Giáo án Công nghệ 12 - Bài 22: Thân máy và nắp máy - Võ Thị Hồng Miễn

I. Giới thiệu chung

 Thân máy và nắp máy (còn gọi là khung xương của động cơ) là những chi tiết cố định, dùng để lắp các cơ cấu và hệ thống của động cơ.

 Cấu tạo của thân máy rất đa dạng tùy thuộc vào mỗi loại động cơ. Thân máy thường được chia làm 2 phần:

 + Phần thân xi lanh: dùng để lắp xi lanh.

 + Phần hộp trục khuỷu (cacte): Để lắp trục khuỷu. Cacte có thể làm liền hoặc có thể chia làm 2 nửa: nửa trên và nửa dưới

II. Thân máy:

1. Nhiệm vụ:

Thân máy dùng để lắp các cơ cấu và hệ thống của động cơ.

2. Cấu tạo:

+ Của động cơ làm mát bằng nước có cấu tạo khoang chứa nước làm mát.

+ Của động cơ làm mát bằng không khí có các cánh tản nhiệt.

Xilanh được lắp trong thân xilanh, có dạng hình ống, mặt trụ bên trong được gia công có độ chính xác cao.

 

Xilanh có thể được làm rời hoặc đúc liền với thân xilanh.

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 1612 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 12 - Bài 22: Thân máy và nắp máy - Võ Thị Hồng Miễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Trường: THPT PHÚ HỮU 	Họ tên GSh: VÕ THỊ HỒNG MIỄN. 
Lớp: 11A2. Môn: Công Nghệ	MSSV: 1107623
Tiết thứ: Họ tên GVHD: PHẠM THỊ KIỀU PHƯƠNG
Ngày 27 tháng 02 năm 2014 
CHƯƠNG 6: CẤU TẠO CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
Bài 22: THÂN MÁY VÀ NẮP MÁY
I. MỤC TIÊU
Về kiến thức: Trang bị cho HS một số kiến thức cơ bản về nhiệm vụ và cấu tạo chung của thân máy và nắp máy.
Về kĩ năng: Sau khi học xong bài HS biết được: nhiệm vụ và cấu tạo chung của thân máy và nắp máy; biết được đặc điểm cấu tạo của thân xilanh và nắp máy động cơ làm mát bằng nước và bằng không khí.
Về thái độ: HS biết tầm quan trọng của thân máy và nắp máy; các phương thức và tầm quan trọng phải làm mát động cơ.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Phương pháp: Diễn giảng kết hợp đàm thoại,
Phương tiện: Các hình 22.1, 22.2 và 22.3.
III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ(5 phút): Trình bày nguyên lí hoạt động của động cơ đốt trong ?
 2. Giới thiệu bài mới(3 phút): Trong chương trước ta đã tìm hiểu khái quát cũng như đã tìm hiểu về nguyên lí hoạt động của ĐCĐT. Vậy thì cấu tạo của ĐCĐT gồm những chi tiết nào và để biết thêm từng chi tiết đó có nhiệm vụ gì thì hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu chương 6: Cấu tạo của Động Cơ Đốt Trong. Đầu tiên là bài 22: Thân Máy Và Nắp Máy.
 3. Dạy bài mới:
Nội dung lưu bảng
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Giới thiệu chung
 Thân máy và nắp máy (còn gọi là khung xương của động cơ) là những chi tiết cố định, dùng để lắp các cơ cấu và hệ thống của động cơ.
 Cấu tạo của thân máy rất đa dạng tùy thuộc vào mỗi loại động cơ. Thân máy thường được chia làm 2 phần:
 + Phần thân xi lanh: dùng để lắp xi lanh.
 + Phần hộp trục khuỷu (cacte): Để lắp trục khuỷu. Cacte có thể làm liền hoặc có thể chia làm 2 nửa: nửa trên và nửa dưới
II. Thân máy:
1. Nhiệm vụ:
Thân máy dùng để lắp các cơ cấu và hệ thống của động cơ.
2. Cấu tạo:
+ Của động cơ làm mát bằng nước có cấu tạo khoang chứa nước làm mát.
+ Của động cơ làm mát bằng không khí có các cánh tản nhiệt.
Xilanh được lắp trong thân xilanh, có dạng hình ống, mặt trụ bên trong được gia công có độ chính xác cao.
Xilanh có thể được làm rời hoặc đúc liền với thân xilanh.
 III. Nắp máy:
1 Nhiệm vụ:
 - Dùng để bảo vệ động cơ 
 - Cùng với xilanh và đỉnh piston tạo thành buồng cháy 
 - Là nơi để gá đặt các chi tiết, cụm chi tiết, bố trí các hệ thống phụ trợ.
2 Cấu tạo:
Nắp máy làm mát bằng nước: Dùng cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo, do phải cấu tạo áo nước làm mát nên cấu tạo của lắp máy khá phức tạp.
Nắp máy làm mát bằng không khí: Dùng cơ cấu phân phối khí xupap đặt hoặc động cơ hai kì nên lắp máy thường có cấu tạo đơn giản hơn.
10 phút
10 phút
10 phút
Yêu cầu HS đọc SGK.
 Yêu cầu học sinh quan sát hình 22.1.
 GV diễn giảng.
 GV chia nhóm và cho HS thảo luận nhóm trong vòng 5 phút. 
 Phần thân xilanh và phần cacte phần nào có thể tích lớn hơn? Vì sao?
 Thân máy có vai trò như thế nào trong động cơ?
 Vì sao nói thân máy và nắp máy là khung xương của động cơ?
 GV yêu cầu HS quan sát hình 22.2. Thân máy có nhiệm vụ gì? 
 GV cho HS quan sát hình và chia nhóm thảo luận (2 phút). Hãy so sánh thân máy của ĐC làm mát bằng nước và ĐC làm mát bằng không khí.
 Đánh giá kết quả của HS và tóm lại kết luận nội dung về cấu tạo của thân máy.
 Tại sao thân xilanh làm mát bằng gió lại có cánh tản nhiệt?
 Động cơ xe máy được làm mát bằng gì?
 Căn cứ vào đâu biết được động cơ xe máy làm mát bằng không khí?
 Tại sao trên cacte lại không có áo nước hay các cánh tản nhiệt?
- GV cho HS quan sát hình và cho biết nhiệm vụ của nắp máy là gì?
 Động cơ làm mát bằng nước bộ phận làm mát là gì?
 Động cơ làm mát bằng không khí bộ phận làm mát là gì? 
Dựa vào đâu để phân biệt động cơ xăng hay động cơ điêzen?
 Vì sao trên nắp máy lại cần có bộ phận làm mát?
 Quan sát hình 22.1
 Cácte có thể tích không gian lớn hơn vì phải tạo không gian quay cho trục khuỷu.
 Thân máy dùng để lắp các cơ cấu và hệ thống của động cơ.
 Vì tất cả các cơ cấu và hệ thống của động cơ được lắp trên đó.
 HS quan sát, đọc SGK và trả lời câu hỏi
Thân máy của ĐC làm mát bằng nước có cấu tạo khoang chứa nước làm mát, còn thân máy ĐC làm mát bắng không khí có các cánh tản nhiệt.
 Để tăng diện tích tiếp xúc với không khí.
 Bằng không khí
 Vì bên ngoài thân xilanh (và cả nắp xilanh) có các cánh tản nhiệt.
 Vì cacte ở xa buồng cháy nên nhiệt độ của nó không cao đến mức phải có bộ phận làm mát
- Dùng để bảo vệ động cơ; Cùng với xilanh và đỉnh piston tạo thành buồng cháy; Là nơi để gá đặt các chi tiết, cụm chi tiết, bố trí các hệ thống phụ trợ.
- Nắp máy làm mát bằng nước: Dùng cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo, do phải cấu tạo áo nước làm mát nên cấu tạo của lắp máy khá phức tạp.
 Nắp máy làm mát bằng không khí: Dùng cơ cấu phân phối khí xupap đặt hoặc động cơ hai kì nên lắp máy thường có cấu tạo đơn giản hơn.
 Động cơ có bugi là ĐC xăng, còn lại là ĐC điêzen 
Vì nắp máy là một trong những phần tạo thành buồng cháy. Do vậy khi động cơ làm việc nhiệt độ của nắp máy rất cao
4. Củng cố bài: (5 phút)
Tổng kết bài học, nội dung cơ bản để HS nắm vững lại bài và GV đánh giá được mức độ nắm được bài của HS:
+ Nhiệm vụ và cấu tạo của thân máy (và nắp máy).
+ Đặc điểm cấu tạo thân xilanh của động cơ làm mát bằng nước và bằng không khí.
5. Câu hỏi và bài tập về nhà(2 phút):
Yêu cầu HS về đọc lại bài và tìm ví dụ về các loại động cơ: thân máy liền khối hoặc thân máy gồm một số phần lắp ghép với nhau.
Đọc trước nội dung bài 23 và tìm thông tin liên quan đến bài. 
Có thể yêu cầu HS mang theo dung cụ cho bài học: pittông, thanh truyền, trục khuỷu
 Giáo viên hướng dẫn	Ngày soạn 20/02/2014
 Ngày duyệt 24/02/2014	GSh thực tập
Phạm Thị Kiều Phương 	 Võ Thị Hồng Miễn

File đính kèm:

  • docBài 22 than may nap may.doc