Phương hường nhiệm vụ hoạt động công đoàn năm học 2014 – 2015
I. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đội ngũ cán bộ, nhà giáo và người lao động về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết, chủ trương công tác Công đoàn : Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban chấp hành TW Đảng khoá X về xây dựng giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước; Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2014-2015 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Tiếp tục phối hợp với chuyên môn chỉ đạo triển khai hiệu quả việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cụ thể hoá nội dung cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” nhằm góp phần xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
2. Tiếp tục chỉ đạo triển khai Chương trình hành động của ngành thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI về Giáo dục - Đào tạo; cụ thể hoá chương trình hành động trong đội ngũ cán bộ, nhà giáo và người lao động về vai trò của tổ chức Công đoàn Giáo dục trong việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam.
Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội XIV Công đoàn Giáo dục Việt Nam; Nghị quyết Đại hội IX Công đoàn tỉnh Gia Lai. Xây dựng Kế hoạch triển khai chương trinh công tác, phối hợp với chuyên môn triển khai nhiệm vụ năm học 2014-2015.
3. Chủ động phối hợp với chuyên môn đồng cấp tham mưu, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của CB,NG và LĐ trong các cơ sở giáo dục, nhất là các chế độ chính sách mới; Chủ động nắm bắt các bất cập, khó khăn trong việc triển khai, áp dụng các chính sách; có nhiều giải pháp chăm lo đời sống và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên, xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định.
4. Các cấp Công đoàn phối hợp với chuyên môn trong một số hoạt động liên quan trực tiếp đến cán bộ, nhà giáo và người lao động như đánh giá, xếp loại giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục theo các Chuẩn quy định; nghiên cứu khoa học; quy hoạch, bổ nhiệm, sắp xếp đội ngũ, khen thưởng, kỷ luật.
và lợi ích của CB,NG và LĐ trong các cơ sở giáo dục, nhất là các chế độ chính sách mới; Chủ động nắm bắt các bất cập, khó khăn trong việc triển khai, áp dụng các chính sách; có nhiều giải pháp chăm lo đời sống và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên, xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định. 4. Các cấp Công đoàn phối hợp với chuyên môn trong một số hoạt động liên quan trực tiếp đến cán bộ, nhà giáo và người lao động như đánh giá, xếp loại giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục theo các Chuẩn quy định; nghiên cứu khoa học; quy hoạch, bổ nhiệm, sắp xếp đội ngũ, khen thưởng, kỷ luật. 5. Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, hướng mọi hoạt động Công đoàn về cơ sở; chú trọng bồi dưỡng cán bộ Công đoàn; đẩy mạnh phát triển đoàn viên và xây dựng tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn. Tăng cường các mối quan hệ phối hợp trong chỉ đạo hoạt động Công đoàn. Tổ chức thành công đại hội công đại hai cấp (CĐCS và CĐGD huyện). 6. Tiếp tục phối hợp với chuyên môn triển khai xây dựng đời sống văn hoá nhà giáo, đẩy mạnh công tác đền ơn đáp nghĩa, hoạt động nhân đạo từ thiện, đa dạng hoá kinh phí Công đoàn. Phối hợp chỉ đạo các nhà trường tổ chức tốt Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường theo Quyết định 04 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 7. Tiếp tục triển khai các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động trong ngành, từng bước nâng cao tính hiệu quả và chiều sâu của các phong trào thi đua. Cụ thể hoá phong trào thi đua “Hai tốt”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và nội dung “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” phù hợp với thực tiễn, trở thành nhiệm vụ và hoạt động thường xuyên của cá nhân, mỗi đơn vị; tăng cường kiểm tra, đánh giá, phát hiện, biểu dương khen thưởng, nhân rộng điển hình tiên tiến, rút kinh nghiệm để tổ chức chỉ đạo và thực hiện. 8. Đẩy mạnh công tác Nữ công; phối hợp với Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ của ngành tiếp tục triển khai Kế hoạch Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc trường- Đảm việc nhà” gắn với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”. Quan tâm chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ. 9. Tăng cường công tác kiểm tra toàn diện và kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Công đoàn, thực hiện các quy định, quy chế quản lý sử dụng tài chính, tài sản và các hoạt động kinh tế Công đoàn. II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ 1. Chăm lo đời sống, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đội ngũ cán bộ, nhà giáo và người lao động trong ngành, tham gia quản lý, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định Các cấp công đoàn thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật; thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, nhà giáo và người lao động; phát hiện, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh những bất cập trong chế độ chính sách đối với nhà giáo và người lao động, tập trung vào chính sách tiền lương và phụ cấp. Các cấp công đoàn tích cực tổ chức xây dựng đời sống văn hóa trong đội ngũ nhà giáo; nhất là đời sống văn hóa nhà giáo vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn; Đẩy mạnh và thực hiện tốt các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa; các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện, tương thân, tương ái trong đội ngũ cán bộ, nhà giáo, người lao động và trong xã hội. Các cấp công đoàn phối hợp chặt chẽ với chuyên môn đồng cấp tham gia sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy và quản lý ở mỗi đơn vị trường học theo đường lối đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo của Đảng, Nhà nước. Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tham gia tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức thiết thực và hiệu quả; giám sát thực hiện việc ký kết hợp đồng lao động. Tích cực tham gia thực hiện các nội dung về an toàn lao động và các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội trong trường học. Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ tư vấn pháp luật cho cán bộ, nhà giáo, người lao động trong ngành. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả tư vấn pháp luật cho nhà giáo và người lao động. Nắm vững hoàn cảnh của người lao động có biện pháp giúp đỡ kịp thời hữu hiệu với những trường hợp khó khăn đồng thời đề xuất với nhà trường phân công nhiêm vụ phù hợp với hoàn cảnh từng người nhằm tạo điều kiện cho người lao động yên âm công tác phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ; Tổ chức thăm hỏi động viên kịp thời những trường hợp ốm đau, hoạn nạn … Xây dựng kế hoạch chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với người lao động trong từng CĐCS. Công đoàn ngành tiếp tục tổ chức thăm hỏi chi trợ cấp cho một số trường hợp khó khăn gay gắt từ quỹ tình thương của Công đoàn. 2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đội ngũ nhà giáo và người lao động về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết, chủ trương công tác công đoàn, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, góp phần thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam Phối hợp cùng chuyên môn đồng cấp tiếp tục triển khai một cách thiết thực, hiệu quả việc học tập và làm theo gương Bác. Các cấp công đoàn thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Công đoàn cấp trên và các chủ trương, kế hoạch, quy định của ngành; nâng cao bản lĩnh chính trị, tư tưởng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Nội dung tuyên truyền tập trung vào Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam, Hiến pháp năm 2013, Bộ Luật Lao động năm 2012, Luật Viên chức, Luật Công đoàn năm 2012, Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết Đại hội XIV Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Nghị quyết Đại hội IX Công đoàn ngành Giáo dục Gia Lai , chỉ thị nhiệm vụ năm học 2014 – 2015 và các văn bản pháp quy mới của ngành giáo dục. Các cấp công đoàn chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền với nhiều hình thức, biện pháp tuyên truyền, giáo dục đa dạng, phong phú, phù hợp với thực tiễn địa phương, đơn vị và phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đội ngũ cán bộ, nhà giáo và người lao động. Tổ chức hoạt động tuyên truyền, giáo dục chính trị, đạo đức gắn liền với đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và phong trào xây dựng gia đình nhà giáo văn hóa; giữ vững kỷ cương hoạt động dạy và học, tích cực thực hiện công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí và đấu tranh có hiệu quả với các biểu hiện tiêu cực trong ngành. Các cấp công đoàn phối hợp với chuyên môn cùng cấp xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Các cấp công đoàn tích cực phối hợp với chuyên môn cùng cấp hỗ trợ, động viên đồng thời đề xuất giải pháp hỗ trợ các điều kiện về tinh thần và vật chất để mỗi CBQL giáo viên thường xuyên được tham gia học tập, bồi dưỡng nhằm đạt mức độ cao theo quy định của Chuẩn. Các cấp Công đoàn phối hợp cùng với chuyên môn cùng cấp nâng cao hiệu quả nội dung “Xây đựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Mỗi đoàn viên công đoàn trong các trường phổ thông tăng cường năng lực cần thiết để sẵn sàng tiếp cận và vận hành hiệu quả chủ trương đổi mới căn bản toàn diện, mạnh mẽ nền giáo dục Việt Nam theo tinh thần đại hội XI của Đảng. 3. Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động mang tính xã hội rộng lớn trong đội ngũ cán bộ, nhà giáo và người lao động, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo của đất nước Các cấp Công đoàn tập trung cụ thể hóa nội dung thực hiện phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” cho phù hợp với thực tiễn, trở thành nhiệm vụ và hoạt động thường xuyên của mỗi tập thể trường học, mỗi nhà giáo và người lao động trong ngành. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm” Các cấp Công đoàn tổ chức thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua và các cuộc vận động do Đảng, Nhà nước, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, ngành Giáo dục và địa phương phát động; tích cực tham gia các hoạt động xã hội nhân đạo, từ thiện. Các cấp Công đoàn có giải pháp động viên giáo viên tích cực đăng ký dự thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện, giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường, cấp huyện, đẩy mạnh phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục. Phối hợp với chuyên môn cùng cấp thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua và các cuộc vận động, phát hiện, biểu dương, nhân rộng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, rút ra bài học kinh nghiệm để tổ chức chỉ đạo, thực hiện phong trào thi đua, các cuộc vận động ngày càng tốt hơn. 4. Đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động công đoàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và hiệu quả hoạt động của công đoàn giáo dục các cấp, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, tích cực tham gia xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh Công đoàn cơ sở trường học, Phòng Giáo dục quan tâm xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh, thực hiện tốt chương trình phát triển đoàn viên, góp phần thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên trong toàn ngành. Phát huy mạnh mẽ vai trò của Công đoàn cơ sở theo phương châm lấy cơ sở làm địa bàn chính; Công đoàn giáo dục huyện chú trọng chỉ đạo việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh. Công đoàn cơ sở chủ động, nhạy bén, kịp thời tổ chức những hoạt động hiệu quả, thiết thực, lấy việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp cho nhà giáo và người lao động làm trung tâm. Công đoàn cơ sở có giải pháp bồi dưỡng những đoàn viên ưu tú giới thiệu cho tổ chức đảng xem xét kết nạp; đồng thời giới thiệu những cán bộ công đoàn có phẩm chất v
File đính kèm:
- KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2014 - 2015.doc