Lịch báo giảng tuần 22 lớp 4 năm học 2013 - 2014

I - MỤC TIÊU - YÊU CẦU

- Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người.

- Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người.

- Biết cư xử lịch sự với mọi người xung quanh.

- Tự trọng , tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh.

II - ĐỒ DÙNG HỌC TẬP

 GV : - SGK

 - Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi sắm vai.

 HS : - SGK

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc27 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1651 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Lịch báo giảng tuần 22 lớp 4 năm học 2013 - 2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kể chuyện:
- GV kể chuyện
- Giọng kể thong thả, chậm rãi: nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm, gợi tả miêu tả hình dáng của thiên nga, tâm trạng của nó(xấu xí, nhỏ xíu, quá nhỏ, yếu ớt, buồn lắm, chành choẹ, bắt nạt, hắt hủi, vô cùng xấu xí, dài ngoẵng, gầy guộc, vụng về, vô cùng sung sướng, cứng cáp, lớn khôn, vô cùng mừng rỡ, bịn rịn, đẹp nhất, rất xấu hổ và ân hận)
- Kể lần 1: Sau khi kể lần 1, GV giải nghĩa một số từ khó chú thích sau truyện.
- Kể lần 2:Vừa kể vừa chì vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng.
- Kể lần 3 (nếu cần)
c. Hướng dẫn hs kể truyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Yêu cầu hs đọc yêu cầu bài tập 1.
- Treo 4 tranh minh hoạ sai thứ tự yêu cầu hs xếp lại đúng thứ tự.
- Yêu cầu hs đọc yêu cầu bài tập 2, 3, 4.
- Cho hs kể theo cặp.
- Cho hs thi kể trước lớp theo 2 cách:
+ Kể nhóm nối tiếp.
+ Kể cá nhân cả câu chuyện.
* Tích hợp BVMT: Liên hệ giáo dục (Cần yêu quý các loài vật quanh ta, không vội đánh giá một con vật chỉ dựa vào hình thức bên ngoài).
- Gv nhận xét tiết học, khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.
- Liên hệ giáo dục hs.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS kể hay.
- Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau.
- HS hát.
- HS kể lại chuyện đã học ở tiết trước
- HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- Hs nghe kết hợp nhìn tranh minh hoạ, đọc phần lời dưới mỗi tranh trong SGK.
- Đọc yêu cầu bài tập 1.
- Xếp lại các tranh cho đúng thứ tự. Nhận xét các bạn khác xếp.
- Đọc các yêu cầu bài tập.
- Kể trong nhóm.
- Thi kể trước lớp.
- Lắng nghe và đặt câu hỏi cho bạn trả lời.
- Nhận xét và bình chọn bạn kể tốt.
- HS lắng nghe.
—{–—{–
Thứ tư 12/02/2014
TẬP ĐỌC
bài : CHỢ TẾT
I MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Đọc diễn cảm một đoạn trong bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu ND: Cảnh chợ Tết miền trung du có nhiều nét đẹp và thiên nhiên gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê.(trả lời được các câu hỏi ; thuộc được một vài câu thơ yêu thích). 
- Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương đất nước thông qua vẻ đẹp về tập tục truyền thống của dân tộc. 
II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Các tranh , ảnh chợ Tết.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Tiến trình tiết học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:(1’) 
2.KTBC: (3’)
3. Bài mới : 
vHoạt động 1: Giới thiệu (1’)
vHoạt động 2: Luyện đọc và tìm hiểu bài (15’)
vHoạt động 3: 
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm (15’) 
4. Củng cố: (3’) 
5. Dặn dò: (2’) 
Sầu riêng
- Kiểm tra 2,3 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét.
 a. Giới thiệu bài: Trong các phiên chợ thì đông vui nhất là chợ Tết. Hôm nay, các em sẽ được thưởng thức một bức tranh bằng thơ miêu tả phiên chợ Tết ở vùng trung du qua bài thơ chợ Tết nổi tiếng của nhà thơ Đoàn Văn Cừ.
 b. Hướng dẫn HS luyện đọc
- Chia bài làm 4 đoạn (cứ xem 4 dòng thơ là 1 đoạn)
- HS đọc nối tiếp đọc 4 đoạn.
- Gọi 1,2 hs giỏi đọc lại cả bài.
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. 
- Cho hs đọc từ chú giải.
- Gv đọc diễn cảm cả bài. 
c. Hướng dẫn hs tìm hiểu bài:
- Người các ấp đi chợ tết trong khung cảnh đẹp như thế nào ? 
- Mỗi người đến với phiên chợ Tết với dáng vẻ riêng ra sao? 
- Có điểm gì chung giữa họ ?
- Bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc về chợ Tết. Những từ ngữ đã tạo nên bức 
tranh giàu màu sắc ấy.
- Gọi HS nêu nội dung chính của bài.
d. Đọc diễn cảm 
- GV đọc diễn cảm toàn bài , giọng chậm rãi nhẹ nhàng, phù hợp với việc diễn tả bức tranh giàu màu sắc, vui vẻ, hạnh phúc của một chợ Tết miền Trung du . Chú ý ngắt giọng, nhấn giọng.
- HS trả lời câu hỏi SGK
GV: Chốt lại và tích hợp: 
- Bài thơ là một bức tranh chợ Tết miền Trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động. Qua bức tranh một phiên chợ Tết, ta thấy cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc của người dân quê. Từ đó ta cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên giàu sức sống qua các câu thơ trong bài.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
- Chuẩn bị : Hoa học trò. 
HS hát.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS khá giỏi đọc toàn bài .
- 4 HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn. 
- 1,2 HS đọc cả bài . 
- HS lắng nghe và đọc từ khó.
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới. 
- Hs lắng nghe và đọc thầm SGK.
- HS đọc thầm- trả lời câu hỏi . 
+ Mặt trời lên làm đỏ dần ... Núi đồi như cũng làm duyên. Những tia nắng nghịch ngợm nhảy hoài trong ruộng lúa,..
- Khung cảnh chợ Tết miền Trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động.
Dáng vẻ riêng : 
- Người các ấp – kéo hàng trên cỏ biếc 
- Những thằng cu – mặc áo màu đỏ – chạy lon xon. 
- Các cụ già – chống gậy – bước lom khom. 
- Cô gái – mặc yếm màu đỏ thắm – che môi cười lặng lẽ. 
Điểm chung giữa họ : ai ai cũng vui vẻ. 
- Bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc: trắng , đỏ, hồng lam, xanh, biếc, thắm, vàng , tía, son. Ngay cả một màu đỏ cũng có nhiều cung bậc : hồng , đỏ, tía, thắm, son. 
- HS nêu nội dung chính.
- HS lắng nghe theo dõi cách đọc.
- HS luyện đọc diễn cảm. 
- Đại diện nhóm thi đọc thuộc lòng bài thơ.
- Hs trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
««««««««««««
TOÁN 
bài: LUYỆN TẬP 
I - MỤC TIÊU :
- So sánh được hai phân số có cùng mẫu số.
- So sánh được một phân số với 1.
- Biết viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- HS làm bài tập: Bài 1(a) ; 2 (a) ; bài 3 ; HS khá, giỏi làm luôn các bài tập còn lại.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- SGK, vở toán, bảng con.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Tiến trình tiết học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:(1’)
2. KTBC: (3’)
3. Bài mới : 
vHoạt động 1: Giới thiệu (1’)
vHoạt động 2: Luyện tập thực hành (30’)
 4. Củng cố: (3’) 
5. Dặn dò: (2’) 
- HS sửa bài tập ở nhà. 
- Nhận xét phần sửa bài.
a. Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu của bài học 
b. Thực hành: 
Bài 1: So sánh hai phân số
- GV yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa bài. 
- HS làm bảng con
- GV nhận xét.
Bài 2: So sánh các phân số đã cho với 1. 
- GV nhận xét.
Bài 3: Viết các phân số theo thứ tự từ lớn đến bé. 
- Khi làm bài GV cần lưu ý HS cách trình bày
a) Vì 1 < 3 và 3 < 4 nên ta có thể làm bài này như sau: ; ; 
- HS làm tương tự các bài b, c và d. 
- Muốn so sánh hai phân số cùng mẫu số ta làm như thế nào?
Nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt.
Chuẩn bị: So sánh hai phân số khác mẫu số.
- HS tự kiểm tra dụng cụ học tập
- HS lên bảng chữa bài tập ở nhà.
- HS nhận xét.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bảng con
- HS nhận xét chữa sai.
- HS làm vào vở và chữa bài
- HS trình bày, HS nhận xét.
HS làm vào vở và chữa bài. 
- 4 HS lên bảng làm bài.
- Hs trả lời.
- HS lắng nghe.
««««««««««««
Môn: Địa lí
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ 
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
+ Trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái.
+Nêu trồng và chế biến thuỷ sản.
+ Chế biến lương thực.
- Hs khá, giỏi: Biết những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thuỷ sản lớn nhất cả nước: Đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động.
II CHUẨN BỊ:
- Bản đồ nông nghiệp, ngư nghiệp Việt Nam.
- Tranh ảnh về sản xuất ở đồng bằng Nam Bộ.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Tiến trình tiết học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:(1’)
2. KTBC: (3’)
3. Bài mới : 
vHoạt động 1: Giới thiệu (1’)
vHoạt động 2: Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước (15’)
vHoạt động 3: Nơi nuôi và đánh bắt nhiều thuỷ sản nhất cả nước(15’)
4. Củng cố: (3’) 
5. Dặn dò: (2’) 
Người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
- Kể tên các dân tộc chủ yếu & các lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ?
- Nhà ở, làng xóm, phương tiện đi lại của người dân Nam Bộ có đặc điểm gì ? Vì sao?
- Nhà ở & đời sống của người dân ở đồng bằng Nam Bộ đang có sự thay đổi như thế nào?
GV nhận xét
a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học.
b. Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước.
- Gv yêu cầu hs dựa vào kênh chữ ở SGK và vốn hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
- Người dân ở đồng bằng Nam Bộ trồng loại cây nào nhiều nhất?
- Bên cạnh việc trồng cây lúa, người dân ở Nam Bộ còn trồng những loại cây nào khác mà em biết?
- Gọi hs nhận xét, gv nhận xét.
- Gv yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi.
- Đồng bằng Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước?
- Lúa gạo, trái cây ở đồng bằng Nam Bộ được tiêu thụ ở những đâu?
GV nói thêm: Đồng bằng Nam Bộ là nơi xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước. Nhờ đồng bằng này, nước ta trở thành một trong những nước sản xuất khẩu nhiều gạo nhất, nhì trên thế giới.
c. Nơi nuôi và đánh bắt nhiều thuỷ sản nhất cả nước.
- Gv giải thích từ “thuỷ sản” và “hải sản”
- Gv yêu cầu hs quan sát hình SGK và đọc thầm để trả lời câu hỏi.
- Điều kiện nào làm cho đồng bằng Nam bộ đánh bắt được nhiều thuỷ sản? 
- Kể tên một số thuỷ sản được nuôi nhiều ở đây?
- Thuỷ sản ở đồng bằng được tiêu thụ ở những đâu ?
- GV nhận xét bổ sung.
- Đồng bằng Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành vựa lúa, trái cây lớn nhất cả nước ?
- Liên hệ giáo dục hs.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt.
- Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
- HS hát.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét.
- HS thảo luận. dựa vào SGK và tranh ảnh và vốn hiểu biết của bản thân, trả lời các câu hỏi của mục 1.
- Hs: Người dân ở đồng bằng Nam Bộ trồng cây lúa nhiều nhất.
- Hs trao đổi kết quả trước lớp.
- Hs: Ngoài trồng cây lúa người dân ở đây còn trồng nhiều loại cây an quả như cam, quýt, chơm chơm, nhản, vú sữa …
- Hs: thảo luận theo nhóm đôi.
+ Đất đai màu mỡ, diện tích đồng bằng lớn nhất cả nước.
+ Khí hậu nóng ẩm, thiên nhiên ưu đãi
+ Người dân cần cù lao động.
- Lúa gạo, trái cây ở đồng bằng Nam Bộ được tiêu thụ khắp cả nước và suất khẩu ra nước ngoài.
* Làm việc theo nhóm.
- Hs lắng nghe.
Hs trao đổi kết quả trước lớp.
- Nhờ vùng biển nước ta có nhiều tôm, cá và có hệ thống sông ngòi chằng chịt. Nhờ vậy mà Nam Bộ phát triển nghề nuôi 

File đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 22 DUNG 2013.doc
Giáo án liên quan