Phong trào cách mạng 1930 - 1931 và cuộc đấu tranh phục hồi lực lượng cách mạng 1932 - 1935

1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 và những tác động của nó đối với xã hội Việt Nam

 

Trong giai đoạn 1929 – 1933, các nước tư bản chủ nghĩa nói chung và đế quốc Pháp nói riêng lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế nặng nề. Cuộc khủng hoảng đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam:

 

+ Thực dân Pháp rút vốn đầu tư ở Đông Dương về các ngân hàng Pháp và dùng ngân sách Đông Dương để hỗ trợ cho tư bản Pháp => Sản xuất công nghiệp ở Việt Nam bị thiếu vốn dẫn đến đình trệ.

 

+ Lúa gạo trên thị trường thế giới bị mất giá làm cho lúa gạo Việt Nam không xuất khẩu được => Ruộng đất bị bỏ hoang.

 

Hậu quả là nền kinh tế Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng; Ruộng đất bỏ hoang, công nghiệp suy sụp, xuất khẩu đình đốn., làm cho đời sống của đại bộ phận nhân dân Việt Nam lâm vào cảnh khốn cùng:

 

doc36 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Phong trào cách mạng 1930 - 1931 và cuộc đấu tranh phục hồi lực lượng cách mạng 1932 - 1935, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 học. Năm 1907, ông bị đổi đi tri huyện Bình Khê ... Rồi sau khi bỏ quan (hay mất quan), khoảng 1910, ông phiêu bạt vô Sàigòn rồi lục tỉnh Nam Kỳ. Không bao giờ ông về làng Sen trở lại nữa.
Ở làng Sen sau này, chỉ có bà Thanh và ông Cả Đạt (Khiêm), cả hai đều không lập gia đình riêng. 
Người ta bảo lúc sau khi cụ Hồ Sĩ Tạo đã qua đời, năm nào bà Thanh cũng qua Quỳnh Đôi góp giỗ cụ Hồ Sĩ Tạo. Thế nghĩa là cái "bí mật" về cội nguồn của cụ phó bảng Huy, trong số các con cụ, ít nhất có bà con gái đầu biết. Người ta bảo: ông Cả Đạt cũng biết, tuy không bao giờ ông sang Quỳnh Đôi nhận họ.
Còn Nguyễn Sinh Côn - Nguyễn Tất Thành - có biết không? Từ khoảng 11 đến 14 tuổi, ông ở làng Sen, có nhẽ nào không ai nói cho ông biết? Hay là trước đó nữa, khi ông ở làng Chùa quê ngoại gần gụi với làng Sen! Hay là sau đó nữa chả nhẽ không khi nào cụ phó bảng hay bà Thanh hay ông Cả Đạt lại không kể với ông về "bí mật" của gốc tích phụ thân mình?
Không có chứng cớ gì về việc ông Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - biết hay không biết chuyện này...
Sau này, khi hoạt động cách mạng, ông còn mang nhiều tên khác nữa.
Nhưng đến đầu thập kỷ 40 của thế kỷ này, thì người ta thấy ông mang tên Hồ Chí Minh.
Sau cách mạng tháng tám 1945, khi tên tuổi Hồ Chí Minh trở thành công khai thì cũng bắt đầu từ đó dân gian Việt Nam - từ trí thức đến người dân quê - lại âm thầm bàn tán: vì sao Nguyễn Ái Quốc lại đổi tên là Hồ Chí Minh? Và tên này cụ giữ mãi cho tới khi "về với Các Mác, Lê-nin" năm 1969.
Cuộc đời thực của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - còn quá nhiều dấu hỏi chứ phải đâu riêng gì một cái tên! Và biết làm sao được khi bác - nói lại một lần nữa theo cảm thức của người Ấn Độ - đã trở thành "huyền thoại" (myth). Huyền thoại Hồ Chí Minh được hình thành trong vô thức dân gian (popular inconscience) mà Carl Gustav Jung gọi là vô thức tập thể. Nhưng nó cũng có phần được hình thành một cách hữu thức, bởi một số cán bộ gần cận cụ Hồ. Nghĩa là một phần cuộc đời cụ Hồ đã được huyền thoại hóa (mystified). 
Nhà nước ta có chủ quyền tự khi nào? [
Cho đến đầu thế kỷ 20, pháp luật quốc tế vẫn còn thừa nhận việc dùng vũ lực để xâm chiếm một bộ phận hay toàn bộ lãnh thổ của một nước là hợp pháp. Nhưng ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, Hiến chương Liên Hợp Quốc được thông qua năm 1945 có điều 2, khoản 4 cấm sử dụng vũ lực chống lại toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia.
Cuộc đấu tranh kiên cường, bền bỉ và quyết liệt của các dân tộc thuộc địa sau chiến tranh thế giới thứ hai mà dân tộc ta là một đội ngũ tiên phong với chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ đã dẫn tới nghị quyết cụ thể và đầy đủ hơn của Liên Hợp Quốc về vấn đề này.
Nghị quyết 1514 ngày 14/12/1960 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về việc trao trả nền độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa đã viết: “Mọi hành động vũ trang và mọi biện pháp đàn áp, bất kể thuộc loại nào, chống lại các dân tộc phụ thuộc sẽ phải được chấm dứt để các dân tộc đó có thể thực hiện quyền của họ về độc lập hoàn toàn một cách hòa bình và tự do, và toàn vẹn lãnh thổ của họ sẽ được tôn trọng”.
Nghị quyết 26/25 năm 1970 của Liên Hợp Quốc lại viết: “Các quốc gia có nghĩa vụ không được dùng đe dọa hoặc dùng vũ lực để xâm phạm các đường biên giới quốc tế hiện có của một quốc gia khác hoặc như biện pháp giải quyết các tranh chấp quốc tế kể cả các tranh chấp về lãnh thổ và các vấn đề liên quan đến các biên giới của các quốc gia”.
“Mọi hành động thụ đắc lãnh thổ bằng đe dọa hoặc bằng sử dụng vũ lực không được thừa nhận là hợp pháp”.
Theo những tài liệu hiện có thì triều đình Việt Nam quan tâm chỉ đạo vấn đề biên giới - lãnh thổ từ khoảng thế kỷ thứ 10 sau khi giành lại quyền độc lập tự chủ với chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất năm 938 và ngày càng củng cố nền độc lập tự chủ đó.
Theo Tống sử, Tông Cảo, sứ giả nhà Tống, được phái sang nước ta năm 990 sau chiến thắng Bạch Đằng lần thứ hai năm 981 đã báo cáo rằng khi họ đến “hải giới Giao Chỉ” thì Lê Hoàn (vua Lê Đại Hành) đã phái 9 chiến thuyền và 300 quân lên đón và dẫn họ đến địa điểm quy định. Trong cuốn Lĩnh ngoại đại đáp (1178), Chu Khứ Phi, một viên quan nhà Tống ở Quảng Đông, Quảng Tây, đã viết rằng: dòng nước Thiên Phân Dao là định giới giữa “biển Giao Chỉ” và biển Quỳnh - Liêm (tức vùng biển Quỳnh Châu, Liêm Châu của Trung Quốc).
Như vậy là ngay từ thế kỷ thứ 10 và 12 , sứ thần Trung Quốc và quan lại Trung Quốc đã biết đâu là vùng biển Giao Chỉ (tức Việt Nam), đâu là vùng biển Trung Quốc.
Trong thế kỷ 11 đã diễn ra một số cuộc đàm phán biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc để đòi lại những vùng đất mà Trung Quốc còn chiếm, sau khi phải rút quân trong cuộc chiến tranh xâm lược năm 1076-1077, cuộc chiến tranh đã xuất hiện 4 câu thơ của Lý Thường Kiệt mà hai câu đầu khẳng định chủ quyền lãnh thổ:
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
(Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời).
Trong các cuộc đàm phán đó có cuộc đàm phán về biên giới năm 1078 do Đào Tòng Nguyên dẫn đầu và cuộc đàm phán năm 1084 do Trạng nguyên khai khoa Lê Văn Thịnh dẫn đầu. Trong thư gửi cho vua nhà Tống đòi đất, vua Lý Nhân Tông viết: “Mặc dầu những đất ấy nhỏ bé nhưng vẫn khiến lòng tôi đau xót, luôn luôn nghĩ đến cả trong giấc mộng.”
Ngoài việc dùng quân sự đánh úp, giải phóng Châu Quang Lang, ngay sau khi đại quân Tống rút lui, đấu tranh kiên trì của triều đình kết hợp với đấu tranh của nhân dân: bắn lén, bỏ thuốc độc cộng thêm khí hậu khắc nghiệt, khiến cho, theo Tống sử, đội quân đồn trú của nhà Tống mỗi năm tổn thất 70%-80%, và năm 1079 mặc dầu đã đổi tên Châu Quảng Nguyên thành Thuận Châu vẫn đành coi là vùng “Đất độc” và trả lại cho ta và năm 1084 trả lại cho ta vùng Bảo Lạc, Túc Tang.
Khi đi đàm phán biên giới, sứ thần ta đã tặng cho nhà Tống 5 thớt voi khiến cho, theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, người Tống có thơ rằng: “Nhân tham Giao Chỉ tượng, khước thất Quảng Nguyên kim” nghĩa là: vì tham voi của Giao Chỉ mà bỏ mất vàng của Quảng Nguyên (họ đã đánh giá sai nguyên nhân dẫn đến việc trả lại đất).
Trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí viết năm 1821, Phan Huy Chú nhận xét là trong đàm phán về biên giới đời Lý có hai mặt mạnh: một là có “oai thắng trận”, hai là “sứ thần bàn bạc, lời lẽ thung dung, khôn khéo”.
Nhà Trần đã bố trí các trọng thần phụ trách các hướng biên giới: Tướng quốc Thái sư Trần Thủ Độ phụ trách hướng Lạng Sơn, Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật phụ trách hướng Hà Giang, Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư phụ trách hướng Đông Bắc (người thay Nhân Huệ Vương là con Hưng Đạo Đại Vương, Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng).
Thế kỷ 15, vua Lê Thái Tổ đã cho khắc vào vách núi đá ở Hòa Bình để nhắc con cháu:
“Biên phòng hảo vị trù phương lược
Xã tắc ưng tư kế cửu an”
(Tạm dịch: việc biên phòng cần có phương lược phòng thủ; đất nước phải lo kế lâu dài).
Năm 1473, vua Lê Thánh Tông chỉ thị cho những người đi giải quyết vấn đề biên giới với nhà Minh: “Chớ để họ lấn dần, nếu các ngươi dám lấy một thước núi, một tấc sông tổ tiên để lại mà đút mồi cho giặc thì tội phải tru di”.
Năm 1466, khi quân Minh cướp bóc vùng Thông Nông, Bảo Lạc thuộc tỉnh Cao Bằng, một mặt nhà vua phản kháng đòi nhà Minh phải bồi thường, mặt khác ra lệnh đày 2 người chỉ huy ở Cao Bằng đi xa về tội phòng giữ biên giới không cẩn mật và ra sắc dụ cho các tỉnh biên giới: “Người bầy tôi giữ đất đai của triều đình, chức phận là phải bảo toàn cảnh thổ, yên uỷ nhân dân, bẻ gẫy những mũi nhọn tiến công, chống lại những kẻ khinh rẻ nước mình”
Luật Hồng Đức công bố năm 1483 có điều khoản 74, 88 về bảo vệ đất đai ở biên giới như sau: “Những người bán ruộng đất ở biên cương cho người nước ngoài thì bị tội chém”; quan phường xã biết mà không phát giác cũng bị tội; “Những người đẵn tre, chặt gỗ ở nơi quan ải thì bị xử tội đồ” (đồ là đày đi làm khổ sai).
Chính nhờ cuộc đấu tranh kiên cường, bền bỉ, thông minh, khôn khéo của các thế hệ Việt Nam nối tiếp, mặc dầu trong tình hình so sánh lực lượng rất chênh lệch, phong kiến phương Bắc luôn luôn có ý đồ thôn tính, lấn chiếm nhưng biên cương phía Bắc nước ta vẫn hình thành rõ rệt và ổn định về cơ bản từ ngàn năm nay.
Tạp chí Géographer của Vụ tình báo và nghiên cứu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 29/10/1964 thừa nhận: “Sau hơn 10 thế kỷ bị đô hộ, năm 939 Bắc Kỳ phá vỡ ách đô hộ của Trung Quốc và thành lập vương quốc Đại Cồ Việt ... Nhà nước mới này đã bảo vệ được nền độc lập của mình ... Một đường biên giới gần giống như ngày nay dường như đã tồn tại giữa hai quốc gia” cách đây 10 thế kỷ.
Trong bài “Tổng Tụ long và đường biên giới Trung Quốc - Bắc Kỳ” năm 1924, Bonifacy, tư lệnh đạo quan binh Hà Giang đầu thế kỷ 20 viết: “Đường biên giới lịch sử giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được xác định một cách hoàn hảo (parfaitement défini). Khi cần, người Việt Nam biết bảo vệ các quyền của họ, mặc dầu người Trung Quốc cho rằng không thể có đường biên giới giữa Việt Nam và Thiên Triều”.
Điều mà con cháu ngày nay vô cùng cảm kích, khâm phục, biết ơn là ông cha ta chẳng những chăm lo bảo vệ vững chắc biên cương đất liền mà còn rất quan tâm xác lập và bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên vùng biển.
Tiếp theo hành động buộc sứ thần Trung Quốc phải thừa nhận “hải giới” Việt Nam cuối thế kỷ thứ 10, nhà Lý đã thành lập trang Vân Đồn để quản lý vùng biển Đông Bắc; nhà Trần nâng trang Vân Đồn thành trấn Vân Đồn trực thuộc triều đình; nhà Lê đặt tuần kiểm ở các cửa biển để quản lý biển, thu thuế các tàu thuyền nước ngoài. Do vậy chủ quyền Việt Nam trên các đảo vùng biển Đông Bắc được xác lập sớm.
Đến thế kỷ 19, khi Pháp và nhà Thanh đàm phán về vùng biển trong Vịnh Bắc bộ thì không có tranh chấp về chủ quyền đối với các đảo ở vùng này, nhà Thanh phải thừa nhận tất cả các đảo ở phía Tây đường kinh tuyến Paris 105o43' Đông là thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Năm 1171, 1172, vua Lý Anh Tông đích thân đi “tuần tra các hải đảo ngoài biển ở địa giới các phiên bang Nam, Bắc, tìm hiểu đường đi, vẽ bản đồ và ghi chép phong vật”.
Ở phía Nam, các chúa Nguyễn sau khi xác lập chủ quyền Việt Nam đối với các đảo dọc bờ biển miền Trung và miền Nam: Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quý

File đính kèm:

  • docTư liệu Lịch Sử VN hiện đại.doc
Giáo án liên quan