Giáo trình Miễn dịch học - Chương III: Các cơ quan và tế bào tham gia vào quá trình miễn dịch

3.7.2. Bạch cầu ái kiềm (BCAK), dưỡng bào (Mastocyte)

BCAK chỉ chiếm khoảng 0,5% tổng số bạch cầu máu ngoại vi, đường kính 10-12 µm nhân cũng chia múi, bào tương có nhiều hạt, kích thước không đều bắt mầu kiềm. Cũng như dưỡng bào, BCAK có các hạt đặc hiệu chứa các chất có hoạt tính sinh học như: histamin, serotonin, heparin. BCAK và dưỡng bào có thụ thể với Fc của IgE, giáp IgE bám trên bề lặt của tế bào ái kiềm và dưỡng bào. Khi có kháng nguyên tương ứng xâm nhập thì kháng nguyên sẽ kết hợp với IgE làm mất hạt, giải phóng nhiều hoạt chất của chúng. Vì vậy BCAK và dưỡng bào có vai trò quan trọng trong phản vệ và dị ứng. BCAK còn tiết yếu tố hoá hướng động bạch cầu ái toan (CEF: Eosinophil chemotactic Factor).

3. 7.3. Bạch cầu ái toan (BCAT)

BCAT có khoảng 1-5% tổng sổ bạch cẩu máu ngoại vi, đường kính 10 -15 µm, nhân có 2-3 múi, bào tương có các hạt đặc hữu ưa axit. Các hạt đặc hiệu nây chứa các enzym, như histaminase, arylsulfataza, có tác dụng tiêu các hoạt chất do các hạt của BCAK và dưỡng bào tiết ra. Gần đây người ta thấy BCAT cũng có khả năng thực bào và gây độc đối với ấu trùng của một số ký sinh trùng. khi ấu trùng đã gắn với kháng thể đặc hiệu.

3.7.4. Tiểu cầu:

Tiểu cầu có khoảng 200.000 - 300.000/mm3 máu, chúng là những khối bào tương nhỏ, có đường kính 2-5 µm. Chức năng chủ yếu của tiểu cầu là đông máu. Về miễn dịch, tiểu cầu là các tế bào hiệu ứng. Các phức hợp miễn dịch, các Ig vón tụ làm ngưng tập tiểu cầu. Bế mặt tiểu cầu có các thụ thể với: Fc, Cl, C2, C3, C5, C6 của bổ thể. Tiểu cầu cũng được hoạt hoá bởi các yếu tố hoà tan của các tế bào khác tiết ra trong quá. trình đáp ứng miễn dịch.

 

doc11 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Miễn dịch học - Chương III: Các cơ quan và tế bào tham gia vào quá trình miễn dịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c đám hạch tại chỗ giao nhau của mạch bạch huýet như ở cổ, nách, bẹn, 
Hạch lympho có đường kính từ 1-25 mm, chúng to lên rõ rệt khi bị nhiễm khuẩn, bị kháng nguyên kích thích, bị u ác tính. Dịch lympho được dẫn vào hạch bằng đường vào ở bờ cong của hạch, sau đó đến xoang dưới vỏ rồi đi ra khỏi hạch qua đường ra ở rốn hạch để đếnhạch tiếp theo, cuối cùng đổ vào ống ngực. 
Hạch lympho gồm các thuỳ, mỗi thùy cũng được chia thành hai vùng chính: vùng vỏ và vùng tuỷ:. Vùng vỏ lại được chia ra hai vùng nhỏ: vùng vỏ nông và vùng vỏ sâu (hay còn gọi là vùng cận vỏ (hình6). 
A. Toàn thế:
Thấy rõ đường bạch huyết vào và ra, động mạch và tĩnh mạch, các thuỳ. Trong các thuỳ có những nang bạch huyếttiên phát (dày đặc lympho bào) và thứ phát (với trung tâm mầm, sáng). 
B. Một thuỳ
Vẽ to ra, thấy ở nang thứ phát có tế bào nhiều chân (bạch tuộc). Ơû vùng tuỳ có các tế bào lympho T (1), đại thực bào (2), Tế bào lưới (3), và tương bào (4).
Vùng vỏ nông là nơi tập trung các lympho bào B nhỏ tạo nên các đám gọi là nang lympho nguyên phát. Vùng vỏ nông còn được gọi ,là vùng không phụ thuộc tuyến ức. Khi có kháng nguyên xâm nhập kích thích thì các nang lympho nguyên phát sẽ phát triển rộng ra, xuất hiện các trung tâm mầm và trở thành nang lympho thứ phát. Trung tâm mầm chứa các lympho bào non có kích thước lớn.
Vùng cận vỏ, tập trung nhiều lympho bào T, có một ít đại thực bào và lympho bào B. Do vậy vùng cận vỏ được gọi là vùng phụ thuộc tuyến ức. 
Vùng tuỷ là trung tâm của hạch, các tế bào thường đứng thành hàng gọi là dây nang. Vùng tuỷ có các lympho T, tương bào, đại thực bào nằm xen kẽ với các mạch bạch huyết tạo nên các hang bạch huyết, từ đầy các tế bào rời hạch đi ra ngoài. 
Hạch lympho được coi như một cái lọc đối với các phân tử ''lạ'' ngoại lai và các mảnh vụn tổ chức, đồng thời đóng vai trò là một trung tâm của sự tuần hoàn của các lympho bào, nơi tế bào tiếp xúc với kháng nguyên. 
Khi kháng nguyên xâm nhập, đại thực bào bắt, xử lý, và truyền thông tin cho các lympho bào ở vùng cận vỏ và ở các nang lympho. Đại thực bào ở đây là loại có nhiều giả túc kiểu con nhện. Sau khi kháng nguyên xâm nhập xuất hiện nhiều tâm điểm mầm ở vùng vỏ nông, các tế bào ở vỏ nông và cận vỏ được hoạt hoá, tăng sinh và xuất hiện nhiều tế bào tạo kháng thể. Lúc này vùng tuỷ cũng tập trung nhiều tế bào tạo kháng thể. Sau ngày thứ 4, thứ 5 các tế bào được hoạt hoá này rời hạch di chuyển đến nơi khác làm cho đáp ứng miễn dịch lan rộng. 
2.2. Lách:
Lách là một cơ quan lympho lớn, nặng khoảng 75 ~ 150 g. Láchđược bao bọc bởi một vỏ liên kết, đồng thời được bao phủ mặt ngoài bởi lớp trung biểu mô của màng bụng. Vách liên kết từ vỏ tiến vào chia nhu mô lách thành các bè. Động mạch, tĩnh mạch lách từ cuống lách phân nhánh thành các tiểu động mạch, tiểu tĩnh mạch, mao mạch đi vào nhu mô lách. Nhu mô lách được chia làm 2 phần: tuỷ đỏ chiếm tới 4/5 khối lượng lách và tuỷ trắng là những điểm rải rác xen vào khối tuỷ đỏ (hình 7). 
Tuỷ trắng được cấu tạo chủ yếu bởi các mô lympho với nhiều tiểu động mạch xen kẽ. Điểm đặc biệt ở đây là: Dọc theo mặt ngoài của tiểu động mạch có rất nhiều lympho bào, tạo nên bao lympho. Có những chỗ bao lympho phình ra tạo nên các nang lympho. Tuỷ trắng có hai vùng: một vùng có các nang lympho chứa các tâm điểm mầm của dòng lympho bào B gọi là vùng không phụ thuộc tuyến ức, một vùng chứa các lympho bào T gọi là vùng phụ thuộc tuyển ức.
Tuỷ đỏ chiến khoảng 79% khối lượng lách đóng vai trò một cái lọc đối với các hồng cầu bị huỷ hoại do tổn thương hoặc do già, các mảnh tế bào chết. Tuỷ đỏ có nhiều xoang tĩnh mạch chứa hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và lympho bào.
A.Một thuỳ lách.
B. Các điểm tuỷ trắng nằm giữa tuỷ đỏ.
C. Sơ đồ phóng đại một đám tuỷ trắng.
1 . Tuỷ trắng '
2. Tuỷ đỏ
3. Tiểu động mạch giữa tuỷ trắng.
4. Tiểu động mạch tận cùng. (chảy vào xoang)
5. Aùo lympho T quanh động mạch
6. Xoang rìa .
7. Vùng rìa (tế bào B) '
8. Nang lympho nguyên thuỷ (tiên phát) (tế bào B): có thể trở thành thứ phát.
Ngoài nhiệm vụ lọc và dự trữ máu cho cơ thể, thì lách là nơi tập trung kháng nguyên, nhất là các kháng nguyên vào cơ thể bằng đường máu. Sau khi xâm nhập và bị đại thực bào xử lý, kháng nguyên được cố định tại các xoang của tuỷ đỏ, sau đó vào tuỷ trắng (nơi có nhiều nang lympho) kích thích các lympho bào phân chia, biệt hoá, thành tương bào. Khác với hạch lympho, các lympho bào đi vào và ra khỏi lách chủ yếu bằng đường mạch máu.
2.3 Mô lympho không có vỏ bọc.
Các mô lympho không cô vỏ liên kết bao bọc được gọi là mô lympho không có vỏ bọc Chúng nằm rải rác ỡ niêm mạc đường tiêu hoá, hô hấp, tiết niệu,  điển hình là các mô lympho ở ruột, mô lympho ở phế quản.
2.3.1. Các.mô lympho ở ruột (Gut associated lymphoid tissues: GALT)
GALT bao gồm mảng Peyer và các nang lympho nằm rãi rác, riêng rẽ hoặc thành chuỗi ở niêm mạc ruột, đặc biệt ớ niêm mạc kết tràng, dưới lamina propria. Mảng Peyer là nơi kết tụ các tế bào dạng lympho tạo nên các nang, trung tâm nang là các lympho bào B, bao quanh nang là các lympho bào T và đại thực bào. Các lympho bào B ở đây sau khi được hoạt hoá chuyển thành tương bào sản xuất IgA, IgG và có cả IgM. Các lympho bào T gồm chủ yếu là các tế bào T gây độc tế bào vâ điều hoà miễn dịch. Hệ thống lympho của ruột trực tiếp tiếp xúc với kháng nguyễn vào cơ thể bằng đường tiêu hoá, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể với cơ chế phòng vệ tại chỗ.
2.3.2. Các mô lympho ởø phế quản (Bronchus associated lymphoid tissues : BALT)
BALT có cấu trúc và chức năng giống mảng Peyer và các mô lympho của GALT. Các mô lympho ỡ đây nằm dọc theo khí quản, phế quản, tiểu phế quản của các tiểu thuỳ phổi. Trong một số trường hợp đặc biệt các nang lympho của BALT nhô vào lòng ống phế quản lớn và khí quản. Cấu tạo của BALT giúp chúng tiếp xúc sớm với các kháng nguyên mới vào (từ lòng phế quản cũng như từ tuần hoàn).
2.3.3. Hạch hạnh nhân:
Hạch hạnh nhãn là các mô lympho có kích thước khác nhau ở họng. Các hạch hạnh nhân hợp thành vòng Waldeyer: hạch nhân lưỡi, khẩu cái, hầu. Các hạch hạnh nhân bao gồm chủ yếu các đám lympho bào, có nang nguyên phát và nang thứ phát. Lympho bào B chiếm khoảng 40 - 50% tổng số lympho bào của hạch. Các trung tâm mầm của các nang lympho là vùng lympho bào B phụ thuộc kháng nguyên (antigen dependent B cell areas), ở đó cố các quần thể tế bào nhớ miễn dịch rải rộng và biệt hoá thành các tương bào.
III. CÁC YẾ BÀO THAM GIA ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH
3.l. Lympho bào
Lympho bào chiếm khoảng 20 - 30% tổng số bạch cầu máu ngoại vi. Đa số các lympho bào là loại nhỏ, đường kính 8-12 um, nhân to, đậm, đặc, chiếm gần hết tế bào; bào tương có các hạt bắt mầu azur. Dướikính hiển vi đối pha có thể thấy lympho bào chuyển động chậm chạp kiểu amip. Có một số lympho bào có hạt to (LGL: large granular lymphocyte) có nhân lồi lõm, giàu chất nhiễm sắc, bào tương phong phú. Loại LGL này không có Ig bề mặt, không có khả năng kết dính và thực bào nhưng có thể hình thành hoa hồng với hồng cầu cừu, có khả năng tiêu huỷ các tế bào khác nhờ các enzym chứa trong các hạt.
Dựa vào sự khác nhau trong quá trình biệt hoá, khác nhau về hình thái, chức năng, đặc biệt sự' khác nhau các dấu ấn bề mặt mà các lympho bào được chia thành các quần thể và dưới quần thể. Nhờ sự phát triển của các kháng thể đơn dòng nên việc định danh xếp loại các quần thể lympho bào ngày càng được bổ sung. Cho đến nay hai quần thể chính của lympho bào được thừa nhận. Đó là quần thể lympho bào T vâ lympho bào B.
3.2 Lympho bào T
Các tế bào tiền thân dạng lympho từ tổ chức tạo máu đi đến tuyến ức (thymus), phân chia, biệt hoá thành các lympho bào chịu trách nhiệm đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào được gọi là lympho bào T. Thụ thể trên lympho bào T của người được phát hiện đầu tiên là thụ thể dành cho hồng cầu cừu. Các lympho bào T hình thành hoa hồng tự nhiên với hồng cầu cừu (E.Rosette). Lympho bào T chiếm khoáng 70% tống số lympho bào máu ngoại vi, và chiếm đa số các lympho bào ỡ các mô lympho.
Máu	: 	65 - 75% lympho T trong tổng số lympho bào
Tuyến ức	:	95% lympho T trong tổng số lympho bào
Hạch lympho	:	70 - 80% lympho T trong tổng số lympho bào
Lách	:	20 - 30% lympho T trong tổng số lympho bào
Nhờ có các kháng thể đơn dòng đối với các dấu án bề mặt (kháng nguyên bế mặt) của các lymphó bào T mà người ta đã xác định được một sổ các tiểu quần thể của lympho bào T.
Tiểu quần thể lympho bào T có chức năng ức chế và' gây độc tế bào (Ts, Tc): có kháng nguyên CD8 trên bề mặt. 
Tiểu quần thể lympho bào T có chức nàng hỗ trợ lympho bào B trong đáp ứng miễn dịch (Th), có kháng nguyên CD4 trên bế mặt. 
Chức năng chính của lympho bào T đã được biết: gâ

File đính kèm:

  • docGiao trinh Mien dich hoc - chuong 3.doc