Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 - Tuần 12 - Tiết 45 đến tiết 48

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Biết cách đọc - hiểu, nắm bắt một vấn đề xã hội trong một văn bản nhật dung.

- Có thái độ quyết tâm phòng chống thuốc lá.

- Thấy được sức thuyết phục bởi sự kết hợp chặt chẽ phương thức lập luận và thuyết minh trong văn bản.

B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức:

- Mối nguy hại ghê ghớm toàn diện của tệ nghiện thuốc lá đối với sức khỏe con người và đạo đức xã hội.

- Tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt lập luận và thuyết minh trong văn bản.

2. Kĩ năng:

- Đọc- hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.

- Tích hợp với phần Tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh một vấn đề của đời sống xã hội.

3. Thái độ:

- Nhận thức tác hại của thuốc là, không hút thuốc lá, tuyên truyền tác hại của thuốc lá.

C. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, phát vấn, phân tích, nêu vấn đề.

 D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc10 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 976 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 - Tuần 12 - Tiết 45 đến tiết 48, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hóa.
- Để có tiến hút thuốc thanh thiếu niên phải sinh ra trộm cắp 
- Từ nghiện thuốc có thể dẫn đến nghiện ma tuý.
=> Huỷ hoại lối sống nhân cách của con người Việt Nam, nhất là thanh thiếu niên.
3. Tổng kết:
a.Nghệ thuật: 
- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động.
- Sử dụng nghệ thuật so sánh để thuyết minh vấn đề y học.
B Nội dung: 
Ý nghĩa văn bảnVăn: bản chỉ ra tác hại của thuốc lá, phê phán kêu gọi mọi người ngăn ngừa tệ nạn hút thuốc lá.
- Ghi nhớ sgk/121
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
 Bài cũ: Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về tác hại của tệ nghiện thuốc lá và khói thuốc lá đối với sức khoẻ của con người và cộng đồng.
Bài mới: 
- Soạn bài “Bài toán dân số”.
E. RÚT KINH NGHIỆM:	
 _________________________________________
Tuần: 12 Ngày soạn: 02/11/2014
Tiết: 46 Ngày dạy: 05/11/2014 
	 Tiếng Việt: CÂU GHÉP ( Tiếp theo)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
	- Nắm chắc mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép.
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Mối quan hệ về ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép.
- Cách thể hiện mối quan hệ giữa các vế câu ghép. 
2. Kĩ năng: 
- Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép dựa vào văn cảnh, hoàn cảnh giao tiếp.
- Tạo lập tương đối thành thạo câu ghép phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
 	3.Thái độ: Sử dụng câu ghép có nội dung ý nghĩa rõ ràng. 
C. PHƯƠNG PHÁP: Tích hợp văn bản “ Tôi đi học”, phát vấn, phân tích ví dụ.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh 
Lớp 8A5
Lớp 8A6
Vắng:
Phép..Không .
Vắng:
Phép..Không
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Kiểm tra 15’ (đề và đáp án cuối giáo án)
3. Bài mới : 
- Các em đã biết thế nào là câu ghép, cách nối các vế câu ghép. Tại sao các vế câu ghép có nhiều cách nối khác nhau? Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về câu ghép để thấy mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG BÀI DẠY
 HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu chung
- Gv treo bảng phụ ghi ví dụ
(?) Xác định quan hệ từ và gọi tên quan hệ về ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép ?
- a.Vế A: kết quả, vế B : nguyên nhân 
(?) Mỗi vế biểu thị ý nghĩa gì ?
- Vế A: biểu thị ý nghĩa khẳng định
- Vế B : biểu thị ý nghĩa giải thích .
(?) Qua phân tích các ví dụ trên, hãy cho biết các vế của câu ghép có quan hệ với nhau như thế nào ? Và nêu những quan hệ thường gặp ? (Ghi nhớ sgk)
(?) Để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu chúng ta phải dựa vào đâu ? 
- Dựa vào ngữ cảnh và quan hệ từ. 
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn Luyện tập:
Bài tập 1 yêu cầu chúng ta điều gì ?
- Thảo luận nhóm trình bày bổ sung cho nhau.
- Gv: Nhận xét, đánh giá.
Bài tập thêm: Rèn học sinh yếu - kém luyện tập viết đoạn văn.
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học
- Chọn một đoạn văn đã học, tìm câu ghép và phân tích quan hệ ý nghĩa.
- Chuẩn bị bài “Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm”.Tìm vài ví dụ trong Sgk có dùng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
I.TÌM HIỂU CHUNG
1. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu
a. Tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta giàu đẹp.
 à Quan hệ nguyên nhân - kết quả ( bởi vì)
b. Chúng ta phải học để cha mẹ vui lòng.
à Quan hệ mục đích ( để)
c. Tuy nó còn bé nhưng nó biết hai thứ tiếng.
à Quan hệ tương phản ( tuy- nhưng)
d. Gió càng thổi mây càng trôi
à Quan hệ tăng tiến (Càng- càng)
2.Ghi nhớ : sgk/123
II. LUYỆN TẬP:
Bài 1 : Quan hện ý nghĩa giữa các vế câu trong những câu ghép:
a. Vế (1) và (2 ) là quan hệ nguyên nhân kết quả vế chứa vì chỉ nguyên nhân.
- Quan hệ giữa vế câu ( 2 )và vế câu (3 ) là quan hệ giải thích, vế câu (3 )giải thích cho điều ở vế câu (2)
b. Hai vế câu có quan hệ điều kiện – kết quả 
c. Các vế câu có quan hệ tăng tiến 
d. Các vế câu có quan hệ tương phản 
e. Có 2 câu ghép . Câu đầu dùng từ rồi nối 2 vế câu, từ này chỉ quan hệ thời gian nối tiếp. Câu sau không dùng quan hệ từ nối 2 vế, thế nhưng vẫn ngầm hiểu được quan hệ giữa hai vế câu là quan hệ nguyên nhân.
Bài tập thêm: viết đoạn văn có sử dụng câu ghép
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
 Bài cũ: 
- Tìm câu ghép và phân tích quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu của những câu ghép trong một đoạn văn cụ thể.
 Bài mới: 
- Soạn bài “ Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm”.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
..
Tuần: 12 Ngày soạn: 03/11/2014
Tiết: 47 Ngày dạy: 06/11/2014 
Tập làm văn: PHƯƠNG PHÁP LÀM VĂN THUYẾT MINH
 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nâng cao hiểu biết và vận dụng các phương pháp thuyết minh trong việc tạo lập văn bản.
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Kiến thức về văn bản thuyết minh (trong cụm các bài học về văn bản thuyết minh đã học và sẽ học)
- Đặc điểm, tác dụng của phương pháp thuyết minh.
- Nhận rõ yêu cầu, tác dung của các phương pháp thuyết minh . 
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết và vận dụng các phương pháp thuyết minh thông dụng.
- Rèn luyện khả năng quan sát để nắm bắt được bản chất cảu sự vật.
- Tích lũy và nâng cao tri thức đời sống.
 	- Phối hợp sử dụng các phương pháp thuyết minh để tạo lập văn bản thuyết minh theo yêu cầu.
- Lự chọn phương pháp phù hợp như định nghĩa, so sánh, phân tích, liệt kê để thuyết minh về nguồn gốc, đặc điểm, công dụng của đối tượng.
3. Thái độ: Tích cực tiếp thu bài giảng để biết nhiều phương pháp thuyết minh.
C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, tích hợp, thuyết giảng... 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh 
Lớp 8A5
Lớp 8A6
Vắng:
Phép.Không 
Vắng:
Phép..Không...
2.Kiểm tra bài cũ: 
 	- Thế nào là văn bản thuyết minh ? 
 	- Nêu đặc điểm chung của văn bản thuyết minh ?
3. Bài mới : 
 	 Văn bản thuyết minh là loại văn bản cung cấp tri thức về mọi mặt đời sống. Vậy muốn có một tri thức ( kiến thức) về một đối tượng nào đó để thuyết minh thì chúng ta phải làm như thế nào? Có những phương pháp thuyết minh nào? Tiết học hôm nay, sẽ trả lời cho câu hỏi đó
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG BÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
 Hs đọc ví dụ a phần 2 sgk 
(?) Các câu định nghĩa, giải thích thường đứng ở vị trí như thế nào trong bài văn thuyết minh và có sử dụng từ gì?
(?) Sau từ ấy, người ta thường cung cấp 1 kiến thức như thế nào?
(?) Hãy định nghĩa “sách là gì ?”, “ bút là gì?”.
 Hs đọc đoạn b 
(?) Em hiểu như thế nào là Phương pháp liệt kê ? Phương pháp liệt kê có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày tính chất của sự việc?
 Hs đọc ví dụ d
(?) Đoạn văn đó cung cấp những số liệu nào? Nếu không có số liệu, có thể làm sáng tỏ được vai trò của cỏ trong thành phố không ?
- Nếu không có số liệu thì không thể làm sáng tỏ vai trò của cỏ trong thành phố 
 Hs đọc ví dụ e
(? Cho biết tác dụng của phương pháp so sánh ?
- Làm nổi bật bản chất của vấn đề cần được thuyết minh 
(?) Hãy cho biết bài Huế đã trình bày các đặc điểm của thành phố Huế theo những mặt nào ? 
(?) Khi nào thì dùng phương pháp phân loại? Dùng phương thức thuyết minh này có tác dụng gì ? 
- Giúp cho người đọc hiểu dần từng mặt của đối tượng một cách có hệ thống cơ sở để hiểu đối tượng một cách đầy đủ, toàn diện .
(?) Vậy muốn bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ người ta sử dụng những phương pháp thuyết minh nào ? ( Ghi nhớ sgk)
 HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn Luyện tập 
 Bài tập 1, 2 yêu cầu điều gì?
- Nhóm 1, 2 làm bài tập 1, nhóm 3,4 làm bài tập 2.
- Gv hướng dẫn Hs làm.
- Hs : Thảo luận trình bày.
- Gv: Nhận xét, đánh giá.
Bài 3:
Hs đọc yêu cầu của đề.
Gv hướng dẫn, hs tự làm.
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học
- Đọc 3 văn bản nhật dụng trong sgk để học tập thêm.
- Chuẩn bị bài “ Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh”.Tìm hiểu các tri thức liên quan đến các đề văn thuyết minh trong bài.
I.TÌM HIỂU CHUNG
 1. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích : 
- Vd sgk/126 
- Có sử dụng từ la, hay dùng đầu đoạn, đầu văn bản.
- Tác dụng: Định nghĩa, chỉ ra bản chất của đối tượng.
2.Phương pháp liệt kê : 
- Vd sgk/127
- Có sử dụng nhiều dấu phẩy, dấu c phẩy.
- Tác dụng:Kể ra hàng loạt những con đặc điểm, tính chất của đối tượng thuyết minh theo một trình tự nhất định.
3. Phương pháp dùng số liệu 
- Vd sgk/127
- Dẫn ra các con số cụ thể.
- Tác dụng: Mang lại kiến thức chính xác, có độ tinh cậy cao.
 4. Phương pháp so sánh : 
- Vd sgk/128
- Có sử dụng các từ so sánh: Hơn, gấp, bằng
- Tác dụng:làm nổi bật bản chất của đối tượng thuyết minh. 
5. Phương pháp phân loại, phân tích
-Vd sgk/128
- Chia đối tượng ra nhiều từng loại, từng mặt để phân tích.
- Tác dụng: Cung cấp kiến thức nhiều mặt cụ thể, rõ ràng.
Ghi nhớ sgk/128
II. LUYỆN TẬP 
Bài 1:
- Kiến thức y học: Tác hại của khói thuốc lá đối với sức khoẻ và cơ chế di truyền giống nòi xã hội.
Bài 2: 
- Các phương pháp thuyết minh trong bài: so sánh đối chiếu, phân tích từng tác hại, nêu số liệu 
Bài 3: 
- Kiến thức về lịch sử, về cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nước; về quân sự; về cuộc sống của nữ thanh niên xung phong thời chông mĩ cứu nước 
- Phương pháp thuyết minh : dùng số liệu và các sự kiện.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
 Bài cũ:
- Sưu tầm đọc thêm các văn bản thuyết minh sử dụng phong phú các phương pháp để học tập.
- Đọc kĩ một số đoạn văn thuyết minh hay.
 Bài mới: 
- Soạn bài “ Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh”.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
..
 __________________________________________
Tuần:12	 Ngày soạn: 03/11/2014
Tiết: 48	 Ngày dạy: 06/11/2014
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN-BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Nhận thức được kết quả cụ thể bài viết của bản thân, những ưu, nhược điểm về các mặt: ghi nhớ, hệ thống hoá kien thức từ các vb đã học 
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG,THÁI ĐỘ.
1.Kiến thức.
- Nắm lại kiến thức các văn bản đã học nhất là những văn bản kiểm tra 
- On tập kiểu văn bản tự sự kết hợp với miêu tả biểu cảm 
2.Kĩ năng.
- Nhận ra lỗi về liên kết vb khi viết bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm 
- Nhận ra những thiếu sót trong khi làm bài kiểm tra văn , nhất là kỉ năng phát biểu cảm nghỉ về một tác phẩm văn học .
3.Thái độ.
- Rút kinh nghiệm và có hướng khắc phục những sai sót trong bài viết của mình.
C.PHƯƠNG PHÁP.
-Vấn đáp – Thảo luận – Giảng bình
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1.Ổn định lớp. 
Lớp 8A5
Lớp 8A6
Vắng:
Phép.Không 
Vắng

File đính kèm:

  • docgiao an ngu van 8 tuan 12.doc
Giáo án liên quan