Giáo án môn Lịch sử 8 - Tiết 51: Kiểm tra học kỳ II

 1 . Mục tiêu bài kiểm tra

- Kiểm tra nhằm đáng giá nhận thức của H về những kiến thức cơ bản của chương trình lịch sử đã học , đặc biệt là chương trình lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918

- Rèn luyện các kỹ năng làm các bài tập lịch sử dạng trắc nghiệm , kỹ năng nhớ chính sác các niên đại lịch sử .

- Rèn luyện thái độ nghiêm túc và ý thức vươn lên trong học tập lịch sử

2. Nội dung đề

I . PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 3 điểm )

 Câu 1 ( 1đ )

 (Hãy nối tên các lãnh tụ với cuộc khởi nghĩa do họ lãnh đạo)

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử 8 - Tiết 51: Kiểm tra học kỳ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 6/5/2009
 Ngày dạy:/5/2009 Dạy lớp 8A
 Ngày dạy:/5/2009 Dạy lớp 8B 
 Tiết 51
KIỂM TRA HỌC KỲ II
 1 . Mục tiêu bài kiểm tra
- Kiểm tra nhằm đáng giá nhận thức của H về những kiến thức cơ bản của chương trình lịch sử đã học , đặc biệt là chương trình lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918 
- Rèn luyện các kỹ năng làm các bài tập lịch sử dạng trắc nghiệm , kỹ năng nhớ chính sác các niên đại lịch sử .
- Rèn luyện thái độ nghiêm túc và ý thức vươn lên trong học tập lịch sử 
2. Nội dung đề 
I . PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 3 điểm ) 
 Câu 1 ( 1đ )
 (Hãy nối tên các lãnh tụ với cuộc khởi nghĩa do họ lãnh đạo)
Phạm Bành và Đinh Công Tráng 
Khởi nghĩa Bãi Sậy 
Nguyễn Thiện Thuật 
Khởi nghĩa Hương Khê 
Phan Đình Phùng 
 Khởi nghĩa Yên Thế 
Hoàng Hoa Thám 
 Khởi nghĩa Ba Đình 
 Câu 2 ( 2đ ) (Hãy đánh dấu X vào ô trống đầu câu trả lời em cho là đúng )
 a . Năm 1859 khi thực dân Pháp đánh Gia Định , cuộc khởi nghĩa nào đã làm cho địch " Thất điên bát đảo " .
Khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực . Khởi nghĩa Trương Định .
Khởi nghĩa Phan Liêm . Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Huân .
 b . Trong những cuộc khởi nghĩa sau đây , cuộc khởi nghĩa nào không nằm trong phong trào Cần Vương ? 
 Khởi nghĩa Ba Đình . Khởi nghĩa Bãi Sậy.
 Khởi nghĩa Hương Khê . Khởi nghĩa Yên Thế .
 c . Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy diễn ra trong khoảng thời gian nào ?
 1886 - 1887 1883 - 1892
 1885 - 1895 1882 -1894 
 d . Những giai cấp , tầng lớp nào ra đời trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân pháp ?
Giai cấp địa chủ phong kiến . Giai cấp nông dân . 
Tầng lớp tư sản . Tầng lớp tiểu tư sản thành thị. 
Giai cấp công nhân .
II . PHẦN TỰ LUẬN ( 7 đ )
Câu 1 ( 3 đ ): Trình bày những nét chính về phong trào Đông Kinh nghĩa thục ( 1907 ) Đông Kinh nghĩa thục có ảnh hưởng gì đến phong trào yêu nước chống Pháp ở nước ta ?
Câu 2 ( 4 đ ): Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước(1911 - 1917 ) Hướng đi của Người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó ?
 3. Đáp án
I . PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 3 điểm ) 
 Câu 1 ( 1đ )
 Hãy nối tên các lãnh tụ với cuộc khởi nghĩa do họ lãnh đạo :
Phạm Bành và Đinh công Tráng 
Khởi nghĩa Bãi sậy 
Nguyễn Thiện Thuật 
Khởi nghĩa Hương Khê 
Phan Đình Phùng 
 Khởi nghĩa Yên Thế 
 Hoàng Hoa Thám 
 Khởi nghĩa Ba Đình 
Câu 2 ( 2đ ) Hãy đánh dấu "X" vào ô trống đầu câu trả lời em cho là đúng :
 a . Năm 1859 khi thực dân Pháp đánh Gia Định, cuộc khởi nghĩa nào đã làm cho địch " Thất điên bát đảo " 
Khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực Khởi nghĩa Trương Định 
Khởi nghĩa Phan Liêm Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Huân 
 b . Trong những cuộc khởi nghĩa sau đây, cuộc khởi nghĩa nào không nằm trong phong trào Cần Vương :
 Khởi nghĩa Ba Đình Khởi nghĩa Bãi Sậy 
 Khởi nghĩa Hương Khê Khởi nghĩa Yên Thế 
c . Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy diễn ra trong khoảng thời gian nào ?
 1886 - 1887 1883 - 1892 
 1885 - 1895 1882 -1894 
d . Những giai cấp , tầng lớp nào ra đời trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân pháp .
Giai cấp địa chủ phong kiến Giai cấp nông dân 
Tầng lớp tư sản Tầng lớp tiểu tư sản thành thị 
Giai cấp công nhân 
II . PHẦN TỰ LUẬN ( 7 đ )
Câu 1 ( 3 đ )
* Những nét chính về phong trào Đông Kinh nghĩa Thục ( 1907):
- Tháng 3 -1907, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại, Vũ Hoành... mở trường học ở Hà Nội lấy tên là Đông Kinh nghĩa thục. ( 0,5 đ )
- Hoạt động: Lúc đầu trường hoạt động chủ yếu ở nội thành Hà Nội, sau đó mở rộng ra ngoại thành và các tỉnh Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, số học sinh có lúc lên tới 1000 người, chương trình học gồm địa lý, lịch sử, khoa học thường thức, tổ chức các buổi bình văn và xuất bản sách báo ( 1 đ )
- Hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục khiến thực dân Pháp lo ngại. Tháng 11 -1907 chúng ra lệnh giải tán Đông Kinh nghĩa thục. (0,5 đ )
* Ảnh hưởng của Đông Kinh nghĩa thục đến phong trào yêu nước chống Pháp ở nước ta:
 Đông kinh nghĩa thục đã nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc và chí tiến thủ của quần chúng, truyền bá tư tưởng học thuật mới , nếp sống mới tiến bộ, phối hợp với các sĩ phu đã xuất dương, hỗ trợ cho phong trào Đông Du và Duy Tân. ( 1 đ )
Câu 2 ( 4 đ )
* Hoạt động của Nguyễn Tất Thành ( 1911 - 1917 )
- Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19 - 5 - 1890, trong một gia đình trí thức ở Xã Kim Liên , Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An. ( 0,5 đ )
- Giữa năm 1911 tại cảng Nhà Rồng, Người xuống làm phụ bếp cho một tàu buôn Pháp, cuộc hành trình của người kéo dài 6 năm, qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ , châu Âu. ( 0,5 đ )
- Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, ở đây người làm rất nhiều nghề, học 
tập, rèn luyện trong quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp, Người tham gia hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước, viết báo truyền đơn tố cáo thực dân Pháp, ở Pháp người tiếp nhận ảnh hưởng của cách mạng tháng mười Nga, tư tưởng của người dần có những chuyển biến ( 1 đ )
* Hướng đi của người khác so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó là :
- Các nhà yêu nước chống Pháp trước Nguyễn Tất Thành là các sĩ phu phong kiến. Mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến. hoặc là các sĩ phu tân học trẻ tuổi đi theo con đường dân chủ tư sản, mong muốn thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, chế độ cộng hòa.(0,5đ)
- Nguyễn Tất Thành rất khâm phục các vị tiền bối như Phan Bội Châu , Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám nhưng không tán thành đường lối hoạt động của họ, người quyết định tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc. ( 0,5 đ )
 - Người không sang phương Đông mà sang phương Tây , nơi có nền văn minh tiên tiến , nơi mà khẩu hiệu Tự do , Bình đẳng , Bác ái đang được đề cao để xem họ làm thế nào rồi về giúp đồng bào cứu nước ( 0,5 đ )
 Tóm lại : Những hoạt động yêu nước của Người tuy chỉ mới chỉ là bước đầu nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam ( 0,5 đ ) 
4. Đánh giá nhận xét sau khi chấm bài kiểm tra 
a. Về nắm kiến thức: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
b. Kỹ năng vận dụng của học sinh
c. Cách trình bày 
d. Diễn đạt bài kiểm tra 
=========== * * * ===========

File đính kèm:

  • docTiết 51.doc