Giáo trình Miễn dịch học - Chương I: Lịch sử và hướng phát triển của miễn dịch học

 

 

3.2. Huyết thanh học

Với huyết thanh trị liệu cũng vậy. Trước đây người ta dùng huyết thanh lấy từ ngựa, cừu được mẫn cảm chống vi khuẩn gây bịnh; sau đó người ta dùng huyết thanh lấy từ người vừa khỏi bịnh, rồi dùng phần gamma-globulin chiết tách từ những huyết thanh có kháng thể ấy. Ngày nay với kỹ thuật tế bào lai người ta đã có huyết thanh đơn clon chỉ chống một nhóm quyết định kháng nguyên quan trọng sinh bịnh mà thôi. Ví dụ huyết thanh idiotype chống tự kháng thể thấy trong bịnh đái đường tự mẫn, huyết thanh chống tự interleukin-6 để chống viêm, những kháng thể đơn clon dùng trong trị liệu (thỏ, chuột ) nhưng người ta chưa lường được hết tác dụng vì cái mạng lưới cực kỳ phức tạp ấy. Những kháng nguyên đơn clon đã được dùng rộng rãi dể chẩn đoán trong những kỹ thuật tân kỳ như ELISA, RIA

Hai chất cytokin hiện nay được dùng tương đối rông rãi là IFN, và Interleukin-2. Interferon được dùng chủ yếu trong bịnh lokoz kinh và lokoz có bạch cầu lông. Còn Il-2, thì đang được dùng ex-vivo trong nhiều bệnh ung thư đã có kết quả. Dù sao chúng còn nằm trong phạm vi thử nghiệm và còn quá đắt.Ví dụ giá cho một năm điều trị lokoz (leucose) bằng IFN lên tới 20.000USD. Theo Boston Chemicals Consultant, trong số 65tỷ USD tiền bán các chế phẩm sinh học năm 1990 trên thị trường thế giới ,tiền bán những chất chính như IL, IFN, TNF, CSF

 

doc12 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 828 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Miễn dịch học - Chương I: Lịch sử và hướng phát triển của miễn dịch học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 khoảng trên dưới 20.000 người nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến miễn dịch học và mỗi ngày có tới 1.000 trang báo viết về miễn dịch (Hans Wigzel, 1987) đăng tải trên hàng mấy chục tờ báo khoa học khác nhau. Sự bùng nổ phát triển như thế là nhờ sự xâm nhập sinh học phân tử vào trong miễn dịch học, nhờ sự phát triển và ứng dụng rộng rãi các kỹ thuật miễn dịch không chỉ cho bản thân mình mà còn cho cả những môn học khác, kể cả sinh học phân tử, gien học và y học. Vì vậy miễn dịch học không những là môn cơ sở của y học, môn khoa học cơ bản cho sinh học mà còn làm phát triển công nghệ sinh học nữa.
2.1 Miễn dịch học là một môn cơ sở của y học.
Chúng ta đều biết rằng khái niệm về miễn dịch bắt đâøu có trong y học từ thời cổ xưa, do con người nhận thấy khi đã mắc một bịnh (thường là đậu mùa) thì sau suốt đời không mắc lại bịnh ấy nữa. Cơ sở khoa học chỉ bắt đầu có với E.Jenner (1796) rồi với L.Pasteur (1879). Nhưng cho đến tận giữa thế kỷ thứ XX này thì miễn dịch học chủ yếu vẫn chỉ là công việc nghiên cứu về vacxin, các kháng thể, dịch thể cũng như việc sản xuất và sử dụng chúng ra làm sao trong phòng bịnh cũng như trong chẩn đoán và phần nào chữa bịnh. Vì thế mới có những viện chế tạo vacxin và huyết thanh, và trong các bịnh viện thì khoa huyết thanh học để chẩn đoán một số bịnh nhiễm khuẩn.
Đến những năm 60 của thế kỷ XX, sự phát triển miễn dịch học tế bào đã đưa vào môn học này rất nhiều kỹ thuật khác nhau cho phép tìm hiểu sâuvề cơ chế hoạt động của đáp ứng miễn dịch, đã làm cho nó trở thành một môn khoa học cơ bản. Những tiến bộ kỹ thuật ấycũng đã mở rộng khả năng ứng dụngcủa miễn dịch trong Y học, không chỉ còn bó hẹp trong nghiên cứu vacxin và huyết thanh.
Một ngành mới trong miễn dịch Y học xuất hiện: đó là miễn dịch bịnh lý để nghiên cứu những biểu hiện bịnh lý do rối loạn quá trình miễn dịch. Hai mục tiêu của miễn dịch bịnh lý là:
Nhận biết các bịnh có cơ chế do rối loạn hoạt động của hệ thống miễn dịch và tìm hiểu cơ chế bịnh sinh của chúng.
Tìm ra cách điều trị thích hợp với cơ chế bịnh sinh ấy
Các kỹ thuật miễn dịch đã cho thấy trong cơ chế bịnh sinh ở nhiều bịnh có sự tham gia của đáp ứng miễn dịch. Hiện nay đã phát hiện ra nhiều bịnh do rối loạn miễn dịch. Năm 1987 J.F.Bach đã đưa ra một danh sách liệt kê các bệnh do miễn dịch hay có kèm theo hiện tượng miễn dịch. 
	Bịnh đã được xác minh
	Bịnh đã được xác minh
* Tự mẫn:
Thiếu máu dung huyết
Viêm giáp Hashimoto
Bệnh Basedow
Viêm mắt giao cảm
Hội chứng Goodpasture
Luput ban đỏ rải rác
Giảm bạch cầu tự mãn
Một số bịnh giảm tiểu cầu có xuất huyết
Bịnh Addison
Một số vô sinh
Bịnh Pemphigut
Thiếu máu Biermer
Bịnh nhược cơ năng
Đái đường phụ thuộc insulin
*Quá mẫn
Typ I. Sốc phản vệ (bịnh huyết thanh, côn trùng đốt, phản ứng thuốc, vỡ nang trứng, Atopi, một số ban, hen, sốt rơm)
Dị ứng thuốc
Không dung thứ sữa
Một số eczema
Một số chứng đỏ da
Typ II. Bệnh tan huyết trẻ sơ sinh. Ban giảm tiểu cầu do mẫn cảm ngoài. Truyền máu khác loại. Một số phản ứng thuốc (sedormic,a-dopa0
Typ III. Bệnh phổi nhà nông
Bêïnh người nuôi gia cầm
Typ IV. Một số dị ứng thuốc (viêm da do tiếp xúc)
Bệnh đã được nói tới
Một số bịnh xơ phổi
Viêm đại tràng chảy maú
Viêm hồi tràng Cronh
Thiểu năng cận giáp
Viêm màng mạch nhỏ
Bệnh trụi tóc
Vitiligo (bệnh bạch biến)
Xơ gan mật
Viêm da mụn tái phát
Hội chứng Dressler
Luput do thuốc
*Bịnh có phức hợp miễn dịch
-Thể cấp
Bịnh huyết thanh
Viêm cầu thận cấp
Viêm mạch (có ban xuất huyết)
-Thể mãn
Luput ban đỏ rải rác
Viêm cầu thận kinh
Viêm đa khớp dạng thấp
Gryoglobulin huyết
Hội chứng Gougerot – Sjorgen
Viêm mạch hoại tứ
Viêm da – cơ và viêm da cơ
Xơ gan mật tiên phát
*Thải loại
 Thải loại ghép da và cơ quan
 Thải loại khối u 
*Bêïnh lý miễn dịch sau nhiễm khuẩn
Viêm nội tâm mạc bán cấp
Bịnh Chagas
Bịnh phong
Bịnh gan cấp
Viêm gan mãn
Bịnh sán máng gan lách
Viêm thấp khớp cấp
Bịnh đã được nói tới
Bịnh xơ cứng bì rải rác
Hội chứng tăng sinh miễn dịch
 Myelom
 Bịnh Waldestrom
 Hội chứng Sezary
Suy giảm miễn dịch
 -Bẩm sinh
 -Thứ phát
 Hội chứng SIĐA
 Điều trị ức chế miễn dịch
 Bịnh máu ác tính
 Nhiễm khuẩn (Sởi, ho gà ) 
Bảng dài trên cũng chưa phải là đầy đủ, những tiến bộ khoa học bây giờ và tương lai còn có thể kéo dài hơn nhiều. Bảng ấy còm nói lên là hợp lý, cách sắp xếp bịnh lý miễn dịch như là bịnh lý một hệ thống, như chúng ta đã làm. Thật vậy trong bịnh lý trước đâyvà đén nay vẫn còn’ ngườ ta xếp các bịnh theo cơ quan bị bịnh (dù trong bịnh lý nội khoa vẫn phải có các mục bịnh hệ thộng khi chưa rõ ràng ở một cơ quan nào). Nhưng hiện đang có xu hướng thay thế bằng cách xếp loại bịnh theo cơ chế bịnh sinh trong đó có thể đểû gần nhau những bịnh rất khác nhau về mặt lâm sàng nhưng rất gần nhau về mặt sinh bịnh. Trong danh mục kể trên không thiếu gì những thí dụ như vậy, xếp loại các bịnh u theo mô bị bịnh là một thí dụ, và với chúng ta, xếp loại theo cơ chế miễn dịch cũng là một thí dụ mới bổ sung thêm.
Một loạt những bịnh chưa rõ nguyên nhân cũng đang xếp hàng để nhảy vào danh sách trên như bịnh vẩy nến, bịnh xơ cứng cột, bịnh teo cơ, nhất là từ khi người ta thấy rõmối liên quan ngày càng rõ giữa hệ thống thần kinh nội tiết vối hệ thọng miễn dịch. Đã từ lâu người ta biết rõ tác dụng của trục dưới đồi - tuyến yên – thượng thận trên đáp ứng miễn dịch (tác dụng ức chế của steroid). Đén nay người ta còn phát hiện thấy hệ thống glia của thần kinh cũng nằm trong hệ thống tế bào trình diện kháng nguyên và cũng tiết ra các cytokin như anh em của chúng ở hệ liên võng nội mô nơi khác. Trên các tế bào thần kinh còn phát hiện được các receptơ với các cytokin, ngược lại thì các tế bào miễn dịch lại có receptơ với một số chất dẫn truyền thần kinh như acetycholin, norepinephrin, endorphinCũng vì thế cho nên các khái niện về cơ địa, thể tạng ngày càng trở lại vị trí xưa kia đã từng được nói đến. Trong quyển sinh lý bịnh (1978) chúng tôi đã đưa ra một định nghĩa về thể tạng: “là tổng hợp các đặc điểm chức năng và hình thái của cơ thể; các đặc điểm này khá bền vững, hình thành trên cơ sở tính di truyền và qyuết định những phản ứng của cơ thể đối với tác nhân bên ngoài”. Mặc dù khái niệm đó chưa được rõ ràng song nhưng tiến bộ về gien học và sinh học phân tử ngày nay cho thấy miễn dịch đóng vai trò quan trọng nếu không phải là trung tâm của thể tạng (gien Ir ở chuột và gien DR ở người quyết định đáp ứng miễn dịch là mộy bằng chứng khoa học cho khái niệm trên).
Việc tìm hiểu cơ chế miễn dịch trong bịnh sinh không những giúp người thầy thuốc nắm được quá trình phát sinh và phát triển của bịnh mà còn soi sáng công việc điều trị. Khi biết bịnh có hay có thể có cơ chế miễn dịch thì việc điều trị thích hợp là dùng liệu pháp miễn dịch. Do đó cách điều trị này trở nên ngày càng được chú ý. Từ cuối thế kỷ trước người ta đã chế ra vacxin và huyết thanh trị bịnh, đén nay thì ngoài những cải tiến, người ta còn chế thêm ra nhiều thứ khác.
Về phương diện điều trị, đã từ lâu người ta bỏ những huyết thanh dị loại vì chúng gây ra phản ứng chết người mà dùng huyết thanh đồng loại như gamma – globulin của bịnh nhân vừa khỏi bịnh. Nhờ hiểu biết sâu hơn về cơ chế tương tác giữa các tế bào miễn dịch và cũng nhờ những tiến bộ kỹ thuật sinh học phân tử mà người ta đã sản xuất được những chất sinh học như các kháng thể đơn clon, interferon, cytokincó hiệu quả trong điều trị một số bịnh hiểm nghèo như ung thư, viêm gan mãn tiến triển Trước đây, để hạn chế những phản ứng miễn dịch có hại, ngưới ta hay dùng những huốc ức chế miễn dịch có tính chất chung chung như các thuớc thuộc họ steroit (corticoit), hay không phải steroit (chất chóng chuyến hoá hay ankyl hoá). Đến nay nhờ những hiểu biết sâu hơn về những yếu tố tham gia vào đáp ứng miễn dịch , người ta đã tổng hợp được những chất ức chế miễn dịch có tính đặc hiệu hơn. Điển hình là chất cyclosporin A lấy từ một loài nấm đất ở Nauy có tác dụng ức chế đặc hiệu đối với tế bào T4 và đã được dùng rất có kết quả trong ghép thận nói riêng và ghép cơ quan nói chung. Ngoài ra nó còn được dùng bước đàu trong điều trị bịnh tự miễn khá hiệu nghiệm.
Đối với những trạng thái suy giảm miễn dịch người ta đang nghiên cứu sử dụng những chất điều biến miễn dịch như các chất chiết tách từ một số vi khuẩn (BCG, mycobacterium parvum, klebsiella pneumoniae) hay từ một số nấm (discomyceies cittoraspichia fermentaris, lentinan) hay từ một số thảo mộc trong y học cổ truyền (rễ nhàu, hạ khâu thảo, hoàng kỳ). Cao cấp hơn nữa người ta sử dụng interleukin, tnf, interferon kỹ nghệ sinh học để mà sinh tổng hợp những chất do tế bào sản xuất như các nhưng điều chính trong loại bịnh này vẫn là tìm cho ra nguyên nhân gây ra suy giảm miễn dịch mà điều trị, như trong suy giảm do dinh dưỡng thì phải

File đính kèm:

  • docGiao trinh Mien dich hoc - chuong 1.doc