Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 17

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- Hiểu được khái niệm từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

- Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết, hiểu ý nghĩa của một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

- Dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phù hợp với tình huống giao tiếp.

3. Thái độ: Có ý thức trau dồi vốn từ, yêu mến tiếng Việt, sử dụng trong giao tiếp nói, viết phù hợp.

* Kỹ năng sống: Nhận biết, sáng tạo, chủ động

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: Giáo án, tư liệu tham khảo, Bảng phụ.

2. Học sinh: Đọc bài và soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn

C. Tiến trình lên lớp

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 4700 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
`Ngày soạn: 31/8/2013 
Ngày giảng: 8A: /9/2013
	 8B: /9/2013
Tiết 17
TỪ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết, hiểu ý nghĩa của một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- Dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phù hợp với tình huống giao tiếp.
3. Thái độ: Có ý thức trau dồi vốn từ, yêu mến tiếng Việt, sử dụng trong giao tiếp nói, viết phù hợp.
* Kỹ năng sống: Nhận biết, sáng tạo, chủ động
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Giáo án, tư liệu tham khảo, Bảng phụ.
2. Học sinh: Đọc bài và soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn
C. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp: 8A :…………………….8B :………………
2. Kiểm tra bài cũ: 
Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh. Cho ví dụ?
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
GV gợi nhắc HS nhớ lại kiến thức về từ ngữ địa phương. Dẫn dắt vào bài mới.
* Hoạt động 2. Tìm hiểu về từ ngữ địa phương.
- Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là từ ngữ địa phương. Nhận biết được các từ địa phương.
- Phương pháp: Phân tích, thực hành, gợi mở.
- Thời gian: 7’
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
- Đọc ví dụ SGK - 56
H. Hai từ “bắp”, “bẹ” đều có nghĩa là “ngô” vậy 3 từ này, từ nào được sử dụng nhiều hơn?
+ Từ “ngô” được sử dụng nhiều hơn (phổ biến hơn) vì nó nằm trong vốn từ vựng toàn dân có tính chuẩn mực văn hoá cao.
H.Từ nào là từ địa phương? Tại sao?
+ Hai từ “bắp”, “bẹ” là những từ địa phương vì nó chỉ được dùng trong phạm vi hẹp chưa có tính chuẩn mực văn hoá.
- Vậy em hiểu thế nào là từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương?
* Bài tập nhanh: Các từ: mè đen, trái thơm có nghĩa là gì? Chúng là từ địa phương ở vùng nào?
- Nghĩa là: vừng đen, quả dứa
- Từ ngữ địa phương Nam Bộ.
I. Từ ngữ địa phương
1. Ví dụ: SGK- T56.
2. Nhận xét
- Từ “ngô” được sử dụng phổ biến-> từ toàn dân
- Từ “bắp, bẹ” chỉ sử dụng ở một số địa phương-> từ địa phương
* Ghi nhớ: SGK- T56
* Hoạt động 3. Biệt ngữ xã hội:
- Mục tiêu: HS hiểu thế nào là biệt ngữ xã hội.
- Phương pháp: Phân tích mẫu, thực hành.
- Thời gian: 7’.
- Đọc VD SGK – 57
H. Từ “mẹ” và từ “mợ” trong đoạn văn nói về ai?
H- Tại sao tác giả lại dùng từ “mẹ” và “mợ” để chỉ cùng 1 đối tượng?
H- Trước CM T8 trong tầng lớp XH nào thường dùng các từ “cậu, mợ” để chỉ cha mẹ?
H- Trong ví dụ b, các từ “ngỗng” “trúng tủ” có nghĩa là gì? Tầng lớp nào trong XH thường dùng các từ này?
H. Vậy thế nào là biệt ngữ xã hội?
* Bài tập nhanh: Cho biết các từ ngữ: trẫm, khanh, long sàng, ngự thiện có nghĩa là gì? Tầng lớp nào thường dùng các từ này?
- Trẫm: cách xưng hô của vua.
- Khanh: cách vua gọi các quan.
- Long sàng: giường của vua.
- Ngự thiện: vua dùng bữa.
 Tầng lớp vua quan trong triều đình phong kiến thường dùng các từ này.
II. Biệt ngữ xã hội
Ví dụ: SGK- 57
2. Nhận xét
- ví dụ a
+ Từ “mẹ” để miêu tả những suy nghĩ của nhân vật.
+ Từ “mợ” để nhân vật xưng hô đúng với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp. Tầng lớp XH trung lưu ngày xưa hay dùng
- ví dụ b
+ “ngỗng” = điểm 2
+ “trúng tủ” = đúng cái phần đã học thuộc lòng.
® tầng lớp SV, HS thường dùng
* Ghi nhớ: SGK- T57
* Hoạt động 4. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
- Mục tiêu: HS hiểu cách sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội phù hợp hoàn cảnh giao tiếp.
- Phương pháp: Phân tích mẫu, thực hành.
- Thời gian: 7’.
- học sinh quan sát lại các từ in đậm ở các ví dụ.
H. Có phải mọi trường hợp ta đều dùng các từ in đậm đó không? vì sao?
- Không.
H. Vậy khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần chú ý điều gì?
- Đối tượng giao tiếp, tình huống giao tiếp, hoàn cảnh đạt hiệu quả giao tiếp.
H. Trong các tác phẩm thơ, văn, tác giả có thể sử dụng lớp từ này, có tác dụng gì?
H. Có nên sử dụng lớp từ này tùy tiện không? Tại sao?
- Không, vì dễ gây sự tối nghĩa, khó hiểu.
H. Cho biết, cách sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
III. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội
1. Ví dụ
2. Nhận xét
- Các từ in đậm dùng để tô đậm sắc thái địa phương, tính cách nhân vật.
* Ghi nhớ: SGK- T58
* Hoạt động 5. Luyện tập.
- Mục tiêu: HS hiểu cách sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội. Tìm từ ngữ toàn dân tương ứng với từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cho trước.
- Phương pháp: Phân tích mẫu, thực hành, hoạt động nhóm.
- Thời gian: 14’.
- HS đọc bài tập.
- GV HD học sinh làm các bài tập
Gọi Hs TB lên bảng làm bài tập
GV Gọi HS phát biểu cá nhân
Bài 3 hs về nhà làm
GV đưa ví dụ minh họa cho hs chỉ ra từ địa phương
 - Cau khô ăn với hạt bèo
Lấy chồng đò dọc, ráo chèo, hết ăn.
- Nước lên săm sắp bờ đình
Một trăm nuộc chạc, em chung tình nuộc mô?
 - Một trăm chiếc nốc chèo xuôi
Không có chiếc mô chèo ngược để ta gửi lời viếng thăm.
 ( Hát ví dặm Nghệ Tĩnh).
IV. Luyện tập
* Bài 1:	
Từ ngữ địa phương 	Từ ngữ toàn dân
	Dề	Về	
	Dui	Vui	
 Té	Ngã	
* Bài 2:
- Học gạo: học thuộc lòng một cách máy móc.
- Học tủ: đoán mò một số bài nào đó để học thuộc lòng, không ngó ngàng gì tới bài khác.
- Gậy: điểm 1
Bài 4: ( Tham khảo STK – 102)
Bây chừ sông nước về ta
 Đi khơi đi lộng, thuyền ra thuyền vào.
...
 Gan chi, gan rứa mẹ nờ?
 Mẹ rằng: cứu nước, mình chờ chi ai?
 ( Tố Hữu)
Răng: sao;	Chi: sao, gì;	
Bây chừ: bây giờ; Rứa: thế, vậy
4. Củng cố: Gv khái quát bài học, nhấn mạnh sự lựa sử dụng từ chọn phù hợp với tình huống giao tiếp.
 5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học phần ghi nhớ.
 - Làm bài tập 3
- Sưu tầm ca dao, hò, vè, thơ, văn có sử dụng TNĐP và BNXH.
 - Chuẩn bị bài tiếp theo “Tóm tắt văn bản tự sự”
Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doctiet 17.doc