Đề kiểm tra tập làm văn học kỳ I môn Ngữ văn 8

ĐỀ BÀI

Câu 1: (2 điểm): Cảm nhận của em về câu văn sau: “. Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.” ( Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng).

Câu 2(2 điểm)

- Trình bày khái niệm từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, nêu các cách trình bày đoạn văn?

Câu 3 (6 điểm): Tôi thấy mình đã khôn lớn.

 

 

doc1 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2300 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra tập làm văn học kỳ I môn Ngữ văn 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN NGỮ VĂN 8
ĐỀ KIỂM TRA TẬP LÀM VĂN HỌC KỲ I
Bài viết số 1
Thời gian: 90p
Năm học: 2013-2014
ĐỀ BÀI
Câu 1: (2 điểm): Cảm nhận của em về câu văn sau: “... Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.” ( Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng).
Câu 2(2 điểm)
- Trình bày khái niệm từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, nêu các cách trình bày đoạn văn?
Câu 3 (6 điểm): Tôi thấy mình đã khôn lớn.
ĐÁP ÁN
 Câu 1: Nếu người quay lại ấy là người khác thì khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. 
- Bóng dáng người mẹ xuất hiện trước cặp mắt trông đợi mỏi mòn của đứa con giống như dòng suối trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.
- So sánh nhằm diễn tả nỗi khao khát gặp mẹ mãnh liệt và tột bậc. Nỗi khao khát tình mẹ đang cháy sôi trong tâm hồn non nớt của đứa trẻ mồ côi. Cũng như người bộ hành kia, nếu đó không phải là mẹ thì đứa con tội nghiệp ấy sẻ gục ngã, quỵ xuống kiệt sức trong nỗi khát thèm, trong sự tuyệt vọng đến tột cùng
- Cái hay và hấp dẫn của hình ảnh so sánh là những giả thiết tác giả tự đặt ra nhằm cực tả nỗi xúc động của tâm trạng trong tình huống cụ thể. Đây là một so sánh độc đáo, mới lạ và phù hợp với việc bộc lộ tâm trạng từ hi vọng tột cùng đến tuyệt vọng tột cùng. 
 Câu 2 
Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt.
Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn thường đủ hai thành phần chính(CN,VN) có thể đứng đầu hoặc cuối đoạn.
Các cách trình bày đoạn văn: Diễn dịch, song hành, móc xích
Câu 3
MB: Giới thiệu khái quát bản thân và nhận thức về việc đã khôn lớn.
TB: -Xác định trình tự kể, tả: Kể theo ngôi thứ nhất “tôi”, kể một sự việc chứng tỏ tôi đã khôn lớn. Chẳng hạn: trước một ham muốn bỏ học đi chơi, tôi đã bỏ chơi để đi học hoặc trước một thái độ thiếu thiện chí của bạn khác tôi đã không chấp, không văng tục mà ứng xử như một người có văn hoá.
KB: Cảm xúc, niềm tự hào khi mình đã khôn lớn.
(Học sinh phải xác định được phương thức biểu đạt là tự sự, miêu tả và biểu cảm. .
Trình bày ở ngôi thứ nhất. Cấu trúc của văn bản được thể hiện rõ ràng, có thể hiện rõ chủ đề, có thể vận dụng các cách trình bày các đoạn văn).

File đính kèm:

  • docbai viet so 1.doc
Giáo án liên quan