Tài liệu ôn tập Sinh học THCS dành cho giáo viên

1. Virut

 Virut có kích thước rất nhỏ, vài chục đến vài trăm nanômet. Phải quan sát dưới kính hiển vi điện tử với độ phóng đại từ 10 vạn đến 1 triệu lần mới thấy được. Virut có dạng hình que hay hình cầu.

 Virut chưa có cấu tạo tế bào, sống kí sinh trong tế bào vật chủ, phá vỡ tế bào để xâm nhập vào tế bào mới, gây nhiều bệnh hiểm nghèo cho thực vật, động vật và con người.

 Virut rất đơn giản, gồm một lõi là axit nuclêic (ADN hoặc ARN) và một vỏ bọc là prôtêin gọi là capsit gồm nhiều capsome.

2. Thể ăn khuẩn

 Thể ăn khuẩn là virut kí sinh trên vi khuẩn, nhưng có hình thái khác hẳn các virut khác. Khi xâm nhập cơ thể vật chủ, chúng gắn đuôi prôtêin vào tế bào vi khuẩn. Các enzim ở đuôi phân huỷ một chỗ trên màng tế bào vi khuẩn để đưa ADN của thể ăn khuẩn vào. Trong tế bào vi khuẩn bằng cơ chế tự nhân đôi của ADN, phiên mã, thể ăn khuẩn sinh sản rất nhanh phá huỷ tế bào vật chủ tiếp tục xâm nhập vào các tế bào vi khuẩn khác. Mỗi loại thể ăn khuẩn thường chỉ kí sinh trong một loại vi khuẩn nhất định.

3. Vi khuẩn

 Vi khuẩn là những cơ thể đơn bào nhỏ nhất, trung bình từ 1 đến 5 micrômet (mm) (1mm=10-3mm). Vi khuẩn rất đa dạng: hình que (trực khuẩn), hình cầu (cầu khuẩn), hình xoắn (xoắn khuẩn).

 Cấu tạo cơ thể của chúng rất đơn giản, chỉ gồm chất nguyên sinh và màng, chưa có nhân rõ rệt. ADN tập trung ở phần giữa tế bào và chưa có màng ngăn cách với phần tế bào chất ở xung quanh.

 Đa số vi khuẩn kí sinh gây bệnh cho thực vật, động vật và người. Ví dụ, trực khuẩn gây bệnh bạch hầu, bệnh thương hàn, bệnh lao; cầu khuẩn gây bệnh lậu; xoắn khuẩn gây bệnh giang mai, bệnh tả. Có loại vi khuẩn có ích, nhất là những vi khuẩn được sử dụng trong công nghiệp lên men, sản xuất kháng sinh, hoocmôn. Một số hoại sinh, một số có khả năng tự tổng hợp lấy các chất hữu cơ để sống nhờ năng lượng của quá trình phân giải các chất ở môi trường xung quanh, hoặc sử dụng năng lượng của ánh sáng mặt trời do chúng có một chất tượng tự diệp lục ở cây xanh.

 Vi khuẩn sinh sản rất nhanh, khoảng 20 phút lại phân chia một lần theo kiểu trực phân. Với tốc độ đó, sau 6 giờ, từ 1 vi khuẩn sẽ cho 250000 vi khuẩn mới trong những điều kiện thuận lợi về nhiệt độ va` độ ẩm.

 

doc61 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu ôn tập Sinh học THCS dành cho giáo viên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Kiểu hình thay đổi theo giai đoạn phát triển va` điều kiện của môi trường. Trong thực tế khi đề cập tới kiểu hình người ta chỉ quan tâm tới 1 hay một số tính trạng.
  7. Giống thuần chủng: là giống có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, thế hệ con cháu không phân li có kiểu hình giống bố mẹ. Trong thực tế khi đề cập tới giống thuần chủng thường chỉ đề cập tới 1 hay 1 vài tính trạng nào đó mà nhà chọn giống quan tâm tới.
  8. Gen không alen: là các trạng thái khác nhau của các cặp gen không tương ứng tồn tại trên các NST không tương đồng hoặc nằm trên cùng 1 NST thuộc 1 nhóm liên kết.
  9. Tính trạng trội: là tính trạng biểu hiện khi có kiểu gen ở dạng đồng hợp tử trội hoặc dị hợp tử. Thực tế có trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn.
  10. Tính trạng lặn: là tính trạng chỉ xuất hiện khi kiểu gen ở trạng thái đồng hợp lặn.
  11. Lai phân tích: là phương pháp lấy cơ thể cần kiểm tra kiểu gen lai với cơ thể mang cặp gen lặn. Nếu đời con không phân tính thì cơ thể cần kiểm tra kiểu gen la` đồng hợp tử trội, nếu đời con phân tính thì có thể đưa kiểm tra kiểu gen dị hợp tử.
  12. Di truyền độc lập: là sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của tính trạng khác và ngược lại.
  13. Liên kết gen: là hiện tượng các gen không alen cùng nằm trong một nhóm liên kết, mỗi gen chiếm một vị trí nhất định gọi là locut. Nếu khoảng cách giữa các gen gần nhau, sức liên kết bền chặt tạo nên sự liên kết gen hoàn toàn. Nếu khoảng cách giữa các gen xa nhau, sức liên kết lỏng lẻo sẽ dẫn tới sự hoán vị gen.
  14. Nhóm gen liên kết: nhiều gen không alen cùng nằm trên 1 NST, mỗi gen chiếm 1 vị trí nhất định theo chiều dọc NST tạo nên 1 nhóm gen liên kết.
 Số nhóm gen liên kết thường bằng số NST đơn trong bộ NST đơn bội của loài.
  15. NST giới tính: là NST đặc biệt khác NST thường, khác nhau giữa cơ thể đực với cơ thể cái. NST đó qui định việc hình thành tính trạng giới tính, mang gen xác định việc hình thành 1 số tính trạng, khi biểu hiện gắn liền với biểu hiện tính trạng giới tính.
  16. Sự di truyền giới tính: Là sự di truyền tính trạng đực cái ở sinh vật luôn tuân theo tỉ lệ trung bình 1 đực: 1 cái tính trên qui mô lớn được chi phối bởi cặp NST giới tính của loài.
  17. Sự di truyền liên kết giới tính: là sự di truyền của các gen nằm ở các vùng khác nhau của NST giới tính khi biểu hiện tính trạng tuân theo qui luật di truyền chéo (gen nằm trên X) hoặc di truyền thẳng (gen nằm trên Y).
  18. Giao tử thuần khiết: là hiện tượng khi phát sinh giao tử, mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền tương ứng là chỉ một mà thôi.
  19. Bản đồ di truyền (bản đồ gen): là sơ đồ sắp xếp vị trí tương đối của các gen trên từng NST theo đường thẳng, mỗi gen chiếm một vị trí nhất định gọi là locut, khoảng cách giữa các gen được xác định vào tần số trao đổi chéo. Tần số giữa các gen càng thấp thì khoảng cách giữa các gen càng gần, tần số giữa các gen càng cao thì khoảng cách giữa các gen càng xa nhau.
CÁC PHÉP LAI ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ TÌM RA CÁC ĐỊNH LUẬT DI TRUYỀN
  1. Lai thuận nghịch 
   Lai thuận nghịch là phép lai thay đổi vị trí của bố mẹ (khi thì dùng dạng này làm bố, khi lại dùng dạng đó làm mẹ) nhằm phát hiện ra các định luật di truyền sau:
+ Định luật di truyền gen nhân và gen tế bào chất. Khi lai thuận nghịch về một tính trạng nào đó mà kết quả đời con không đổi thì đó là di truyền gen nhân. Nếu đời con thay đổi phụ thuộc vào phía mẹ, thì đó là di truyền gen tế bào chất:
 - Ví dụ: di truyền gen nhân:
Lai thuận:
P:	
♀Đậu hạt vàng
x
♂Đậu hạt xanh
AA
↓
aa
F1:
Đậu hạt vàng
Aa
Lai nghịch:
P:
♀Đậu hạt xanh
x
♂Đậu hạt vàng
aa
↓
AA
F1:
Đậu hạt vàng
Aa
 - Ví dụ: di truyền tế bào chất:
Lai thuận:
P:	
♀Đậu hạt vàng
x
♂Đậu hạt xanh
○
↓
●
F1:
Đậu hạt vàng
○
Lai nghịch:
P:
♀Đậu hạt xanh
x
♂Đậu hạt vàng
●
↓
○
F1:
Đậu hạt xanh
●
+ Định luật di truyền liên kết và hoán vị gen:
 Khi lai thuận nghịch mà kết quả đời con thay đổi về tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình khác tỷ lệ di truyền độc lập thì đó là di truyền liên kết và hoán vị gen:
  - Liên kết gen hoàn toàn: 
    Lai thuận: 
F1:
x
ruồi mình xám, cánh dài
↓
ruồi mình đen, cánh cụt
FB:
:
1 mình xám, cánh dài
1 mình đen, cánh cụt
  - Hoán vị gen:
 Lai nghịch: 
F1:
x
ruồi mình xám, cánh dài
↓
ruồi mình đen, cánh cụt
GF1:
0,41BV : 0,41bv
0,09bV : 0,09Bv
1,00bv
FB:
:
:
:
 0,41 mình xám, cánh dài
 0,41 mình đen, cánh cụt
 0,09 mình đen, cánh dài
 0,09 mình xám, cánh cụt
+ Định luật di truyền gen liên kết trên NST giới tính X.
 - Lai thuận:
♀XWXW 
x
♂XwY
ruồi mắt đỏ
↓
ruồi mắt trắng
 1XWXw
:
1XWY
 100% ruồi mắt đỏ
 - Lai nghịch:
 ♀XwXw 
x
 ♂XWY
ruồi mắt trắng
↓
ruồi mắt đỏ
 1XWXw
:
1XwY
1 ♀ ruồi mắt đỏ
 :
1 ♂ ruồi mắt trắng
2. Lai phân tích 
- Khái niệm lai phân tích: Là phép lai lấy cơ thể cần kiểm tra kiểu gen lai với cơ thể mang tính trạng lặn. Nếu đời con không phân tính thì cơ thể đưa kiểm tra là thuần chủng, nếu đời con phân tính thì cơ thể đưa kiểm tra là không thuần chủng.
- Lai phân tích được sử dụng để phát hiện ra các định luật di truyền sau:
+ Di truyền trội lặn của Menđen: lai phân tích về 1 gen xác định 1 tính trạng, kết quả có tỉ lệ kiểu hình 1 : 1.
F1:
Aa
x
aa
Đậu hạt trơn
↓
Đậu hạt nhăn
FB:
1Aa
:
1aa
1 đậu hạt trơn
1 đậu hạt nhăn
+ Di truyền tương tác nhiều gen xác định một tính trạng trong trường hợp tương tác bổ trợ, tương tác át chế, tương tác cộng gộp. Với tỉ lệ kiểu hình của phép lai phân tích về một tính trạng là 1 : 1 : 1 : 1 hoặc 3 : 1 hoặc 1 : 2 : 1
 *
F1:
AaBb
x
aabb
gà mào hồ đa`o
↓
gà mào hình lá
FB:
1AaBb
:
1Aabb
:
1aaBb
:
1aabb
 1 gà mào hồ đa`o : 1 gà mào hoa hồng : 1 gà mào hạt đậu : 1 gà mào hình lá
 *
F1:
AaBb
x
aabb
cây cao
↓
cây thấp
FB:
:
 1 cao 3 thấp
 *
F1:
DdFf 
x
ddff
bí quả dẹt 
↓
bí quả dài
FB:
1DdFf
 : 1Ddff : 1ddFf : 
1ddff
1 bí quả dẹt
: 2 bí quả tròn : 
1 bí quả dài
+ Định luật di truyền liên kết (hoặc có thể la` đa hiệu gen)
 Nếu lai phân tích về 2 cặp tính trạng trở lên mà có tỉ lệ kiểu hình là 1 : 1 thì đó là di truyền liên kết gen hoặc di truyền đa hiệu gen.
* Liên kết gen:
F1:
x
ruồi mình xám, cánh dài
↓
ruồi mình đen, cánh cụt
FB:
:
1 mình xám, cánh dài
1 mình đen, cánh cụt
* Di truyền đa hiệu:
F1:
Vv
x
vv
ruồi cánh dài, đốt thân dài
↓
ruồi cánh ngắn, đốt thân ngắn
FB:
1Vv
:
1vv
1 cánh dài, đốt thân dài 
:
1 cánh ngắn, đốt thân ngắn
 ( muốn phân biệt hiện tượng liên kết gen hoàn toàn với hiện tượng di truyền đa hiệu phải đặt điều kiện cho phép lai).
- Định luật hoán vị gen:
 Nếu khi lai phân tích về 2 cặp tính trạng do 2 cặp gen chi phối mà có tỉ lệ kiểu hình khác 1 : 1 : 1 : 1 thì đó là hiện tượng hoán vị gen.
F1:
x
ruồi mình xám, cánh dài
↓
ruồi mình đen, cánh cụt
GF1:
0,41BV : 0,41bv
0,09bV : 0,09Bv
1,00bv
FB:
Kiểu gen(4):
:
:
:
            Kiểu hình (4): 0,41 mình xám, cánh dài
 0,41 mình đen, cánh cụt
            0,09 mình xám, cánh cụt
 0,09 mình đen, cánh dài
3. Phân tích kết quả phân li kiểu hình ở F2. 
 Khi cho F1 lai với nhau. Có thể phát hiện ra các định luật di truyền sau:
- Định luật phân tính trong lai 1 cặp tính trạng do 1 cặp gen chi phối có hiện tượng trội hoàn toàn hoặc trội không hoàn toàn:
*
F1:
Aa
x
Aa
Thân cao
↓
Thân cao
F2: 
Kiểu gen(3): 
1AA 
:
2 Aa
 : 
1aa
Kiểu hình (2):
3 thân cao
: 
1 thân thấp
* 
F1:
x
Hoa hồng
↓
Hoa hồng
F2: 
1AA
:
:
1aa
1 hoa đỏ
:
2 hoa hồng
:
1 hoa trắng
- Định luật di truyền tương tác nhiều gen xác định một tính trạng. Nếu khi lai một tính trạng mà có tỉ lệ kiểu hình : 9 : 3 : 3 : 1 ; 9 : 7 ; 9 : 6 : 1 ; 9 : 3 : 4 ; 12 : 3 : 1 ; 15 : 1.
 Thì các trường hợp di truyền trên là tương tác gen bổ trợ, tương tác át chế, tương tác cộng gộp.
 Ví dụ 1:
F1:
AaBb
cây cao
x
AaBb
cây cao
GF1:
AB, Ab, aB, ab
↓
AB, Ab, aB, ab
F2: 
Kiểu gen (9) :
1AABB : 2AaBB : 1aaBB
2AABb : 4 AaBb : 2aaBb
1AAbb : 2Aabb : 1aabb
Kiểu hình (2):
9 cây cao : 7 cây thấp
Ví dụ 2
F1:
IiAa
quả trắng
x
IiAaIiAa
quả trắng
GF1:
IA, Ia, iA, ia
↓
IA, Ia, iA, ia
F2: 
Kiểu gen (9) :
1IIAA : 2IiAA : 1iiAA
2IIAa : 4IiAa : 2iiAa
1IIaa : 2Iiaa : 1iiaa
Kiểu hình (3):
12 quả trắng
3 quả vàng
1 quả xanh
- Định luật di truyền độc lập: Nếu khi lai nhiều tính trạng mà tỉ lệ mà các tính trạng đó nghiệm đúng công thức kiểu hình (3 : 1)n thì các tính trạng đó di truyền độc lập.
F1:
AaBb
x
AaBb
Đậu hạt trơn, màu vàng
↓
Đậu hạt trơn, màu vàng
F2: 
Kiểu gen (9) :
1AABB : 2AaBB : 1aaBB
2AABb : 4 AaBb : 2aaBb
1AAbb : 2Aabb : 1aabb
Kiểu hình (4):
9 hạt trơn, màu vàng
3 hạt trơn, màu xanh
3 hạt nhăn, màu vàng
1 hạt nhăn, màu xanh
- Định luật di truyền liên kết gen hoàn toàn: Nếu lai 2 cặp tính trạng do 2 cặp gen chi phối mà tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 3 : 1 hoặc 1 : 2 : 1 thì các tính trạng di truyền liên kết hoàn toàn.
* 
F1:
x
Cây cao, quả tròn
↓
Cây cao, quả tròn
F2: 
Kiểu gen (3) :
Kiểu hình (2):
3 cây cao, quả tròn : 1 cây thấp, quả dài
* 
F1:
x
Cây cao, quả tròn
↓
Cây cao, quả tròn
F2: 
Kiểu gen (3) :
Kiểu hình (3):
1 cây cao, quả dài
2 cây cao, quả tròn
1 cây thấp, quả tròn
- Định luật hoán vị gen: Khi kết quả lai ở F2 giữa 2 cặp tính trạng do 2 cặp gen chi phối có tỉ lệ kiểu hình khác 9 : 3 : 3 : 1 thì các tính trạng được di truyền theo định luật hoán vị gen (người học tự cho ví dụ minh hoạ)
CÁC ĐỊNH LUẬT DI TRUYỀN MỘT TÍNH TRẠNG
1. Định luật tính trội 
 Khi lai 2 cơ thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì cơ thể lai F1 chỉ biểu hiện một trong 2 tính trạng của bố hoặc mẹ. Tính trạng được biểu hiện gọi là tính trạng trội, tính trạng kia không được biểu hiện gọi là tính trạng lặn.
 P: AA x aa
 cao ↓ thấp
 F1: Aa
 Cao
2. Định luật phân li F2. 
 Khi cho các cơ thể lai thuộc thế hệ thứ nhất giao phối với nhau (hoặc tự thụ phấn) thì ở thế hệ thứ hai có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ xấp xỉ 3 trội : 1 lặn.
3. Định luật trội trung gian 
 Khi lai 2

File đính kèm:

  • docON TAP SINH HOC DANH CHO GV.doc