những dữ liệu, những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá chất lượng dạy học. KTĐG hướng tới thực hiện mục tiêu dạy học, mục tiêu đào tạo. Cho nên, xét ở một mức độ nào đó KTĐG có điểm chung: kiểm tra gắn liền với đánh giá, đánh giá được hiểu theo nghĩa bao gồm cả kiểm tra. 2. Mục đích, ý nghĩa của kiểm tra, đánh giá.	a. Mục đích của kiểm tra, đánh giá	* Thứ nhất: Định hướng và thúc đẩy quá trình học tập.	* Thứ hai: KTĐG để phân loại, xếp loại học sinh.b. Ý nghĩa của kiểm tra, đánh giá:Đối với học sinh:Về kiến thức:giúp HS nhận thức đúng mức độ kiến thức đã đạt được so với yêu cầu của chương trình, giúp các emphats hiệ được những thiếu sót kịp thời sửa chữa, điều chỉnh PPHT.Về giáo dục: có tác dụng góp phần hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp: ý chí tự giác vươn lên trong HT, khắc phục tính chủ quanVề kĩ năng: Giúp HS rèn luyện các kĩ năng tư duy trí tuệ từ đơn giản đến phức tạp; giúp các em phát triển trí thông minh; biết vận dụng kiến thức linh hoạt .Đối với giáo viên: Giúp nắm thông tin tương đối chính xác, toàn diện về mức độ hiểu và nắm kiến thức của học sinh để đề ra những biện pháp dạy học, giáo dục phù hợp.3. Yêu cầu của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.- Phải đảm bảo độ tin cậy, tính giá trị, tính toàn diện về nội dung và các loại hình KTĐG.- Phải đảm bảo kết hợp giữa sự đánh giá của giáo viên với sự tự đánh giá của học sinh.- Các PPKTĐG càng đơn giản, tốn ít thời gian, sức lực và chi phí, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể càng tốt.	4. Nội dung kiểm tra, đánh giá:- Về kiến thức: Đánh giá học sinh ở 3 cấp độ : Nhận biết, thông hiểu, vận dụng.- Về thái độ tình cảm : Rèn luyện phẩm chất, nhân cách cao đẹp; con người năng động, sáng tạo.- Về kỹ năng: kỹ năng thực hành, vận dụng sử dụng bản đồ, lược đồ, quan sát, nhận xét tranh ảnh, bản đồ, kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức, kỹ năng thu thập, xử lý, viết báo cáo và trình bày các vấ

File đính kèm:

  • pptP1 - Dinh huong chi dao.ppt